Thị trường tiền điện tử gần đây đang chứng kiến ​​một trong những đợt bán tháo tồi tệ nhất kể từ giai đoạn sụt giảm năm 2020. Giá bitcoin đã giảm mạnh cùng với nhiều đồng tiền phổ biến khác. Các nhà đầu tư hoang mang và tự hỏi tại sao tiền điện tử ngày càng nhạy cảm với các biến động trên thị trường chứng khoán? Còn đồng LUNA liệu có ổn định hơn hay không?

Giữa lúc thị trường chao đảo, stablecoin lại được chú ý hơn bao giờ hết. Đúng như tên gọi của nó, loại tiền điện tử này được cho là có giá ổn định vì được gắn với giá trị của một loại tiền thật như đô la Mỹ hoặc một loại hàng hóa truyền thống như vàng, nhờ vậy có khả năng tránh được phần nào sự biến động thái quá của thị trường tiền điện tử nói chung.

Stablecoin được cho là ổn định hơn các đồng tiền điện tử khác (Ảnh: Internet).
Stablecoin được cho là ổn định hơn các đồng tiền điện tử khác (Ảnh: Internet).

Nhưng ngay cả một số stablecoin cũng “lao dốc” gần đây. Lý do gì tạo ra tất cả chuyện này? Điều gì đang xảy ra với thị trường tiền điện tử? Hãy xem ý kiến của các chuyên gia tài chính và đầu tư để có cái nhìn tổng thể.

Tại sao bitcoin và các đồng tiền điện tử khác lao dốc gần đây?

Các chuyên gia cho biết có 2 yếu tố chính thúc đẩy sự sụt giảm này: các động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để kìm hãm lạm phát tăng cao và ổn định thị trường, và sự bùng nổ của terraUSD, một đồng stablecoin.

Ảnh hưởng của nền kinh tế chung

Đầu năm 2020, Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay để kiểm soát sự suy giảm kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, bằng cách bơm thêm tiền cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Hệ quả của việc này là lạm phát của nước Mỹ tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua. Tính thanh khoản dồi dào cũng khiến cho giá của hầu hết các loại tài sản đều tăng lên, bao gồm cả thị trường chứng khoán truyền thống và thị trường tiền điện tử, do các nhà đầu tư mạnh tay chi tiền vì dự đoán sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

Lạm phát tại Mỹ đang tăng cao khủng khiếp (Ảnh: Internet).
Lạm phát tại Mỹ đang tăng cao khủng khiếp (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên giá cả tăng làm cho cuộc sống của mọi người khó khăn hơn, vì thu nhập của phần lớn chúng ta không tăng tương xứng với giá sinh hoạt, và điều đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế một cách sâu rộng hơn. Để kiểm soát tình hình, đầu tháng 5/2022 Fed đã tăng lãi suất cho vay thêm nửa điểm phần trăm – mức tăng lớn nhất trong khoảng 2 thập niên gần đây. Fed cũng đang giảm cung cấp tiền để kiềm chế lạm phát và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai.

Tất cả những điều này khiến các nhà đầu tư lo lắng. Chỉ số chứng khoán Standard & Poor’s 500 và Nasdaq đã giảm hơn 20% kể từ đầu năm 2022. Trong khi đó vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm hơn 50%, từ mức đỉnh khoảng 3 nghìn tỷ USD vào tháng 11/2021 xuống chỉ còn 1,3 nghìn tỷ USD hiện tại, theo dữ liệu của trang CoinGecko chuyên phân tích thị trường tiền điện tử.

Giá bitcoin đã giảm xuống dưới 30.000 USD vào đầu tháng này, kể từ tháng 7/2021 mới lại có mức giá như vậy. Bitcoin là đồng tiền điện tử được giao dịch nhiều nhất trên thế giới và chiếm hơn 40% thị trường.

Ảnh hưởng của đồng terraUSD

Sự chú ý của những người theo dõi tiền điện tử hiện nay đang đổ dồn về terraUSD, còn được gọi là UST, cũng như đồng tiền “anh em” với nó là LUNA. Đây là hai đồng tiền được tạo ra bởi mạng lưới Terraform Labs, một dự án blockchain được phát triển ở Hàn Quốc. LUNA hoạt động như một loại tiền thế chấp cho UST.

Tiền điện tử LUNA và UST là gì?

Hai đồng tiền này đều thuộc nhóm stablecoin, được nhiều người coi là “tài sản ảo” vì giá trị của chúng được đảm bảo tương đối ổn định trong thời gian thị trường biến động.

LUNA và terraUSD được cho là sẽ duy trì ổn định (Ảnh: Internet).
LUNA và terraUSD được cho là sẽ duy trì ổn định (Ảnh: Internet).

Giá trị của UST được gắn với đô la Mỹ, cụ thể là 1 UST luôn có giá bằng 1 USD. Nếu giá trị của UST giảm xuống dưới mức đó thì đồng tiền này có thể bị “đốt cháy” và đổi lấy đồng LUNA trị giá 1 USD.

LUNA bắt đầu được giao dịch vào tháng 5/2019 với giá khoảng 3 USD và chạm mức cao nhất là khoảng 116 USD vào tháng 4/2022, theo dữ liệu của CoinGecko, đó là lúc mà hầu hết các loại tiền điện tử vốn hóa lớn khác đều mất giá.

Đầu tháng 5/2022, UST đã bị mất giá so với đồng đô la và lần đầu tiên giá trị của 1 UST thấp hơn 1 USD, chỉ còn chưa tới 30 cent.

LUNA có phải là kênh trú ẩn an toàn?

Khi UST mất giá, những người nắm giữ nhiều LUNA đã ồ ạt bán tháo để rút tiền mặt khiến nguồn cung của đồng tiền này tăng vọt và giá giảm sâu. Vào ngày 12/5, LUNA đã mất 99% giá trị.

LUNA rớt giá thê thảm (Ảnh: Internet).
LUNA rớt giá thê thảm (Ảnh: Internet).

Theo Bloomberg Intelligence, sự giảm giá mạnh của LUNA là một cú sốc lớn đối với giới tài chính và khiến các sàn giao dịch tiền điện tử hủy niêm yết đồng tiền này, giao dịch của nó bị đình trệ do không có thanh khoản trên thị trường.

Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Edward Moya cho rằng một trong những lý do của sự lao dốc này có thể là cấu trúc giá đặc biệt của UST. Đồng tiền này hoạt động khác với các stablecoin khác vốn được hỗ trợ bởi tiền thật hoặc các giấy tờ thương mại do chính phủ hậu thuẫn, ví dụ như đồng tether. UST là một stablecoin dựa trên thuật toán và sử dụng phương pháp phức tạp với sự trợ giúp của LUNA để đảm bảo giá trị của nó được giữ ổn định so với đồng USD.

Chuyên gia Moya nói: “Hầu hết các stablecoin sẽ giữ cho tài sản thực tế hoạt động, nhưng giải pháp thuật toán của UST không thể xử lý sự biến động của thị trường mà chúng ta đang thấy trên khắp thị trường trái phiếu. Điều này dẫn tới cuộc khủng hoảng bán tháo rộng khắp.”

Đồng UST không giữ được giá như kỳ vọng (Ảnh: Internet).
Đồng UST không giữ được giá như kỳ vọng (Ảnh: Internet).

Trong khi giá của terraUSD giảm xuống mức thấp nhất là 30 cent thì giá của LUNA thậm chí còn “thê thảm” hơn khi chỉ còn 0,00001655 USD, trong khi hồi đầu tháng 5 còn ở mức 81 USD. Ngày 12/5 Terraform Labs cho biết họ đã tạm dừng mạng lưới blockchain của các đồng tiền này và sẽ có kế hoạch để tái thiết lại.

Gần đây bản báo cáo ổn định tài chính của Fed đã nhấn mạnh sự lo ngại đối với stablecoin, nói rằng lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng này – hiện chiếm khoảng 15% tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử – rất dễ biến động và có thể ảnh hưởng tới các thị trường truyền thống.

Thị trường tiền điện tử có đang biến động giống thị trường chứng khoán không?

Thị trường tiền điện tử, giống như thị trường chứng khoán, đã trải qua ​​sự sụt giảm trong nhiều tháng nay. Đỉnh cao của chúng là tháng 11/2021, nhưng sau đó các biện pháp thắt chặt thanh khoản tích cực của Fed khiến cho tất cả các thị trường tài sản chịu biến động từ đó tới nay.

Tiền điện tử và thị trường chứng khoán đang khá tương đồng với nhau (Ảnh: Internet).
Tiền điện tử và thị trường chứng khoán đang khá tương đồng với nhau (Ảnh: Internet).

Các chuyên gia cho rằng mối tương quan giữa thị trường truyền thống và thị trường tiền điện tử có lẽ đang ở mức cao nhất từ trước tới nay: nếu một bên lao dốc thì bên kia rất có thể sẽ bị kéo theo, và ngược lại.

Sylvia Jablonski, CEO kiêm giám đốc đầu tư của Defiance ETFs, cho biết mối tương quan với Nasdaq là 0,82 (trên thang từ 0 tới 1), đã tăng so với mức lịch sử là dưới 0,5. Thị trường chứng khoán và truyền thống đều đang biến động theo chiều hướng giống nhau hơn bao giờ hết, từ đó tạo ra tác động lan tỏa đối với tâm lý nhà đầu tư.

Các chuyên gia cũng nhận thấy sự tương quan chặt chẽ hơn giữa tiền điện tử và cổ phiếu công nghệ, vốn là nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt sụt giảm thị trường gần đây.

Nhưng chẳng phải tiền điện tử được coi là kháng được lạm phát?

Một số đồng tiền điện tử, đặc biệt là bitcoin, được ca ngợi là có thể giữ giá trị theo thời gian, tức là có khả năng kháng lạm phát tốt. Nhưng thực tế khi lạm phát tăng cao thì giá bitcoin đã giảm hơn một nửa khiến các nhà đầu tư cũng e ngại hơn trong thời kỳ giá cả tăng cao.

Bitcoin được cho là kháng được lạm phát (Ảnh: Internet).
Bitcoin được cho là kháng được lạm phát (Ảnh: Internet).

Caleb Franzen, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty Cubic Analytics, cho rằng bitcoin có thể vẫn là tài sản chống lạm phát về lâu dài. Một số mô hình dự đoán giá của bitcoin có thể giảm xuống khoảng 19.000 đến 21.000 USD trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn khoảng 5 đến 10 năm nữa nó có thể trở thành tài sản trú ẩn tốt.

Sắp tới thị trường sẽ thế nào?

Liệu tiền điện tử có lặp lại lịch sử như Lehman – ngân hàng đầu tư lớn là một trong những nhân tố khơi mào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008?

Hiện giờ thì chưa, theo chuyên gia Moya. “Mặc dù có những chất xúc tác tiềm ẩn, nhưng dường như không có nguy cơ mang tính hệ thống”. Trong khi đó chuyên gia Franzen cho rằng sự tăng giá mạnh của bitcoin có thể là tiền đề dẫn tới lạm phát tăng, như đã từng xảy ra trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Tại sao Bitcoin bị giới hạn 21 triệu đồng? Có thể tạo ra nhiều Bitcoin hơn không?

Nếu bạn là người theo dõi hoặc đầu tư vào Bitcoin thì chắc chắn đều biết rằng đồng tiền điện tử này không phải là vô hạn. Chỉ có tổng cộng 21 triệu Bitcoin có thể được khai thác, và nhiều đồng tiền khác cũng có giới hạn ở mức độ nào đó. Nhưng giới hạn nguồn cung của ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận