Có rất nhiều mối đe dọa bảo mật trên Internet khiến mọi người lo sợ mỗi khi lên mạng, thậm chí những việc đơn giản như gửi tin nhắn và email cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn bị mất dữ liệu. Tuy nhiên bạn có thể đảm bảo an toàn cho bản thân trước sự tấn công của hacker và phần mềm độc hại bằng cách sử dụng những biện pháp bảo mật máy tính dưới đây, hãy cùng khám phá nhé!

VPN

Mạng riêng ảo (VPN) là công cụ được nhiều người sử dụng phổ biến để truy cập các trang web và nội dung truyền hình bị giới hạn theo khu vực địa lý. Nhưng có thể bạn chưa biết rằng VPN còn làm được nhiều hơn thế, ví dụ như ẩn địa chỉ IP và mã hóa các dữ liệu mà bạn chia sẻ trên mạng. Đây là giải pháp lý tưởng khi sử dụng mạng Wi-Fi riêng tư cũng như công cộng.

VPN là biện pháp bảo mật hiệu quả cho máy tính (Ảnh: Internet)
VPN là biện pháp bảo mật hiệu quả cho máy tính (Ảnh: Internet)

Dưới đây là 2 phần mềm VPN được đánh giá cao hiện nay, một trả phí và một miễn phí.

VPN Proton

Phiên bản miễn phí của Proton VPN cho phép bạn sử dụng trên một thiết bị tại một thời điểm và cũng tuân theo chính sách không ghi nhật ký. Phần mềm này cho phép truy cập vào các máy chủ ở 5 quốc gia gồm Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Ba Lan và Rumani.

Sau khi đăng ký Proton VPN, bạn cũng có thể tham gia vào hệ sinh thái Proton tập trung đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng, bao gồm cả dịch vụ email sẽ được đề cập ở dưới. Phiên bản trả phí của Proton VPN có nhiều máy chủ ở hơn 90 quốc gia, đây là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn mức độ an toàn cao hơn.

Proton VPN có nhiều máy chủ trên khắp thế giới (Ảnh: Internet)
Proton VPN có nhiều máy chủ trên khắp thế giới (Ảnh: Internet)

Có nhiều gói đăng ký trả phí với giá khác nhau tùy theo thời gian sử dụng như sau:

Gói đăng ký24 tháng12 tháng1 tháng
VPN Plus4,49 USD/tháng4,99 USD/tháng9,99 USD/tháng
Proton Unlimited (bao gồm tất cả các ứng dụng của Proton) 4,49 USD/tháng9,99 USD/tháng12,99 USD/tháng

ExpressVPN

ExpressVPN cũng là phần mềm VPN được ưa chuộng với một số tính năng bảo mật như chặn các trang web độc hại và Bảo vệ rò rỉ IPv6, thậm chí bạn có thể chọn dừng truy cập Internet ngay lập tức nếu VPN bị ngắt kết nối đột ngột. ExpressVPN cũng có tiện ích mở rộng cho trình duyệt Google Chrome và Firefox.

Chọn máy chủ trong ExpressVPN (Ảnh: Internet)
Chọn máy chủ trong ExpressVPN (Ảnh: Internet)

ExpressVPN có hơn 3.000 máy chủ hoạt động ở 94 quốc gia trên thế giới, có gói đăng ký theo từng tháng, 6 tháng và 12 tháng với giá như sau:

  • 12 tháng: 8,32 USD/tháng
  • 6 tháng: 9,99 USD/tháng
  • 1 tháng: 12,95 USD/tháng

Phần mềm quản lý mật khẩu: Bitwarden

Dù bạn có sử dụng VPN hay không thì quản lý mật khẩu luôn là biện pháp rất cần thiết để tăng cường bảo mật cho máy tính. Công cụ lý tưởng nhất hiện nay là Bitwarden với ưu điểm là tính năng gửi file bằng link an toàn và mã hóa không kiến thức (zero-knowledge).

Lưu trữ và tạo mật khẩu trong Bitwarden (Ảnh: Internet)
Lưu trữ và tạo mật khẩu trong Bitwarden (Ảnh: Internet)

Bitwarden cũng cho phép bảo mật bằng phương pháp xác thực 2 yếu tố và bạn có thể tải công cụ này để quản lý mật khẩu cho 8 trình duyệt web khác nhau. Ngoài phiên bản miễn phí, Bitwarden có các gói trả phí với giá từ 10 USD/năm (Cao cấp) và 40 USD/năm (Gia đình), trong khi các gói Team và Enterprise được thiết kế dành cho doanh nghiệp có giá lần lượt là 48 USD và 72 USD cho 1 người dùng trong 1 năm.

Ứng dụng nhắn tin mã hóa: Signal

Có thể bạn đã biết tầm quan trọng của tin nhắn mã hóa trên điện thoại, đó là ngăn các bên thứ ba đọc được nội dung tin nhắn mà bạn gửi đi. Nhưng có ứng dụng nào để làm việc này trên máy tính hay không? Một trong những lựa chọn tốt nhất hiện nay là Signal với tính năng mã hóa đầu cuối thông qua giao thức nguồn mở.

Ứng dụng Signal trên máy Mac (Ảnh: Internet)
Ứng dụng Signal trên máy Mac (Ảnh: Internet)

Không chỉ có mã hóa đầu cuối, Signal còn cho phép gửi tin nhắn tự hủy và bạn có thể tự gửi tin nhắn cho chính mình để giữ thông tin nhạy cảm được an toàn. Để sử dụng Signal trên máy tính, trước tiên bạn phải cài đặt và mở phiên bản ứng dụng trên điện thoại.

Dịch vụ email đảm bảo riêng tư

Hiện nay có nhiều phần mềm mã hóa email nhưng thường rất đắt, trong khi đó bạn có thể mã hóa email một cách dễ dàng với các dịch vụ email tập trung vào quyền riêng tư. Dưới đây là 2 nền tảng email được mã hóa bạn nên cân nhắc sử dụng.

Proton Mail

Proton Mail có một số ưu điểm đáng sử dụng như mã hóa không truy cập và liên tục theo dõi các mối đe dọa từ bên ngoài. Nền tảng này cũng có tính năng ẩn địa chỉ IP của người dùng và đặt password cho tin nhắn khi gửi đến địa chỉ email của các nhà cung cấp khác.

Giao diện của Proton Mail trên máy Mac (Ảnh: Internet)
Giao diện của Proton Mail trên máy Mac (Ảnh: Internet)

Proton Mail cho phép sử dụng miễn phí với 1 địa chỉ email cho 1 người dùng và 1GB dung lượng lưu trữ. Nếu muốn có thêm nhiều tính năng và ưu đãi hơn, bạn có thể đăng ký trả phí với các lựa chọn như sau:

Gói đăng ký24 tháng12 tháng1 tháng
Mail Plus3,49 USD /tháng3,99 USD/tháng4,99 USD/tháng
Proton Không giới hạn7,99 USD/tháng9,99 USD/tháng12,99 USD/tháng
Proton Gia đinh19,99 USD/tháng23,99 USD/tháng29,99 USD/tháng

Tuta

Tuta có tính năng mã hóa đầu cuối cho hộp thư, lịch và tự động mã hóa cho email trong máy chủ của nó. Bạn cũng có thể mã hóa tất cả các email có mật khẩu, đảm bảo không ai có thể đánh cắp thông tin về các tài khoản trên mạng của bạn.

Khi sử dụng Tuta, bạn cũng nhận được mã để khôi phục trong trường hợp mất quyền truy cập vào tài khoản của mình, ngăn người khác truy cập vào email của bạn bằng cách đổi mật khẩu.

Tạo email thủ công trong Tuta Mail (Ảnh: Internet)
Tạo email thủ công trong Tuta Mail (Ảnh: Internet)

Tuta cho phép sử dụng miễn phí với người dùng cá nhân, có sẵn lịch và dung lượng lưu trữ 1GB. Ngoài ra có các gói đăng ký trả phí như sau (phải thanh toán bằng EUR thay vì USD):

Gói đăng ký1 tháng1 năm
Revolutionary 3,60 euro/tháng3 euro/tháng
Legend 9,60 euro/tháng8 euro/tháng

Phần mềm diệt virus

Ngày nay máy tính thường được cài sẵn các công cụ antivirus miễn phí rất tốt, nhưng bạn có thể dùng thêm các phần mềm trả phí để đảm bảo an toàn tối đa. Dưới đây là 1 công cụ miễn phí và 1 phần mềm trả phí được đánh giá cao hiện nay.

Microsoft Defender

Nếu bạn đang dùng máy tính Windows thì hầu như không cần thêm phần mềm diệt virus nào khác ngoài Microsoft Defender. Công cụ này có khả năng quét phần mềm độc hại trong máy tính theo thời gian thực và tự động ngăn chặn các cuộc tấn công trước khi chúng gây hại nghiêm trọng cho máy tính.

Cài đặt bảo vệ thời gian thực trong Microsoft Defender (Ảnh: Internet)
Cài đặt bảo vệ thời gian thực trong Microsoft Defender (Ảnh: Internet)

Microsoft Defender cũng có khả năng ngăn chặn phần mềm tống tiền ransomware, ngoài ra có tính năng hiển thị tỷ lệ phần trăm điểm an toàn để đánh giá máy tính có được bảo vệ đầy đủ hay không, và bạn cũng có thể xem những hành động nào tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Malwarebytes

Nếu bạn đang dùng máy Mac của Apple hoặc bạn sẵn sàng trả tiền sử dụng phần mềm chống virus cao cấp thì Malwarebytes là lựa chọn đáng cân nhắc. Phần mềm này cũng có thể chạy đồng thời với Microsoft Defender có sẵn trong máy Windows. Phiên bản miễn phí của Malwarebytes có thể tự động phát hiện và tiêu diệt virus trong máy tính của bạn, trong khi phiên bản trả phí có thêm một số tính năng phòng ngừa như Brute Force và Gỡ cài đặt trên Windows.

Giao diện người dùng của Malwarebytes trên máy Mac (Ảnh: Internet)
Giao diện người dùng của Malwarebytes trên máy Mac (Ảnh: Internet)

Malwarebytes cũng có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công trước khi xảy ra, đồng thời ngăn phần mềm ransomware xâm nhập vào các file và thư mục quan trọng. Ứng dụng này cũng có tính năng hiển thị có bao nhiêu đối tượng trong máy đang bị cách ly, và bạn có thể chọn tham gia bảo vệ thiết bị và web.

Ngoài phiên bản miễn phí, Malwarebytes có các gói đăng ký trả phí như sau:

  • Tiêu chuẩn: 99,99 USD/năm
  • Plus (3 thiết bị): 79,99 USD/năm
  • Plus (5 thiết bị): 59,99 USD/năm

Tóm lại

Bảo vệ máy tính của bạn khỏi các mối đe dọa trên mạng là cực kỳ quan trọng và cần trang bị nhiều công cụ bảo mật toàn diện. Hãy đảm bảo rằng email của bạn được mã hóa, địa chỉ IP của bạn được ẩn và không ai có thể đánh cắp mật khẩu tài khoản của bạn, đồng thời mã hóa tin nhắn cũng là một biện pháp không thể bỏ qua.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Cập nhật Android 15 Beta 2: Tận hưởng những thay đổi mới mẻ

Google đã công bố những cập nhật thú vị sau sự kiện Google I/O 2024, với việc phát hành Android 15 Beta 2 cho người dùng Pixel đăng ký. Phiên bản beta mới này mang đến một diện mạo mới cho giao diện người dùng và cải tiến các tính năng hiện có, đồng thời giới thiệu các tính ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận