Trong số các bệnh lý về răng miệng không thể không nhắc đến viêm lợi. Đây là bệnh lý gây ra chảy máu chân răng, khiến người bệnh mất tự tin. Hiện nay có rất nhiều mẹo giúp giảm tình trạng viêm lợi, sưng lợi. Bạn có thể tham khảo dưới đây nha.

Các triệu chứng để nhận biết viêm lợi

Sưng lợi

Bất kể vị trí nào trên lợi cũng có thể bị sưng lợi. Vị trí sưng lợi thường có dấu hiệu sưng to hơn, đau, có thể chảy máu một cách tự nhiên, khó chịu. Sưng lợi ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của người bệnh, gây tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng.

Đối với trẻ em có thể gây ra tình trạng lười ăn, chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mọc răng của trẻ.

Đau

Đau răng hoặc đau lợi có thể là cách nhận biết sớm nhất của viêm lợi, thường sẽ gây ra tình trạng tích mủ ở lợi. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến viêm, đau dai dẳng vùng lợi và tăng dần mức độ đau mỗi khi ăn hoặc uống nước.

Cách nhận biết viêm lợi (Nguồn: Internet)
Cách nhận biết viêm lợi (Nguồn: Internet)

Hôi miệng

Viêm lợi cũng có thể là hậu quả của việc bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến hôi miệng và nghiêm trọng hơn là gây ra tình trạng viêm. Hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Triệu chứng của viêm lợi

  • Sưng lợi.
  • Chảy máu.
  • Đau.
  • Hôi miệng.
  • Khó chịu.
  • Sốt

Biến chứng của viêm lợi

Viêm lợi nếu để lâu ngày không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Rụng răng.
  • Răng yếu, lung lay.
  • Đau nhức.
  • Gây ra tình trạng đột quỵ.
  • Tăng lượng đường trong máu.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Dễ mắc các bệnh về tim mạch và phổi.

Nguyên nhân gây ra viêm lợi là gì?

  • Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm lợi có thể là do người bệnh vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
  • Không lấy cao răng định kỳ gây ra tình trạng mảng bám xuất hiện nhiều trong khoang miệng gây ra viêm.
  • Chế độ ăn không hợp lý, ăn quá nhiều chất có hại cho sức khoẻ.
  • Thường xuyên hút thuốc lá, ăn đồ ngọt, uống nước ngọt, nước có ga.
  • Nguyên nhân gây ra viêm lợi cũng có thể là do di truyền hoặc mắc một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch.

Cách phòng ngừa tình trạng viêm lợi

  • Thường xuyên súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng 2 lần một ngày.
  • Hạn chế dùng tăm, thay vào đó là dùng chỉ nha khoa.
  • Đánh răng hai lần một ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ, đánh xoay tròn để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám cũng như hạn chế tổn thương lợi.
  • Khám răng và lấy cao răng định kỳ. Răng có biểu hiện sưng hoặc khác với bình thường nên đến gặp bác sĩ ngay.

Một số loại nước súc miệng tại nhà bạn có thể sử dụng

Ngoài súc miệng bằng nước muối thì có thể sử dụng một số loại thực phẩm có sẵn trong nhà, an toàn, rẻ tiền mà vẫn hiệu quả:

  • Tinh dầu sả: giúp loại bỏ các mảng bám, chất chlorhexidine có trong tinh dầu sả còn giúp loại bỏ tình trạng viêm lợi. Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào nước rồi pha loãng, sử dụng hỗn hợp này súc miệng trong khoảng 30 giây.
Lợi ích của tinh dầu sả (Nguồn: Internet)
Lợi ích của tinh dầu sả (Nguồn: Internet)
  • Dầu dừa: Axiy lauric có trong dầu dừa khá an toàn và có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, loại bỏ các mảng bám, hạn chế tình đáng kể tình trạng hôi miệng. Ngoài ra còn giảm tình trạng viêm xoang và đau đầu hiệu quả.
Lợi ích của dầu dừa (Nguồn: Internet)
Lợi ích của dầu dừa (Nguồn: Internet)
  • Nha đam: Không chỉ được coi là thần dược làm đẹp, nha đam còn được biết đến như một bài thuốc chữa viêm lợi an toàn ngay tại nhà. Chỉ cần xay nhuyễn phần thịt của lô hội sau đó pha loãng, dùng hỗn hợp đó súc miệng hàng ngày. Chất chlorhexidine trong nước lô hội có khả năng kháng viêm rất tốt.
  • Lá ổi: Nhiều người cho rằng giã lá ổi bánh tẻ rồi cho vào nước sôi, đợi 20 phút, dùng hỗn hợp đó súc miệng cũng có thể chữa được tình trạng viêm lợi. Lá ổi từ xưa thường được dùng để trị hôi miệng, sâu răng vì tính kháng khuẩn và kiểm soát vi khuẩn có trong khoang miệng rất tốt mà lại an toàn.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo:

  • hellobacsi.com
  • medlatec.vn
Xem thêm

Loạn thị: Những điều bạn cần chú ý để phát hiện và phòng tránh

Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chứng loạn thị. Tật loạn thị này có thể là do di truyền hoặc xuất hiện sau chấn thương và các bệnh lý có liên quan đến mắt. Vậy cách để phát hiện loạn thị như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận