Ngay bây giờ, các bạn hãy cùng BlogAnChoi lắng nghe Giám đốc Marketing Gojek Việt Nam chia sẻ về những chiêm nghiệm thú vị của chị cũng như tìm hiểu về định nghĩa Marketing của chị nhé!

Trong hơn 2 năm kể từ khi thương hiệu Gojek chính thức được đưa vào sử dụng ở Việt Nam thay thế cho thương hiệu GoViet, thị trường Việt Nam đã chứng kiến một Gojek tự tin, liên tục có những đột phá về mặt quảng bá. Chặng đường này sẽ được bật mí trong bài viết này, bằng câu chuyện của chị Phi Khánh Lê – Giám đốc Marketing Gojek Việt Nam.

Chị Phi Khánh Lê - Giám đốc Marketing Gojek Việt Nam (Ảnh: Internet)
Chị Phi Khánh Lê – Giám đốc Marketing Gojek Việt Nam (Ảnh: Internet)

Duyên nợ với nghề

Theo chị Lê, thương hiệu sản phẩm cũng giống như con người. Ví dụ như khi mình quảng cáo bản thân là một marketer và muốn thuyết phục người khác thuê mình thì mình phải vừa chứng minh kỹ năng làm việc (sản phẩm), vừa trình bày hồ sơ cá nhân (thương hiệu).

Bên cạnh đó, tình yêu với nghề cũng là yếu tố cần thiết và là trợ lực không nhỏ. Trong suốt 8 năm làm việc trong lĩnh vực bất động sản tại Singapore ở đoạn đầu sự nghiệp, Lê mong mỏi tìm công việc cân bằng giữa kinh doanh và đam mê của bản thân là nghệ thuật. Nghề marketing, theo Lê, đã thoả mãn điều này.

Lê dần đắm mình vào những bài học nghệ thuật về marketing như: Cách một thương hiệu trở nên quyến rũ với người sử dụng, hay cách làm khách hàng thích một sản phẩm dù không nhu cầu sử dụng… Sự kết hợp thú vị giữa nghệ thuật và kinh doanh đã giữ chân Lê với nghề đến ngày hôm nay. “Nhìn lại hành trình đã qua với nghề, đó là duyên, là tình yêu đó chứ” – chị Lê tâm sự.

Khi nhìn lại hành trình đã qua với nghề, chị Lê tâm sự đó là duyên, là tình yêu (Ảnh: Internet)
Khi nhìn lại hành trình đã qua với nghề, chị Lê tâm sự đó là duyên, là tình yêu (Ảnh: Internet)

Hành trình tái định nghĩa “màu xanh” thương hiệu

Khi được hỏi về giai đoạn tái cấu trúc thương hiệu (re-branding) của Gojek, chị Lê nhận thấy giai đoạn này bao gồm các cấp khác nhau của mô hình tái cấu trúc, từ cấp đơn giản nhất như tái cấu trúc hình ảnh (visual identity) thông qua thay đổi logo, phông chữ, màu sắc… cho đến cấp cao hơn là tái cấu trúc thương hiệu.

Chị cũng chia sẻ ấn tượng của chị về những ngày đầu trở về Việt Nam nhận công việc tại Gojek:

Tôi về nước vào tháng 4/2021, và khi về đây tôi đã thấy bóng áo xanh cùng logo hình vòng tròn khuyết của Gojek phủ kín các đường phố Sài Gòn. Theo kinh nghiệm bản thân, thách thức lớn nhất khi tái cấu trúc thương hiệu là xây dựng lại từ đầu độ nhận biết thương hiệu. Do đó, dù không trực tiếp tham gia vào giai đoạn chuyển đổi thương hiệu, tôi đánh giá rất cao tốc độ xây dựng độ phủ thương hiệu của đội ngũ Gojek.

Gojek là một thương hiệu lớn ở khu vực Đông Nam Á, thành lập từ năm 2010 và là một trong những startup siêu kỳ lân đầu tiên của khu vực. Nhưng theo chị Lê, khi mang màu xanh lá cây truyền thống của Gojek, thứ vốn đã hiện diện từ những ngày đầu thành lập tập đoàn vào thị trường Việt Nam, vô tình trùng với màu một số thương hiệu sẽ khiến Gojek khó tránh khỏi vai “hậu bối theo sau”.

Chị Lê đánh giá cao việc Gojek kiên định con đường mình đã chọn: không thay đổi logo mang tính biểu tượng của công ty, kiên trì để thị trường chấp nhận mình – đây cũng chính là một trong những yếu tố hấp dẫn chị đến với thương hiệu này. Và Gojek may mắn đã thành công với TVC “Enjoy the Flow” (Phiêu nhịp sống) ra mắt vào tầm tháng 8-9.

Chị Lê đánh giá cao việc Gojek kiên định con đường mình đã chọn (Ảnh: Internet)
Chị Lê đánh giá cao việc Gojek kiên định con đường mình đã chọn (Ảnh: Internet)

Đây là sản phẩm được giới chuyên môn và dư luận đánh giá cao vì chất lượng hình ảnh, sự sáng tạo và nội dung triển khai khác biệt so với tất cả các TVC khác trên thị trường vào thời điểm đó. Và hiển nhiên, một màn chào sân ấn tượng sẽ tạo tiền đề cho những bước phát triển đầu tiên thuận lợi. Nhưng để có được sự tin yêu và gắn bó của cộng đồng và người dùng, một thương hiệu còn cần nhiều hơn thế nữa.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Học cách MasterClass làm marketing "0 đồng"

Tại sao MasterClass có thể tạo nên lượng truy cập (traffic) vào website của mình ngang ngửa với nhiều trang tin lớn, mà không tốn bất kỳ đồng quảng cáo nào? Nhiều chuyên gia nhận định đây là cốt lõi để nền tảng giáo dục này tiếp cận đến nhiều người dùng trên thế giới và chỉ trong 5 ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận