Tại sao MasterClass có thể tạo nên lượng truy cập (traffic) vào website của mình ngang ngửa với nhiều trang tin lớn, mà không tốn bất kỳ đồng quảng cáo nào? Nhiều chuyên gia nhận định đây là cốt lõi để nền tảng giáo dục này tiếp cận đến nhiều người dùng trên thế giới và chỉ trong 5 năm đã trở thành cái tên phổ biến trên toàn cầu. Vậy cụ thể MasterClass đã làm thế nào? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về cách làm marketing “0 đồng” của họ nhé!

SEO tốt để SELL nhiều

Bạn hãy thử gõ từ khóa “write a song”, “make a storyboard” hay bất kỳ một kỹ năng thiên về sáng tạo nào đó bằng tiếng Anh, hầu như cái tên “MasterClass” luôn xuất hiện trên trang nhất kết quả tìm kiếm của Google. Hay thậm chí, chỉ một từ khoá dưới dạng danh từ như “shallots”, hay “song structure” cũng có thể dẫn bạn về với MasterClass.

Cái tên "MasterClass" luôn xuất hiện trên trang nhất kết quả tìm kiếm của Google (Ảnh: Internet)
Cái tên “MasterClass” luôn xuất hiện trên trang nhất kết quả tìm kiếm của Google (Ảnh: Internet)

Thống kê từ SimilarWeb, chuyên trang phân tích SEO, cho thấy hàng tháng MasterClass có đến hơn 11,9 triệu lượt truy cập. Trong đó hơn 70% là đến từ hành vi tìm kiếm của người dùng, 30% còn lại đến từ truy cập website trực tiếp và các nguồn khác.

So sánh với một nền tảng giáo dục được xem là đối thủ của MasterClass, Udemy có xu hướng ngược lại, với hơn 20% lượng truy cập đến từ tìm kiếm từ khoá và 80% còn lại đến từ truy cập trực tiếp và các nguồn khác.

MasterClass tối ưu hoá SEO như thế nào?

Nhìn qua MasterClass có vẻ như đang chọn cách tiếp cận người dùng tiềm năng một cách thụ động, nhưng họ đang an toàn chạm vào một nhu cầu cốt lõi của con người. Đó là nhu cầu được tự khám phá, thay vì bị ai đó bảo phải làm gì (như bị quảng cáo xuất hiện bất thình lình khi xem YouTube mời gọi mua khoá học…

Bởi hầu hết ai cũng đã có sẵn cho mình sở thích, nhu cầu, động lực hành động nhất định. Thế nên khi có động lực ngoại sinh mạnh mẽ khác chen vào, động lực hành động vốn có ban đầu sẽ bị giảm bớt hoặc bị thay thế luôn. Đây là điều phản lại khao khát tự do của con người. Hiệu ứng dư thừa (overjustification effect) này đã được kiểm chứng bởi hai nhà tâm lý học Mark R. Lepper và David Greene.

Các chuyên gia marketing qua quan sát hành vi của triệu người dùng cũng phân chia mục đích tìm kiếm cơ bản thành 3 nhóm như sau:

  • Thông tin (Information): người dùng sẽ tìm kiếm câu hỏi cụ thể về một vấn đề nhất định. Vì vậy từ khoá sẽ thường là how, what, who, where, why, guide, tutorial, tips, examples, learn.
  • Điều hướng (Navigation): người dùng sẽ tìm kiếm tên của một sản phẩm, website cụ thể.
  • Thanh toán (Transaction): người dùng sẽ tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm họ sắp mua. Từ khoá sẽ thường là top, best, review, coupon, price, pricing.
MasterClass đang chạm vào một nhu cầu cốt lõi của con người, đó là nhu cầu được tự khám phá (Ảnh: Internet)
MasterClass đang chạm vào một nhu cầu cốt lõi của con người, đó là nhu cầu được tự khám phá (Ảnh: Internet)

Xét theo điểm giao thoa giữa mục đích giáo dục của nền tảng và nhu cầu của người dùng, MasterClass chỉ tập trung vào mục đích tìm kiếm thông tin. Dữ liệu từ Ahrefs, trang trích xuất hiệu suất SEO của các trang web, cũng cho thấy rằng các bài viết đạt lượt xem cao nhất trên MasterClass đều đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm thông tin, với các từ khóa như how-to, guide, learn.

SEO tốt nhưng SELL mới là chính

MasterClass tạo nên một mạng lưới tiếp thị sản phẩm chính của họ đến người dùng tiềm năng. Cụ thể, trong mỗi bài, MasterClass đều dẫn liên kết đến một khoá học cụ thể có liên quan. Chẳng hạn, nếu bạn tìm kiếm cách phân biệt 6 loại củ hành, MasterClass sẽ gợi ý bạn đến khóa học nấu ăn cơ bản của Gordon Ramsay hay Alice Waters. Nếu bạn tìm công thức pha chế cocktail, nền tảng này sẽ dẫn bạn đến với các lớp nấu các món mời đãi khách.

Nếu bạn tò mò nhưng chưa mua khóa học của Masterclass thì đây là lúc “bậc thầy” cũng phải dùng đến chiêu “lửa gần rơm”. Họ truy cập lại dữ liệu tìm kiếm của từng cá nhân để tiếp tục đề xuất quảng cáo về các khóa học người dùng đã tỏ ra hứng thú trên YouTube, Facebook và Instagram.

Nếu bạn tò mò nhưng chưa mua khóa học của Masterclass thì đây là lúc “bậc thầy” cũng phải dùng đến chiêu “lửa gần rơm” để tiếp tục đề xuất quảng cáo về các khóa học (Ảnh: Internet)
Nếu bạn tò mò nhưng chưa mua khóa học của Masterclass thì đây là lúc “bậc thầy” cũng phải dùng đến chiêu “lửa gần rơm” để tiếp tục đề xuất quảng cáo về các khóa học (Ảnh: Internet)

Như cách bạn thấy mình đẹp vì nhìn bản thân nhiều trong gương, các nhà tiếp thị sản phẩm (marketer) của MasterClass cũng hiểu rằng bạn nhìn thấy nhiều, càng quen thuộc với sản phẩm của họ thì càng có khả năng bạn thích nó và biết đâu sau đó sẽ chi tiền. Trong tâm lý học người ta gọi nó là hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (mere exposure effect).

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

Xem thêm

Cách bảo vệ danh tiếng thương hiệu trước những scandal

Việc đạt được mức độ an toàn hoàn hảo cho thương hiệu là không thể, vì trong nhiều trường hợp các thông điệp, giá trị và khẩu hiệu của thương hiệu bị hiểu sai dẫn đến nhiều sự việc "cười ra nước mắt".
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận