Nếu bạn lướt LinkedIn rồi chỉ thấy những người thành công hơn mình thì đó là do bạn chưa nhận ra cái bẫy thiếu trung thực của LinkedIn. Ngay bây giờ BlogAnChoi sẽ giúp bạn điểm qua 3 cái bẫy này, để từ đó bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về thế giới việc làm trên LinkedIn.

Bạn nhầm tưởng rằng các chức danh sẽ làm profile của chúng ta trở nên hoành tráng

Có thể nói, LinkedIn là nơi tồn tại của nhiều chức danh khác nhau, đặc biệt là các chức danh lớn như quản lý, giám đốc, phó chủ tịch hay chủ tịch. Tuy nhiên, có rất nhiều người tự phong cho mình bất kỳ chức danh gì mà không có ai kiếm chứng họ.

Giống như LinkedIn, mạng xã hội việc làm Blind mà người dùng được giấu tên đã đưa ra một khảo sát năm 2019 về việc nói dối trong CV và LinkedIn. Thật bất ngờ, kết quả là 10% người trả lời họ có nói dối. Nhiều người trong số này hiện đang làm cho những công ty lớn như SAP, Amazon, Cisco, PayPal hay eBay.

Do không ai kiểm chứng nên các chức danh trên LinkedIn không đáng tin cậy (Ảnh: Internet)
Do không ai kiểm chứng nên các chức danh trên LinkedIn không đáng tin cậy (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, các từ phổ biến sau cũng được thêm vào các chức danh để thêm phần hoành tráng như “digital” (kỹ thuật số) hay “data-driven” (dựa trên số liệu), để thu hút các kết quả tìm kiếm.

Thú vị hơn cả, từ “chủ tịch” cũng là một chức danh tự phong khá phổ biến. Những người chọn chức danh này không hoàn toàn nói dối, bởi họ có những dự án cá nhân hoặc là chủ tịch của câu lạc bộ nào đó. Vì vậy, nhiều nhà tuyển dụng chỉ tin vào các chức danh tại các công ty tồn tại trên LinkedIn. Trang công ty càng được nhiều người theo dõi thì càng đáng tin cậy.

Bạn không hề biết sự thật đằng sau lớp vỏ thành công được tô vẽ hoàn hảo trên LinkedIn

Chắc bạn chẳng còn xa lạ với những dòng trạng thái khoe khoang về thành quả công việc cùng với những hình ảnh về sự hợp tác tốt đẹp của các đội nhóm được đăng tải trên LinkedIn. Nhưng liệu thành công có thật sự đến với họ như họ đang thể hiện ra bên ngoài?

Không có đội nhóm nào có thể tránh khỏi sự xung đột (Ảnh: Internet)
Không có đội nhóm nào có thể tránh khỏi sự xung đột (Ảnh: Internet)

Năm 1965, nhà nghiên cứu tâm lý người Mỹ, Bruce Tuckman, đã đưa ra một mô hình phát triển nhóm đơn giản với bốn bước: forming (thành lập nhóm) – storming (tiếp xúc với nhau) – norming (thiết lập quy định) – performing (làm việc hiệu quả).

Nếu thiếu đi bước “storming”, thiếu đi những va chạm và mâu thuẫn thì từng thành viên trong nhóm không thể bộc lộ hết mình và thấu hiểu lẫn nhau. Vì vậy, thành công mỗi thành viên trong các đội nhóm không dễ dàng như trong tấm hình mà chúng ta thấy trên LinkedIn. Tuy nhiên, những người đăng mấy tấm hình vui vẻ đó không hẳn nói dối. Mà là họ chỉ cho chúng ta thấy kết quả của một quá trình, trong đó có những nỗ lực khiến họ “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” nhưng người ngoài sao thấy được?

Bạn có nhận ra rằng, những người có tài khoản LinkedIn không bao giờ thất nghiệp?

Có một sự thật là ít người nào dám nhận mình đang thất nghiệp, đó là lý do vì sao họ dành rất nhiều thời gian trên LinkedIn và chăm chút cho profile của mình. Joshua Waldman, tác giả cuốn “Cẩm nang tìm việc trên mạng xã hội cho người mới bắt đầu” cho rằng nguyên nhân của hành động đó là do hiện tượng kỳ thị người thất nghiệp. Những nhà tuyển dụng luôn muốn tiếp cận những ứng viên có kinh nghiệm hơn các ứng viên thất nghiệp.

Nhà tuyển dụng có xu hướng xem nhẹ những ứng viên thất nghiệp (Ảnh: Internet)
Nhà tuyển dụng có xu hướng xem nhẹ những ứng viên thất nghiệp (Ảnh: Internet)

Chính vì thế, dù đang trong thời gian nghỉ giữa hai công việc nhưng một số người sẽ tích cực đăng tải các nội dung như ảnh sự kiện họ tham gia, quan điểm chuyên môn, nhằm để tăng tần suất xuất hiện của bản thân trên công cụ tìm kiếm và gây ấn tượng với người tuyển dụng.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Avatar đen có ý nghĩa gì? Tại sao người ta để avatar đen trên Facebook?

Đôi khi bạn sẽ thấy một chiếc avatar đen xuất hiện trên newfeed của mình. Vậy avatar đen có ý nghĩa gì? Tại sao người ta lại để avatar đen trên Facebook nhằm mục đích gì?
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận