Telegram là ứng dụng nhắn tin được nhiều người ưa chuộng hiện nay, nhưng nhiều kẻ xấu và hacker cũng hoạt động trên ứng dụng này và gây ra các vụ lừa đảo thiệt hại lớn. Vậy Telegram có thực sự an toàn hay không, và làm cách nào để tự bảo vệ mình khi tham gia nền tảng này? Hãy cùng khám phá nhé!

Telegram có an toàn không?

Nhìn chung thì Telegram là một nền tảng an toàn với các tính năng bảo mật như mã hóa đầu cuối cho các cuộc gọi trực tiếp giữa 2 người với nhau và tự hủy tin nhắn trong các cuộc trò chuyện bí mật. Khi bạn gửi tin nhắn cho người khác, Telegram cũng sử dụng các đường hầm được mã hóa để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại các mối đe dọa đánh cắp dữ liệu từ bên ngoài.

Telegram là ứng dụng phổ biến nhưng cũng thường xuyên xảy ra lừa đảo (Ảnh: Internet)
Telegram là ứng dụng phổ biến nhưng cũng thường xuyên xảy ra lừa đảo (Ảnh: Internet)

Mặc dù Telegram thu thập nhiều dữ liệu hơn Signal nhưng nền tảng này tuyên bố rằng họ chỉ lưu dữ liệu trong khoảng thời gian cần thiết. Hơn nữa, thông tin của người dùng ở châu Âu và Vương quốc Anh được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu ở Hà Lan. Ngoài ra Telegram có các cơ chế tăng cường bảo vệ người dùng trên nền tảng bao gồm xác thực hai yếu tố và xác minh bằng mật mã hoặc Face ID.

Tính năng mã hóa đầu cuối của Telegram được áp dụng cho các cuộc gọi riêng tư, nhưng đối với tin nhắn thì tính năng này không được bật theo mặc định mà người dùng phải chọn chế độ thực hiện cuộc chat bí mật để bật mã hóa đầu cuối. Đây là điểm khác biệt so với các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp và Signal, trong đó mã hóa đầu cuối là mặc định.

Ngoài ra Telegram cũng sử dụng công nghệ mã hóa MTProto nhưng bị nhiều người chỉ trích, vấn đề này sẽ được nêu rõ hơn dưới đây.

Telegram có nguy cơ mất an toàn bảo mật hay không?

Sử dụng ứng dụng Telegram trên điện thoại (Ảnh: Internet)
Sử dụng ứng dụng Telegram trên điện thoại (Ảnh: Internet)

Bên cạnh các tính năng an toàn của Telegram thì giao thức mã hóa MTProto của nó lại bị chỉ trích. Ví dụ Đại học Royal Holloway ở Anh đã thực hiện nghiên cứu vào năm 2021 cho biết rằng những kẻ tấn công mạng có thể sắp xếp lại các tin nhắn được gửi từ máy khách đến máy chủ.

Các nhà nghiên cứu của Royal Holloway cũng cho rằng hacker có thể thực hiện cuộc tấn công theo kiểu “kẻ tấn công ở giữa” nhắm vào dữ liệu quan trọng ban đầu được truyền đi giữa máy khách và máy chủ. Tuy nhiên họ cũng lưu ý rằng Telegram “đã xác nhận hành vi và thực hiện một số biện pháp giảm thiểu phía máy chủ” và những cuộc tấn công như vậy khó xảy ra trong thực tế.

Ngoài ra cũng có các rủi ro liên quan đến chương trình P2PL của Telegram, ví dụ như người nhận mã OTP có thể nhìn thấy số điện thoại của bạn khi họ nhận được tin nhắn của bạn, điều này có thể dẫn đến việc người khác biết được số điện thoại của bạn và sử dụng vào mục đích xấu. Hơn nữa, Telegram tuyên bố rằng họ không chịu trách nhiệm về các vấn đề “quấy rối”, “bất tiện” hoặc các tình huống xấu khác có thể xảy ra nếu ai đó biết được số điện thoại của bạn bằng cách này. Nhưng may mắn là Telegram sẽ không tự động đưa bạn vào chương trình này trừ khi bạn chọn tham gia.

Telegram là có nhiều cơ chế bảo vệ người dùng (Ảnh: Internet)
Telegram là có nhiều cơ chế bảo vệ người dùng (Ảnh: Internet)

Một vấn đề bảo mật khác mà bạn nên lưu ý là tính năng People Nearby của Telegram. Mặc dù tính năng này có thể hữu ích cho những người ở trong một khu vực địa phương kết bạn với nhau nhưng cũng có nghĩa là người khác có thể theo dõi vị trí của bạn thông qua ứng dụng. Để tránh phiền toái, bạn có thể tắt tính năng People Nearby trên Telegram.

Telegram thu thập dữ liệu gì của người dùng?

Mặc dù Telegram có một số tính năng bảo mật và quyền riêng tư nhưng bạn vẫn nên nhớ rằng ứng dụng này có thu thập dữ liệu người dùng, thậm chí thu thập nhiều thông tin hơn so với Signal. Ví dụ: chính sách bảo mật của Telegram cho biết rằng họ thu thập số điện thoại cùng với tin nhắn, hình ảnh, video và tài liệu của bạn từ các cuộc chat trên nền tảng đám mây. Họ cũng lưu ý rằng nội dung chat trên đám mây được mã hóa rất nhiều.

Telegram có thể chia sẻ địa chỉ IP của người dùng với cơ quan pháp luật nếu người đó là nghi phạm khủng bố, nhưng họ cho biết rằng tính đến tháng 4/2024 vẫn chưa có trường hợp nào như vậy xảy ra.

Các bot của Telegram cũng nhận được tin nhắn mà bạn gửi đi và có thể thu thập địa chỉ IP nếu bạn nhấp vào link, nhưng Telegram nói rằng họ không duy trì các bot cũng như các nhà phát triển bot không phải của họ.

Thận trọng khi sử dụng Telegram (Ảnh: Internet)
Thận trọng khi sử dụng Telegram (Ảnh: Internet)

Mặc dù có thu thập dữ liệu người dùng nhưng Telegram cho biết rằng họ không sử dụng thông tin của người dùng cho mục đích quảng cáo. Thậm chí nếu bạn không muốn Telegram sử dụng dữ liệu của mình thì có thể xóa tài khoản, hoặc cài đặt tài khoản ở chế độ tự động xóa nếu không sử dụng trong thời gian dài.

Những chiêu trò lừa đảo phổ biến trên Telegram và cách phòng tránh

Các hành vi lừa đảo như mạo danh người khác và link giả thường xuyên xảy ra trên Telegram. Dưới đây là giải thích cách thực hiện của những kẻ lừa đảo và bạn nên làm gì để tự bảo vệ mình.

Bot được phát triển cho mục đích lừa đảo trên Telegram (Ảnh: Internet)
Bot được phát triển cho mục đích lừa đảo trên Telegram (Ảnh: Internet)

Đây là một trong những chiêu thức lừa đảo truyền thống đã có từ lâu trên mạng, và Telegram cũng không phải ngoại lệ. Kẻ lừa đảo thường tìm cách dụ dỗ mọi người nhấp vào link bằng cách ngụy trang dưới dạng:

  • Link mua sắm sản phẩm
  • Link đăng ký tài khoản
  • Link thanh toán

Các tin nhắn chứa link giả mạo cũng có thể trông giống với các email lừa đảo.

2. Mạo danh người khác

Những kẻ lừa đảo trên Telegram có thể giả làm người quen hoặc bạn bè của bạn và yêu cầu giúp đỡ, ví dụ như chuyển tiền, thậm chí chúng có thể mạo danh cơ quan nhà nước và các tổ chức có uy tín để thuyết phục mọi người làm theo yêu cầu. Đôi khi kẻ lừa đảo sẽ cố gắng nói chuyện với bạn một cách bình thường sau đó mới lừa đảo, nhưng cũng có nhiều trường hợp chúng yêu cầu gửi tiền ngay.

Kẻ xấu đang cố gắng mạo danh người khác để lừa đảo trên Telegram (Ảnh: Internet)
Kẻ xấu đang cố gắng mạo danh người khác để lừa đảo trên Telegram (Ảnh: Internet)

3. Lừa đảo bằng bot Telegram

Telegram cho phép các bên thứ ba tạo bot, và chính sách quyền riêng tư của họ nêu rõ rằng Telegram không chủ động duy trì các bot không phải của họ. Những kẻ lừa đảo có thể tạo ra bot để gửi quảng cáo giả hoặc tự động nhắn tin cho người khác.

Không phải bot nào trên Telegram cũng là lừa đảo nhưng chúng có thể lấy cắp rất nhiều tiền của người dùng. Ví dụ: trang Group-IB cho biết rằng hacker đã sử dụng Classiscam để tạo ra các bot lừa đảo lấy cắp hơn 60 triệu USD từ nửa đầu năm 2021 đến nửa đầu năm 2023.

4. Lừa đảo qua hẹn hò

Nhiều người đã bị lừa trên Telegram do kẻ xấu giả làm đối tượng hẹn hò và yêu cầu gửi tiền cho chúng. Cách lừa đảo này thường bắt đầu bằng việc kẻ xấu cố gắng thao túng tâm lý của nạn nhân, ví dụ như khen ngợi quá mức và thậm chí nói chuyện yêu đương. Sau khi tạo được sự tin tưởng và tình cảm, kẻ lừa đảo có thể yêu cầu bạn gửi quà hoặc tiền cho chúng.

Bạn có thể phát hiện và tránh những kẻ lừa đảo theo kiểu này trên các ứng dụng nói chung thông qua các chi tiết như thông tin hồ sơ tài khoản không rõ ràng và chúng thường né tránh gọi video.

5. Lôi kéo đầu tư và tiền điện tử

Nhiều người dùng trên các mạng xã hội cho biết rằng họ được mời tham gia các nhóm Telegram với chủ đề tài chính cá nhân, đặc biệt là tiền điện tử và đầu tư tài chính. Những kẻ lừa đảo thường cố gắng tác động vào cảm xúc của mọi người và tạo ra cảm giác hối thúc khiến họ phải nộp tiền để đầu tư.

Lừa đảo bằng cách lôi kéo đầu tư trên Telegram (Ảnh: Internet)
Lừa đảo bằng cách lôi kéo đầu tư trên Telegram (Ảnh: Internet)

Hacker có thể cố gắng tống tiền bạn theo nhiều cách thông qua các nhóm giả đầu tư và tiền điện tử, ví dụ như thuyết phục bạn gửi tiền để đầu tư vào cổ phiếu, quỹ hoặc ngoại tệ. Sau khi bạn gửi số tiền ban đầu, chúng có thể yêu cầu bạn thanh toán khoản tiền được gọi là phí kích hoạt tài khoản.

6. Quà tặng giả

Một trò lừa đảo phổ biến khác trên mạng và đặc biệt trên Telegram là quà tặng giả. Có thể bạn đã thấy chiêu trò này trên các ứng dụng hoặc trang web khác, đó là bỗng nhiên nhận được thông báo đã trúng thưởng hoặc được tặng một món quà hay một số tiền lớn. Sau đó những kẻ lừa đảo thường yêu cầu bạn trả một khoản phí để được nhận quà, hoặc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của bạn.

Cách tự bảo vệ mình khỏi những trò lừa đảo trên Telegram

Nói chung bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi những trò lừa đảo trên Telegram chỉ bằng một vài bước đơn giản, ví dụ như rời khỏi nhóm lừa đảo và chặn những kẻ mà bạn nghi ngờ. Dưới đây là 3 cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khi sử dụng Telegram.

1. Xem xét kỹ khi nhận được những tin nhắn đáng ngờ

Bạn có thể tránh được nhiều trò lừa đảo bằng cách cẩn thận xem xét khi nhận tin nhắn của người khác, nhất là người lạ. Những người không quen biết nhắn tin cho bạn có thể là lừa đảo thông qua hẹn hò, giới thiệu việc làm, hoặc thuyết phục bạn tham gia chương trình đầu tư và làm giàu nhanh chóng.

Hãy xem xét mọi tin nhắn một cách thận trọng, và hãy nhớ rằng nếu một cơ hội nào đó nghe có vẻ quá dễ dàng đến mức khó tin thì rất có thể là nó không có thật. Những kẻ lừa đảo thường là những người bạn không quen biết, nhưng quy tắc này cũng áp dụng đối với các tin nhắn từ bạn bè, người quen và người thân trong gia đình.

2. Kiểm tra các dấu hiệu gợi ý nhóm lừa đảo

Bạn nên kiểm tra các dấu hiệu sau đây có thể gợi ý một nhóm trên Telegram hoạt động không bình thường:

  • Có rất nhiều thành viên, hàng trăm thậm chí hàng nghìn người tham gia
  • Quản trị viên nhóm yêu cầu bạn cung cấp thông tin nhạy cảm
  • Nhóm sử dụng logo giả

Nếu bạn nghi ngờ nhóm đó là lừa đảo thì nên rời khỏi càng sớm càng tốt.

3. Chặn những kẻ đáng ngờ ngay từ đầu

Kể cả khi bạn đã rời khỏi nhóm thì những kẻ lừa đảo vẫn có thể đưa bạn vào lại, vì vậy cách tốt nhất là chặn những người mà bạn nghi ngờ. Các bước thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Chọn người dùng mà bạn muốn chặn trong ứng dụng Telegram
  • Nhấn vào tên của họ
  • Chọn tab more có biểu tượng 3 dấu chấm
  • Nhấp vào Block User (Chặn người dùng)

Lưu ý: Sau khi bạn đã chặn, người đó vẫn có thể tìm cách liên hệ với bạn bằng số mới, khi đó hãy tiếp tục chặn.

Tóm lại

Mặc dù có nhiều trường hợp lừa đảo trên Telegram nhưng bạn có thể phòng tránh bằng cách xem xét cẩn thận. Luôn suy nghĩ kỹ trước khi nhấp vào link, và không bao giờ chia sẻ thông tin nhạy cảm cho người khác. Nếu nghi ngờ ai đó đang muốn lừa đảo, bạn nên chặn số của họ và rời khỏi các nhóm đáng ngờ.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

5 tính năng bảo mật mới xuất hiện trên iOS 13 mà người dùng cần phải biết

Mặc dù các phiên bản iOS mới khi phát hành sẽ luôn xuất hiện nhiều lỗi khác nhau, nhưng vẫn không ai có thể phủ nhận khả năng bảo mật cực kì tuyệt vời của các bản iOS mới này. Cũng như vậy, iOS 13 cũng mang trên mình những công nghệ bảo mật dữ liệu người dùng cực ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận