Châu Phi vốn được gọi là “lục địa đen” với rất nhiều điều nguy hiểm. Nhưng đâu chỉ có hổ báo hay linh cẩu mới đáng sợ, châu Phi còn sở hữu một “hồ sát nhân” với khả năng lấy mạng 2000 người chỉ trong 1 đêm.

Nói đến châu Phi bạn sợ nhất điều gì? Lạc giữa sa mạc không một giọt nước? Gặp phải sư tử, hổ báo hay linh cẩu? Nếu vậy, bạn nên thêm một điều nữa vào list cần sợ hãi khi đến châu Phi của mình, đó chính là những hồ tử thần và hồ sát nhân đã giết hàng nghìn mạng người tại đây.

hồ sát nhân nyos cameroon giết người
Hồ nước “máu” Natron với mặt nước đỏ như máu, bất cứ sinh vật nào rơi xuống cũng hóa đá. (Ảnh: Internet)

Châu Phi sở hữu 3 hồ sát nhân nổi tiếng nhất. Một là hồ nước “đỏ như máu” Natron – hồ nước mặn nằm ở miền bắc Tanzania với truyền thuyết rằng bất cứ loài sinh vật nào rơi xuống hồ cũng sẽ bị hóa đá. Thứ 2 là hồ Victoria với diện tích rộng 70.000 km2, nằm giữa 3 nước Đông Phi là Uganda, Tanzania, Kenya, mỗi năm trung bình cướp đi tính mạng của 5.000 người bởi sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Nhưng 5.000 mạng người/năm cũng chẳng so được với 2.000 mạng người 1 đêm mà hồ Nyos tại Cameroon đã gây ra.

Hồ sát nhân giết chết 2.000 người trong 1 đêm

Hồ Nyos thuộc đại phận nước Cameroon – một đất nước có rất nhiều núi lửa tai châu Phi. Hồ Nyos nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển và có độ sâu trung bình 200m.

hồ sát nhân nyos cameroon giết người
Hồ Nyos với vẻ đẹp hùng vĩ mà bình lặng. (Ảnh: Internet)

Thoạt nhìn thì hồ Nyos thật sự xứng với danh xưng “cảnh đẹp hữu tình” bởi mặt nước hồ phẳng lặng xanh mát, bao quanh là những núi non trập trùng với màu xanh của cây lá bao phủ. Thế nhưng phía dưới mặt hồ yê ả đó là hàng tỷ tấn carbon dioxide và vẫn đang tiếp tục tăng lên, giống như một quả bom hẹn giờ có thể nổ bất cứ lúc nào.

Carbon Dioxide có công thức hóa học là CO2, là một loại khí tồn tại trong khí quyển ở nồng độ 0.04%. Còn nếu nồng độ CO2 cao hơn 5% theo thể tích thì sẽ gây ngộ độc và khiến con người, động vật tử vong. Tuy nhiên đáy hồ Nyos lại hòa tan đến hàng tỷ tấn CO2, nếu để thoát ra có thể gây thảm họa cho một vùng rộng lớn. Và điều đó đã xảy ra vào năm 1986, gây ra cái chết của gần 2.000 người.

hồ sát nhân nyos cameroon
Nhưng ẩn sâu dưới lòng hồ đó là “tên sát nhân” giết 2000 người chỉ trong 1 đêm. (Ảnh: Internet)

Tối ngày 21/8/1986, mặt hồ bình lặng của hồ Nyos bỗng xuất hiện nhiều đốm sáng lấp lánh và ven hồ tỏa ra một mùi rất khó chịu – giống như mùi đốt lò than. Không lâu sau, một loạt những tiếng động vang lên như bom nổ, làm rung chuyển của lòng hồ và mặt đất xung quanh. Những cột nước từ trong lòng hồ Nyos bắn lên cao với tốc độ phải đến 100km/h. Cùng với đó là lớp khói đậm đặc CO2 nhanh chóng lan tỏa, bao trùm cả một vùng rộng lớn xung quanh mặt hồ. Chiều cao của lớp khói này phải đến 120m với, bao phủ diện tích khoảng 23km xung quanh khu vực đó.

Nhưng cư dân sống xung quanh hồ Nyos chứng kiến hiện tượng đó thì vô cùng sợ hãi. Nhưng họ cũng chẳng thể chạy trốn, bởi chỉ trong chớp mắt, lớp khói độc hại mang theo sự chết chóc đó đã bao trùm toàn bộ ngôi làng, khiến bất cứ ai hít phải nó đều bị ngộc độc, suy hô hấp và dẫn tới cái chết.

hồ sát nhân nyos cameroon
Con người, gia súc, động vật đều không thoát khỏi cái chết. (Ảnh: Internet)

Hơn nữa sự việc xảy ra vào buổi tối muộn, khi mà người dân hầu hết đều đã đi ngủ. Chính bởi vậy khi người ta phát hiện sự việc và đến kiếm tra thì mọi dân làng, gia súc và cả các loài cá dưới hồ đều đã chết không. Duy chỉ có cây cối, với nguồn sống lấy từ CO2 là vẫn còn nguyên vẹn, cùng với những căn nhà trơ chọi chứa đầy xác chết.

Nguyên nhân khiến hồ Nyos “giết người”

Nguyên nhân cho cái chết của gần 2.000 người có thể dễ dàng đoán được là do ngạt thở vì CO2 mà tử vong. Còn về những cột nước cao 120m với tốc độ bắn lên đến cả trăm km/h thì các nhà khoa học giải thích rằng hồ Nyos nằm trên miệng một núi lửa đã chết. Lớp dung nham núi lửa nằm sâu dưới vỏ trái đất ở vị trí lòng hồ đã gây ra lượng CO2 hòa tan lên đến hàng tỷ tấn dưới lòng hồ. Tuy nhiên điều kỳ diệu của thiên nhiên vẫn luôn xảy ra, lớp khí CO2 hòa tan này chỉ có ở độ sâu 500m dưới lòng hồ, còn các tầng nước phía trên vẫn duy trì sự sống bình thường.

hồ sát nhân nyos cameroon
“Hồ sát nhân” Nyos khi bình thường yên ả và khi có hiện tượng “lạ”. (Ảnh: Internet)

Sau khi thảm họa này xảy ra, người dân xung quanh hồ Nyos đã được sơ tán. Dù rằng CO2 nặng hơn không khí, sẽ luôn chìm sâu dưới lòng hồ, nhưng sự bất thường của “mẹ thiên nhiên” là điều không ai đoán định được, và con người cũng chẳng thể xử lý được “tên sát nhân” hồ Nyos này, nên đành chọn cách tránh xa để bảo toàn sự sống.

Ngoài vụ “thảm sát” kinh hoàng hơn 2.000 người trong 1 đêm của hồ Nyos, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin độc lạ khác tại BlogAnChoi như:

Muốn thỏa mãn tính tò mò và sự hiếu kỳ với những sự việc độc đáo, lạ lùng trên thế giới, bạn hãy ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật tin tức nhé!

Xem thêm

Muốn "đu" CBIZ trơn tru, hãy thuộc nằm lòng cẩm nang 100 thuật ngữ dưới đây

Những thuật ngữ Cbiz như tiểu thịt tươi, bạo hồng, khống bình, sao tác... có thể sẽ khá lạ tai đối với một số bạn. Tuy nhiên nếu là một người thích đọc tin bát quái và "hít" drama thì bạn rất nên "bỏ túi" cẩm nang 100 thuật ngữ Cbiz thường gặp dưới đây để tránh bỡ ngỡ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận