Sao neutron là một thực thể bí ẩn bậc nhất trong vũ trụ. Với đường kính có kích thước chỉ khoảng vài chục km nhưng trọng lượng và lực hấp dẫn của nó lại cực kỳ khủng khiếp. Do sự hạn chế của khoa học công nghệ ở thời điểm hiện tại cho nên những hiểu biết của nhân loại về ngôi sao đặc biệt này vẫn còn rất hạn chế. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu một số sự thật thú vị về thiên thể cực đoan này nhé!

Quá trình hình thành của một ngôi sao neutron

Cho tới thời điểm hiện tại, lượng kiến thức mà chúng ta biết về sao neutron vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, chỉ với một vài thông tin ít ỏi này cũng đủ làm rõ được một phần thắc mắc của chúng ta về ngôi sao này.

Sao neutron ban đầu là lõi của một ngôi sao khổng lồ (Nguồn: Internet)
Sao neutron ban đầu là lõi của một ngôi sao khổng lồ (Nguồn: Internet)

Thực thể mang tên sao neutron này được xác định là phần lõi của một ngôi sao có khối lượng gấp từ 10 tới 29 lần Mặt Trời.

Khi ngôi sao vẫn còn đang tồn tại và hoạt động ở trạng thái bình thường, nó tạo ra một từ trường cực mạnh để kéo vật chất về phía trung tâm (gần phần lõi). Để cân bằng và duy trì trạng thái bình thường của ngôi sao chủ, phần lõi cũng tạo ra một nguồn năng lượng để ngăn không cho vật chất đến quá gần trung tâm. Trạng thái này được duy trì trong suốt vòng đời của một ngôi sao bình thường.

Sao neutron được cấu thành từ sự co lại của vật chất đến mức đậm đặc (Nguồn: Internet)
Sao neutron được cấu thành từ sự co lại của vật chất đến mức đậm đặc (Nguồn: Internet)

Trải qua một thời gian dài, khi mà các ngôi sao đã quá già và to lớn, các phản ứng bên trong lõi của chúng sẽ dần ngừng hoạt động. Ngay lập tức, lớp vỏ và phần khí ở bên ngoài sẽ co lại về phía trung tâm. Nhưng chúng vẫn sẽ bị đánh bật ra bởi phần lõi cực kỳ đặc. Khi lớp vỏ và phần khí của hành tinh bị hút đến gần lõi nhất, tất cả (trừ phần lõi) sẽ phát nổ thành một vụ nổ siêu tân tinh. Đó là khởi đầu của sao neutron.

Sao neutron giải phóng mức năng lượng cực kỳ khủng khiếp (Nguồn: Internet)
Sao neutron giải phóng mức năng lượng cực kỳ khủng khiếp (Nguồn: Internet)

Một vụ nổ siêu tân tinh sẽ giải phóng mức năng lượng cực kỳ khủng khiếp. Năng lượng này lớn tới mức có thể so sánh được với ánh sáng phát ra từ tất cả các ngôi sao trong vũ trụ quan sát được.

Nhưng đó vẫn chưa phải là kết thúc của một ngôi sao. Ngay cả khi không có lớp vỏ, lõi của ngôi sao vẫn tiếp tục co vào. Đến một thời điểm nào đó, khi mà sự đậm đặc của nó đạt tới cực điểm (khi mà các electron và các neutron hoà tan vào nhau tạo ra một tập hợp chứa 90% là neutron) thì quá trình mới thực sự kết thúc. Việc co lại của ngôi sao neutron này giống như việc nén cả một toà nhà cao tầng vào một viên thuốc tí hon vậy. Khi ấy, sự đậm đặc của vật chất đã đạt đến đỉnh điểm.

Những sự thật thú vị khác về sao Neutron

Sao neutron là ngôi sao nhỏ và đậm đặc nhất trong vũ trụ từng được biết đến. Với đường kính chỉ vỏn vẹn khoảng 20km nhưng khối lượng của những ngôi sao này lại cực kỳ khủng khiếp – gấp khoảng 1,4 đến 2,16 lần khối lượng mặt trời. Theo tính toán của các nhà thiên văn học, có khoảng 100 triệu ngôi sao neutron đang tồn tại đâu đó ngoài kia trong Dải ngân hà của chúng ta.

Nhiệt độ bề mặt của sao neutron lên đến hàng trăm nghìn độ C (Nguồn: Internet)
Nhiệt độ bề mặt của sao neutron lên đến hàng trăm nghìn độ C (Nguồn: Internet)

Lúc mới được hình thành, nhiệt độ ở phần lõi của ngôi sao này cực cao. Nó dao động khoảng từ 100 tỷ đến 1000 tỷ độ C, gấp khoảng hơn 6000 lần nhiệt độ tại lõi Mặt Trời. Nhưng nhiệt độ kinh khủng khiếp ấy sẽ nhanh chóng giảm xuống chỉ còn 600.000 độ C, gấp gần 109 lần nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.

Nhưng điều tạo nên sự đặc biệt của sao neutron so với các anh chị em sao khác là mật độ vật chất của nó. Sự phân bố vật chất trên ngôi sao đặc biệt này cũng cực kỳ kinh khủng – với mật độ trung bình khoảng 480.000 tỷ tấn/m³. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có thể xúc một muỗng cafe vật chất khoảng 5ml ở lõi ngôi sao này thì khối lượng của nó sẽ không dưới 4 tỷ tấn.

Trọng lực của sao neutron gấp 200 tỷ lần Trái Đất (Nguồn: Internet)
Trọng lực của sao neutron gấp 200 tỷ lần Trái Đất (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, gia tốc trọng trường của ngôi sao này cũng được xếp vào hàng cực khủng. Người ta tính toán được rằng, trường hấp dẫn của một ngôi sao tên Neutron lên tới 2000 tỷ m/s², gấp khoảng 200 tỷ lần gia tốc trọng lực trên Trái Đất. Nghĩa là nếu một người đàn ông nặng khoảng 70kg ở Trái Đất thì sẽ có cân nặng khoảng 14 tỷ tấn trên sao neutron.

Là một trong những thiên thể sở hữu cho mình những thông số cực kỳ khủng khiếp, sao neutron vẫn còn là một thách thức đối với những nhà thiên văn học. Với sự phát triển của công nghệ, trong một tương lai gần hi vọng rằng nhân loại sẽ khám phá ra được những sự thật thú vị khác về ngôi sao đặc biệt này. Nếu bạn biết thêm điều gì khác về ngôi sao này, hãy cho mình biết thêm ở phần bình luận nhé!

Một số chủ đề khác có thể bạn quan tâm:

Theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức thú vị khác nhé!

Xem thêm

Vì sao qua nửa thế kỷ con người chúng ta vẫn chưa trở lại Mặt Trăng?

Ngày 20/7/1969 là một cột mốc đáng nhớ nhất của con người. Đó là khoảnh khắc mà loài người lần đầu tiên đặt chân lên một thiên thể khác bên ngoài không gian vũ trụ - Mặt Trăng, mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ của nhân loại. Thế nhưng vì sao sau 50 năm, vẫn chưa có ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
thunguyen050473

Bài viết trên sai ở nhiều điểm, không rõ là do người dịch hay do các nhà khoa học khoác lác, lòe những người không biết nữa ! . Thứ nhất : gia tốc trọng trường trên bề mặt sao neutron gấp 200 tỷ lần trên bề mặt trái đất, tức ~ 2000 tỷ m / s^2 hay 2 tỷ km/ s^ 2 , tức sau 1 giây 1 vật ở gần bề mặt sao neutron sẽ bị hút hay rơi với vận tốc xấp xỉ gấp 6666 lần vận tốc ánh sáng ??? Rất vô lý khi sao neutron không thể hút được ánh sáng như hố đen, nhưng lại có gia tốc trọng trường gấp hàng nghìn lần vận tốc ánh sáng như vậy ??? Thứ 2 : không thể so sánh 1 người nặng 70 kg trên trái đất sẽ nặng xấp xỉ 14 tỷ tấn trên sao neutron ? Mà phải nói lực hấp dẫn khủng khiếp trên sao neutron tạo nên 1 lực hút xấp xỉ 14 tỷ N ( neuton) tức để nhấc 1 người 70 kg trên bề mặt sao neutron ( giả sử còn nguyên, không bị phân rã thành 1 dòng hạt neutron) thì ta phải dùng 1 lực 14 tỷ N ! . Khối lượng của vật chất ( hay người 70 kg) là tổng khối lượng của các hạt cơ bản tạo nên, nên khối lượng không đổi mà trọng lượng thay đổi phụ thuộc vào lực hấp dẫn trên bề mặt của thiên thể ( hành tinh, sao…) Lực hấp dẫn thể hiện qua gia tốc trọng trường trên mỗi thiên thể hành tinh, vệ tinh, sao,sao neutron… Điểm sai thứ 3 là vận tốc vũ trụ cấp 1 trên bề mặt sao neutron được tính toán khoảng từ 100.000 – 150.000 km/s ( 1/3-1/2 vận tốc ánh sáng) nhỏ hơn rất nhiều lần vận tốc rơi là gia tốc trọng trường trên bề mặt sao neutron đến 2 tỷ km/ s^2 hay 1 giây đầu tiên đã rơi với vận tốc 2 tỷ km/ s . Trong khi trên trái đất gia tốc trọng trường chỉ ~ 10 m/s^ 2 mà vận tốc vũ trụ cấp 1 đã lên đến 11,2 km/ s . Tóm lại gia tốc trọng trường trên sao neutron như trên là rất sai số, vượt quá nhiều lần gia tốc thật, thậm chí vượt quá nhiều lần gia tốc tại chân trời sự kiện của hố đen !.