Có rất nhiều trường hợp đã được tiêm vaccine COVID-19 nhưng trên hệ thống không ghi nhận thông tin, gây sự hoang mang lo lắng cho người dân. Vậy chúng ta cần xử lý thế nào khi bị sai, thiếu thông tin chứng nhận tiêm vaccine COVID-19?

1. Kiểm tra thông tin tiêm vaccine ở đâu?

Người dân kiểm tra thông tin tiêm vaccine COVID-19 trên các nền tảng sau:

  • Sổ sức khỏe điện tử: Đây là ứng dụng dành cho các thiết bị di động, là công cụ để kết nối giữa người dùng với hệ thống của Bộ Y tế. Tất cả thông tin sức khỏe và thông tin tiêm chủng vaccine liên quan đến COVID-19 đều được đồng bộ lên đây. Người đã tiêm vaccine COVID-19 sẽ được Sổ sức khỏe điện tử cung cấp mã QR để dần dần thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine.
Sổ sức khỏe điện tử đứng top đầu trên các chợ điện tử (Ảnh: Internet).
Sổ sức khỏe điện tử đứng top đầu trên các chợ điện tử (Ảnh: Internet).
Mã QR và các chứng nhận thông tin tiêm vaccine COVID-19 (Ảnh: Internet).
Mã QR và các chứng nhận thông tin tiêm vaccine COVID-19 (Ảnh: Internet).
  • Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia: Đây là website được xây dựng bởi sự phối hợp giữa Bộ Y tế với Bộ Thông tin và Truyền thông. Người dân có thể đăng ký, tra cứu các thông tin liên quan đến tiêm chủng của cá nhân cũng như theo dõi những thông tin chung đến diễn biến tình hình COVID-19 trên cả nước.
Giao diện tổng quan của Công thông tin tiêm chủng COVID-19 (Ảnh: Internet).
Giao diện tổng quan của Công thông tin tiêm chủng COVID-19 (Ảnh: Internet).

Nếu đã được tiêm mũi 1, dữ liệu hiển thị chứng nhận màu vàng, còn hoàn thành 2 mũi sẽ có chứng nhận màu xanh lá cây. Chúng ta vẫn thường hay đùa là “thẻ vàng” và “thẻ xanh”. Những trường hợp chưa tiêm mũi nào thì ghi nhận “Chưa tiêm vaccine”.

2. Đã tiêm vaccine nhưng chưa được ghi nhận trên hệ thống, nguyên nhân do đâu?

Hiện nay có nhiều tình trạng người dân đã tiêm 1 hoặc đủ cả 2 mũi vaccine nhưng trên ứng dụng và Cổng thông tin tiêm chủng vẫn không được ghi nhận, hoặc ghi nhận không đầy đủ khi đã tiêm đủ 2 mũi nhưng chỉ có “thẻ vàng” – tức là thông tin tiêm mũi 1. Việc này gây hoang mang, lo lắng cho người dân khi chưa nhận được chứng nhận.

Nhiều trường hợp tiêm mũi 1 từ ngày 06/9 nhưng đến ngày 12/09 tra cứu vẫn không có thông tin trên hệ thống. (Ảnh: Internet).
Nhiều trường hợp tiêm mũi 1 từ ngày 06/9 nhưng đến ngày 12/09 tra cứu vẫn không có thông tin trên hệ thống. (Ảnh: Internet).

Ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế lý giải nguyên nhân này như sau: Về nguyên tắc, thông tin của người dân sẽ được các đơn vị cập nhật lên hệ thống của Bộ rồi từ đó chuyển sang Sổ sức khỏe điện tử một cách đồng bộ. Tuy nhiên do hệ thống mới vận hành, có nhiều trường hợp những địa điểm tiêm chủng chưa xử lý kịp các phần mềm liên quan, dẫn đến dữ liệu đồng bộ chậm.

Cũng theo Bộ Y Tế, hiện tại hầu hết dữ liệu vẫn đang được nhập liệu từ giấy tờ sang file excel và dữ liệu chưa có đầy đủ thông tin. Bộ cũng đã gửi công văn tới các đơn vị liên quan trên cả nước yêu cầu hoàn tất việc cập nhật dữ liệu xong trước ngày 20/09.

Đại diện phía nhà phát triển ứng dụng – Viettel Solutions cũng đưa ra giải thích, việc hiển thị chứng nhận phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập liệu từ các cơ sở tiêm chủng.

Sổ sức khỏe điện tử (Ảnh: Internet).
Sổ sức khỏe điện tử (Ảnh: Internet).

3. Xử lý thế nào nếu bị sai, thiếu thông tin tiêm vaccine?

Trường hợp đã tiêm nhưng chưa có thông tin xác nhận, hoặc thông tin hiển thị sai, người dân có thể gửi phản ánh đến các đơn vị chuyên môn xử lý với tính năng gửi phản ánh trên Cổng thông tin Tiêm chủng COVID-19 để được điều chỉnh theo các bước như sau:

  • Truy cập địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal
  • Vào phần Phản ánh thông tin và điền đầy đủ các thông tin trong mục này, trong đó những ô có dấu * là bắt buộc phải nhập
  • Điền các thông tin liên quan đến mũi tiêm, đính kèm ảnh chụp giấy xác nhận, sau đó nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản ánh”.
Hướng dẫn gửi phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng (Ảnh: Internet).
Hướng dẫn gửi phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng (Ảnh: Internet).
  • Với những trường hợp làm mất giấy xác nhận thông tin tiêm, không có thông tin ảnh đính kèm lên hệ thống, người dân liên hệ lại với đơn vị tiêm chủng để được hỗ trợ. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm cập nhật thông tin dữ liệu của người được tiêm.
  • Với các thông tin cá nhân như Họ tên, ngày tháng năm sinh, Số CMND/CCCD/HC… nếu chưa chính xác, các bạn cập nhật lại thông tin trong phần Thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi nhưng trên hệ thống chỉ ghi mũi 1 (Ảnh: Internet).
Nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi nhưng trên hệ thống chỉ ghi mũi 1 (Ảnh: Internet).

Sau khi phản ánh được phê duyệt, người dân sẽ nhận được thông báo phản hồi qua tin nhắn điện thoại. Trường hợp bị từ chối, hệ thống cũng sẽ gửi tin nhắn điện thoại nhắc nhở thông tin được phản ánh chưa chính xác, yêu cầu người dân vào website https://tiemchungcovid19.gov.vn/ để tạo lại phản ánh mới.

Cùng trang bị cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến COVID-19 để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh nhé!

Một số bài viết cùng chuyên mục có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Bỏng da do xi măng: Tại sao lại thế và xử lý cách nào?

Xi măng nhìn vô hại vậy mà cũng có thể gây bỏng? Nếu chẳng may bị dính phải loại bỏng này thì xử lý thế nào? Và quan trọng nhất là phòng ngừa ngay từ đầu ra sao? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá hiện tượng bỏng da do xi măng nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận