Thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày là vấn đề cấp bách nhất để phòng ngừa cũng như hỗ trợ quá trình điều trị nhồi máu cơ tim. Đây được coi là cách tối ưu để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết dành cho bạn.

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra nhồi máu cơ tim, có thể do giới tính, tuổi tác cũng như do gia đình có tiền sử mắc bệnh này rồi, những yếu tố này hoàn toàn không thể thay đổi được. Nhưng có những yếu tố khác xuất phát từ lối sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh khiến cho hoạt động của tim bị ảnh hưởng.

Nhồi máu cơ tim phải làm sao? (Nguồn: Internet)
Nhồi máu cơ tim phải làm sao? (Nguồn: Internet)

Chính vì thế, bạn cần biết những biện pháp dưới đây để đảm bảo sức khỏe tim mạch tối ưu.

Kiểm soát cholesterol trong máu

Nguyên nhân lớn nhất gây ảnh hưởng đến tim và có thể gây ra nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch do huyết áp tăng cao cộng với tình trạng tăng mỡ máu, từ đó gây ra tổn thương của thành động mạch. Các mảng bám xơ vữa hình thành và tích tụ trên thành mạch máu khiến cho quá trình lưu thông của máu bị cản trở, thành mạch dày cứng hơn dẫn đến sự xuất hiện của các cục máu đông. Khi xơ vữa quá nhiều sẽ gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu nuôi tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim và có thể tử vong.

Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim (Nguồn: Internet)

Chính vì vậy, người bệnh cần kiểm soát lượng cholesterol trong máu bằng cách kiểm soát thức ăn nạp vào cơ thể, tránh ăn quá nhiều chất béo cũng như những loại thực phẩm đóng hộp, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh,….

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại vì đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Huyết áp tăng kéo theo những ảnh hưởng đến tim và các động mạch khiến những bộ phận này gặp nhiều căng thẳng, từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Kiểm soát huyết áp cũng như kiểm soát hoạt động của tim mạch (Nguồn: Internet)
Kiểm soát huyết áp cũng như kiểm soát hoạt động của tim mạch (Nguồn: Internet)

Người bệnh nên kiểm tra huyết áp mỗi ngày để xác định tình trạng huyết áp của bản thân, thực hiện chế độ ăn nhạt, chọn những loại thực phẩm tốt cho tim mạch, không uống bia, rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,…. Ngoài ra người bệnh cũng cần phải theo dõi cân nặng, duy trì thói quen tập thể dục và uống nhiều nước mỗi ngày.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của bệnh

Đây được coi là một trong những điểm mấu chốt quan trọng nhất để ổn định đường huyết cũng như kiểm soát mỡ máu. Thay vì ăn những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ, chứa quá nhiều chất béo không có lợi và những món ăn nhanh nhiều dầu mỡ,…. thì người bệnh nên thay thế bằng những loại thực phẩm dưới đây:

  • Bổ sung nhiều rau xanh và các loại nước ép hoa quả tươi, bạn có thể mua hoa quả về nhà để ép lấy nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Lựa chọn thịt nạc, cá, gia cầm bỏ phần da cho bữa ăn hàng ngày.
  • Thay thế các loại sữa có đường và nhiều béo bằng các loại sữa ít đường không béo, có thể dùng những loại sữa có nguồn gốc từ hạt hoặc từ các loại đậu.
  • Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu từ thực vật để tốt cho tim mạch
  • Ngoài ra người bệnh cũng đừng quên uống nước mỗi ngày ít nhất 2 lít nước cộng với nghỉ ngơi đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Xem thêm

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ từ sớm và những việc cần làm để giúp đỡ trẻ

Tự kỷ thường gặp ở trẻ khoảng 3 tuổi đổ lại và có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ nếu không có biện pháp can thiệp. Điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng trẻ tự kỷ ngày càng nhiều. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết chứng tự kỷ? Cùng tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận