Bạn sẽ làm gì khi thức dậy vào một buổi sáng và nhận ra rằng thông tin đăng nhập vào hệ thống của bạn đột nhiên trở nên vô hiệu? Bạn sẽ thực hiện những hành động nào khi phát hiện ra rằng các tệp của bạn đã được mã hóa với mục đích từ chối bạn truy cập một cách bất hợp pháp? Bạn có muốn biết phải làm gì sau cuộc tấn công bởi Ransomware không?

Các cuộc tấn công ransomware đã xuất hiện kể từ khi thời đại thông tin ra đời. Tuy nhiên, các cuộc tấn công này gần đây đã gây ra làn sóng phẫn nộ bởi sự gia tăng chưa từng có về số lượng người bị nhắm mục tiêu, đặc biệt là do sự thay đổi lớn trong thói quen làm việc đã bị kích thích bởi đại dịch COVID-19.

Nói cách khác, có rất nhiều người hiện đang làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch. Điều này có nghĩa là có nhiều cơ hội hơn cho những kẻ tin tặc mạng lợi dụng những người dùng mù mờ về bảo mật thông qua việc sử dụng phần mềm ransomware.

Tin tặc mạng lợi dụng những người dùng mù mờ về bảo mật thông qua việc sử dụng phần mềm ransomware (Ảnh: Internet)
Tin tặc mạng lợi dụng những người dùng mù mờ về bảo mật thông qua việc sử dụng phần mềm ransomware (Ảnh: Internet)

Sau khi bị tấn công, những tên tội phạm mạng này có thể gây ra thiệt hại nặng nề bằng cách buộc những nạn nhân phải trả tiền cho chúng. Chúng cũng có thể từ chối cung cấp lại thông tin bị mã hoá và sử dụng những thông tin này một cách ác ý mặc dù đã nhận được tiền chuộc.

Do đó, bài viết này tìm cách khai sáng cho độc giả về các bước thích hợp để thực hiện trong các tình huống mà một người không may trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công ransomware. Từ đó có thể tìm cách truyền đạt các kỹ thuật khác nhau mà những người dùng đó có thể áp dụng để giảm tổn thất và hạn chế các cuộc tấn công trong tương lai.

Các giai đoạn của một cuộc tấn công bằng Ransomware

Việc giảm thiểu thiệt hại do Ransomware thường dựa trên mức độ của cuộc tấn công được đề cập. Điều này có nghĩa là nạn nhân phải có khả năng hiểu được mức độ mà hệ thống của mình đã bị xâm phạm để áp dụng biện pháp khắc phục thích hợp. Sau đây là quá trình chung thường diễn ra trong bất kỳ cuộc tấn công ransomware nào:

Cài đặt

Quá trình cài đặt thường xảy ra trong vài giây sau khi cho phép ransomware truy cập vào hệ thống. Quyền truy cập này thường được cho phép thông qua việc mở email lừa đảo hoặc truy cập các trang web bị nhiễm ransomware. Khi ransomware đã được cấp quyền truy cập, nó thường tự “dính” và chạy trên máy chủ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị khác được kết nối với máy chủ.

Tự tạo Keys

Khi quá trình cài đặt hoàn tất, ransomware tạo điều kiện tiếp xúc giữa máy chủ đang được vận hành bởi những kẻ lừa đảo và hệ thống máy tính đang bị tấn công. Sự tiếp xúc này thường hỗ trợ trong việc tạo ra các Keys mật mã được sử dụng để truy cập vào hệ thống trong thời gian ngắn.

Mã hóa tệp

Các tệp trong hệ thống bị tấn công, sau đó được mã hóa để từ chối người dùng truy cập chúng. Loại mã hóa này cũng có thể diễn ra trên một mạng máy tính lớn được kết nối với nhau.

Các tệp trong hệ thống bị tấn công, sau đó được mã hóa để từ chối người dùng truy cập chúng (Ảnh: Internet)
Các tệp trong hệ thống bị tấn công, sau đó được mã hóa để từ chối người dùng truy cập chúng (Ảnh: Internet)

Tống tiền

Tống tiền trong trường hợp này chỉ đơn giản là quá trình đòi tiền chuộc diễn ra gần như ngay lập tức sau khi mã hóa tệp được thực hiện. Nó thường đi kèm với lời hứa khôi phục dữ liệu đã mã hóa hoặc đe dọa xử lý dữ liệu một cách ác ý nếu khoản thanh toán được yêu cầu không được giải quyết (không chi trả tiền cho chúng).

Điều nên làm sau khi bị tấn công bởi Ransomware

Sau đây là quy trình được khuyến nghị nên tuân thủ trong trường hợp bị tấn công bởi ransomware:

Cách ly hệ thống

Điều này là một trong những điều đầu tiên nên làm khi bị tấn công để hạn chế lây nhiễm ransomware. Nó thường được thực hiện bằng cách tách tất cả các thiết bị kết nối với mạng dưới sự giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa lây nhiễm thêm.

Bảo mật sao lưu

Sao lưu dữ liệu được cho là phần quan trọng nhất khi nói đến việc khắc phục và khôi phục hệ thống. Do đó, người ta nên đảm bảo sự an toàn của họ trong trường hợp bị tấn công bằng ransomware vì chúng thường là mục tiêu của tội phạm mạng với mục tiêu cản trở quá trình khôi phục hệ thống. Các bản sao lưu hệ thống phải bị khóa hoặc ngắt kết nối khỏi mạng bị nhiễm cho đến khi mối nguy từ ransomware được giải quyết.

Hủy kích hoạt nhiệm vụ bảo trì

Nhiệm vụ bảo trì đề cập đến các hành động thường được thực hiện thường xuyên tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống được đề cập. Những tác vụ như vậy nếu vẫn chạy trong một cuộc tấn công bằng ransomware, có thể làm tổn hại đến quá trình truy tìm nguồn gốc của mã độc đang được xem xét.

Sao lưu hệ thống bị nhiễm

Bất kỳ thông tin nào được phát hiện bị nhiễm phải được cách ly, lưu trữ một cách an toàn và bảo mật. Điều này nên được thực hiện với mục đích ngăn ngừa mất mát dữ liệu có thể tránh được trong quá trình giải mã. Dữ liệu không quá quan trọng và nhạy cảm ở thời điểm hiện tại thậm chí có thể được lưu trữ trong thời gian dài hơn cho đến khi có được công cụ giải mã phù hợp.

Bất kỳ thông tin nào được phát hiện bị nhiễm phải được cách ly, lưu trữ một cách an toàn và bảo mật. (Ảnh: internet)
Bất kỳ thông tin nào được phát hiện bị nhiễm phải được cách ly, lưu trữ một cách an toàn và bảo mật. (Ảnh: internet)

Xác định loại Ransomware được sử dụng

Việc xác định ransomware được sử dụng là cực kỳ quan trọng vì nó thường hỗ trợ các chuyên gia về ransomware tìm ra các lỗ hổng trong hệ thống của bạn có thể đã cho phép chúng truy cập. Nó cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra một công cụ giải mã hiệu quả như một biện pháp khắc phục tình trạng mã hóa phổ biến. Tìm ra nguồn lây nhiễm cũng như cô lập phần mềm tống tiền là hai trong số các quy trình hỗ trợ việc xác định phần mềm độc hại được sử dụng.

Có thể khôi phục hoàn toàn mọi thứ sau khi bị tấn công bởi ransomware. Tuy nhiên, cần có hành động nhanh chóng và chủ động trong sau cuộc tấn công để việc khôi phục dữ liệu trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật tin tức bảo mật thường xuyên nhé!

Mời bạn xem thêm:

Xem thêm

Tại sao không nên đăng nhập tài khoản khi dùng Wi-Fi công cộng?

Bạn đã bao giờ nghe nói rằng không nên đăng nhập Facebook, email hay mở tài khoản ngân hàng khi đang sử dụng Wi-Fi công cộng? Tại sao lại như vậy? Wi-Fi công cộng có nguy cơ gì ảnh hưởng đến thông tin cá nhân? Và làm cách nào để tránh được những nguy cơ đó?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận