Đế quốc La Mã cổ đại hình thành dựa trên cơ sở thành lập thành phố Rome, có thể nói Rome chính là cái nôi khai sinh ra La Mã cổ đại. Mang trong mình nét chính trị mới lạ, cùng di sản đồ sộ trong nghệ thuật và các lĩnh vực khác, La Mã ghi tên mình vào một trong những đế chế lừng lẫy nhất Địa Trung Hải cũng như Châu Âu. “Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome” phần nào thể hệ vị thế trung tâm về kinh tế, chính trị, nghệ thuật của một thành phố nằm trong lòng đế quốc.

Sự hình thành Rome – Cái nôi của La Mã cổ đại

Theo truyền thống tìm thấy năm 753 trước Công Nguyên (TCN), Rome bắt nguồn như là một cụm lều hoang sơ với niên đại ít nhất là Thế kỷ 12 (TCN). Từ một nơi tầm thường, và kém triển vọng, nó bắt đầu phát triển thành một thành phố độc lập. Từ năm 507 TCN trở đi Rome được tổ chức thành một chính quyền dạng mới theo thể chế Cộng hòa. Sự chia sẻ quyền lực độc đáo giữa các quý tộc, tầng lớp cai trị, người nghèo và dân thường tiếp tục cho đến cuối Thế kỷ 1 (TCN).

Trong ba thế kỷ cuối cùng của thời kỳ trước Công Nguyên, Rome đã từng bước trở thành một thủ đô rộng lớn. Sự căng thẳng trong cai trị và mở rộng lãnh thổ của các đế chế cùng với sự giàu có của cư dân trong thành phố làm sụp đổ thể chế Cộng hòa, Rome đẫm máu trong các cuộc chiến tranh kéo dài và suy thoái về chính trị. Tột độ của chế độ độc tài Julius Caesar là cuộc ám sát nhắm vào ông vào năm 44 TCN.

Sau cái chết của Caesar, nhiệm vụ tái thiết Rome và phục hồi các điều kiện hòa bình đè nặng lên cháu trai, cũng là người thừa kế của ông, Octavian khi đó chỉ mới 18 tuổi. Bằng chiến tranh và loại bỏ các thế lực đối lập, Octavian cũng cố quyền lực cho mình và khôi phục thể chế Cộng hòa, nhưng thực tế ông đã là người gần như nắm quyền chuyên chế Đế quốc La Mã thay vì Cộng hòa La Mã. Ông cai trị Đế quốc La Mã cho đến khi mất ở tuổi 76.

Rome dưới thời cai trị của Octavian trở thành thành phố giàu có nhất, lớn nhất, đông dân nhất thế giới Địa Trung Hải, ông cũng áp đặt một hệ thống cai trị mới hiệu quả hơn, khuyến khích các nhà văn sáng tác chứng minh, ca ngợi số mệnh đế quốc của Rome.

Bắt đầu thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên (SCN), Rome đứng vị trí đầu não của Đế quốc La Mã và làm lu mờ các hàng xóm xung quanh mình, với việc loại trừ hợp lý đế quốc Parthia, người La Mã ca tụng chính mình là “Chủ của Thế giới”. Sự thành công của việc thành lập đất nước bời Octavian có thể ước lượng bằng thời gian cai trị của thực của La Mã. Thời điểm suy thoái của đế chế chứng kiến đế quốc bị phân thành Đông và Tây La Mã. Tây La Mã cai trị bởi Romulus Augustus sụp đổ khi ông bị phế truất vào 476 (SCN), Đông La Mã kết thúc số mệnh của mình khi Constantinople thất bại vào tay Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ 1453 (SCN).

Octavian là người có tầm lịch sử quan trọng khi đặt nền móng cho La Mã cổ đại và ảnh hưởng sâu sắc đến định hướng nghệ thuật ca ngợi con người quyền lực. Nhiều chân dung của Octavian cũng như những vị Hoàng đế La Mã khác đã được chạm khắc trên nhiều tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ thuật điêu khắc La Mã

Năm 30 trước Công Nguyên, Octavianus trở thành người đứng đầu đế quốc, ông tiếp nhận Rome sau 3 thế kỷ chìm trong chiến tranh và hỗn loạn. Trong suốt 44 năm tiếp theo, ông đề ra thể chế và ý thức hệ kết hợp giữa truyền thống của người dân Công hòa La Mã với niềm tin vào nhà vua. Một hình thức cai trị phát triển mới. Năm 27 trước công nguyên, sau khi khôi phục nền Cộng hòa, Thượng viện đã bàn bạc trao cho Octavian một tên gọi đầy kính cẩn Augustus, với ý nghĩa lòng tự trọng, oai vệ hay thậm chí là thần thánh.

Hoàng đế Augustus, La Mã, thời kỳ Tiberia, 14-37 sau Công Nguyên. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art
Hoàng đế Augustus, La Mã, thời kỳ Tiberia, 14-37 sau Công Nguyên. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art
Marble portrait of the emperor Augustus, ca. A.D. 14–37 Roman, Early Imperial, Julio-Claudian Marble; H. 12 in. (30.48 cm) The Metropolitan Museum of Art, New York, Rogers Fund, 1907 (07.286.115) http://www.metmuseum.org/Collections/search-the-collections/247993
Hoàng đế Augustus, La Mã, thời kỳ Tiberia, 14-37 Sau Công Nguyên. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art

Cùng thời gian với tượng chân dung phía trên, một bản khác được hoàn thành và thỏa mãn cho những yêu cầu của Augustus, hàng trăm bản chân dung của ông sau đó được truyền khắp đất nước qua: tiền đồng, đá quý, tượng bán thân đủ kích cỡ và cả tượng toàn thân theo tỉ lệ thể cơ thể thật. Các tác phẩm chứng tỏ trình độ người La Mã trong nghiên cứu về tỉ lệ cơ thể. Ý tưởng mới trong chân dung của nhà cầm quyền ở bản hoàn thiện có nhiều nét riêng nhưng tổng thể thay đổi là nhẹ nhàng, kính trọng, và mang âm hưởng của nghệ thuật cổ Hy Lạp (Thế kỷ 5 trước Công Nguyên) dường như ông muốn gợi lên nét huy hoàng của Athens thời quá khứ.

Tượng một cậu bé, cuối Thế kỷ 1 (TCN)- đầu Thế kỷ 1 (SCN), bằng đồng. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art
Tượng một cậu bé, cuối Thế kỷ 1 (TCN)- đầu Thế kỷ 1 (SCN), bằng đồng. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art

Sự xuất hiện hoàng đế và các người vợ trong những tác phẩm chân dung (được gia đình hoàng gia chấp nhận, cho phép truyền bá tới dân chúng) đã hình thành quy tắc thời trang cho nam và nữ khắp đất nước. Tượng một cậu bé tóc ngắn, mặt phóng khoáng, vành tai to. Tương đồng với hình ảnh Hoàng Tử trong gia đình hoàng gia. Tượng tìm thấy tại đông Địa Trung Hải, đảo Rhodes nơi có thành phố Hy Lạp cổ giàu có, và tiếp tục hưng thịnh với vai trò trung tâm thương mại và văn hóa suốt thời kỳ La Mã. Cậu bé có lẽ đang khoác khố vải hình chữ nhật kiểu Hy Lạp hơn là trang phục truyền thống của La Mã – Toga, và có thể là con của một điền chủ trên đảo.

Tượng Togatus, La Mã, thời kỳ Augustan 14-9 trước Công Nguyên, chất liệu đá cẩm thạch. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art
Tượng Togatus, La Mã, thời kỳ Augustan 14-9 trước Công Nguyên, chất liệu đá cẩm thạch. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art

Bộ trang phục bên hình là đặc điểm nhận dạng đặc trưng của người La Mã, áo dài có thể thắt ngang lưng, không có ống tay, trùm đến tận gối – Toga, một trang phục dài bằng len của người La Mã trong nhiều thế kỷ. Dù trước đó vào cuối thế kỷ 1 trước Công Nguyên nó đã mất đi vị thế. Augustus chọn Toga như là một trang phục không chính thức cho các bang, và dân chúng được yêu cầu mặc nó ở những nơi hội họp, một phần cho nỗ lực tiếp nhận giá trị cổ xưa và phong tục.

Ngoài ra nghệ thuật tạo tác còn xuất hiện trên các vật dụng của người La Mã

Một bình hoa bằng đá cẩm thạch lớn, trang trí theo lối chạm nổi các chi tiết. Hình trên bình mô tả một tiết mục múa và hát cổ điển. Bình ắt hẳn là một tác phẩm chưa hoàn thành do bề mặt nền chưa nhẵn bóng, còn rồ rề và chưa tách biệt hẳn so với hình nổi.

Đài hoa chạm nổi, Thế kỷ 1 sau Công Nguyên, chất liệu đá cẩm thạch.
Đài hoa chạm nổi, La Mã Thế kỷ 1 sau Công Nguyên, chất liệu đá cẩm thạch. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art

Cốc bằng bạc có chi tiết nổi thần Cupid, trang trí lộng lẫy của cốc cho thấy nó thiên về mục đích cho trưng bày hơn là dùng như một vật dụng phổ biến.

Tượng một cậu bé, cuối Thế kỷ 1 (TCN)- đầu Thế kỷ 1 (SCN), bằng đồng. Nguồn: The Metropolitan Museum of Art
Cốc bạc mạ vàng La Mã, triều đại Augustan, khoảng cuối Thế kỷ 1 (TCN) đến đầu Thế kỷ 1 (SCN). Nguồn: The Metropolitan Museum of Art
Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận