Hẹp van tim là tình trạng hệ thống van tim mở không đủ rộng để đáp ứng khả năng bơm máu của tim do sự lưu thông của máu bị cản trở, bên cạnh đó hẹp van tim còn có thể gây nên tình trạng ứ máu.
Hẹp van tim gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Hẹp van tim làm ảnh hưởng tuần hoàn gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Phù phổi cấp: Biến chứng nguy hiểm nhất khi bị hẹp van hai lá do máu ứ tại phổi gây nên tình trạng phù phổi cấp.
Suy tim: Đây là biến chứng phổ biến nhất trong hẹp van tim. Để đảm bảo lượng máu bơm đi nuôi cơ thể đầy đủ, tim phải hoạt động gắng sức gây nên tình trạng suy tim.
Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất là một số biểu hiện rối loạn nhịp tim khi bị hẹp van tim.
Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Sự lưu thông dòng máu bị cản trở cho nên máu không tống đi một cách bình thường cho nên có khả năng bị ứ trong các buồng tim, lâu dần tạo thành cục máu đông gây nên biến chứng nhồi máu cơ tim.
Thông thường, biến chứng của hẹp van tim gây nguy hiểm cho người bệnh nhiều hơn tình trạng hở van tim, do nguy cơ hình thành huyết khối ở người hẹp van có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm người bị hở van tim.
Nguyên nhân gây hẹp van tim
Tất cả nguyên nhân gây nên hẹp van tim đều xuất phát từ sự xơ cứng và vôi hoá của cấu trúc van tim. Trong đó có các nguyên nhân chính, bao gồm:
Viêm nội tâm mạc, thấp khớp do liên cầu nhóm A
Khuyết tật tim bẩm sinh
Lão hoá
Sự vôi hóa của van tim (Nguồn: Internet)
Triệu chứng hẹp van tim
Các triệu chứng hẹp van tim ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh, một số các biểu hiện của bệnh nhân hẹp van tim, bao gồm:
Ho hoặc ho ra máu:
Đau tức ngực
Mệt mỏi
Khó thở
Đánh trống ngực
Choáng váng
Phù nề chi dưới ( thường là mắt cá chân, bàn chân)
Để có thể hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của hẹp van tim, bệnh nhân cần theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng sức khoẻ. Đến ngay bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng của hẹp van tim để được điều trị và có hướng phòng ngừa đúng cách.
Điều trị hẹp van tim
Để điều trị hẹp van tim và hạn chế thấp nhất các biến chứng nguy hiểm của nó thì có các phương pháp điều trị như sau:
Điều trị nội khoa
Việc sử dụng thuốc không giúp cải thiện được cấu trúc của van tim tuy nhiên có thể làm giảm được những triệu chứng và hạn chế biến chứng do hẹp van tim gây ra:
Thuốc lợi tiểu: Nếu có hiện tượng phù, thì thuốc lợi tiểu có khả năng làm giảm sự ứ dịch ở một số cơ quan, đặc biệt là phổi.
Thuốc chống đông máu: Hạn chế hình thành cục máu đông và những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại.
Thuốc hạ huyết áp: Giúp ổn định huyết áp cho những bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp.
Kháng sinh: Điều trị và phòng ngừa cho trường hợp người bệnh nhiễm liên cầu nhóm A
Thuốc chống loạn nhịp tim
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp can thiệp ngoại khoa được thực hiện khi bệnh nhân được điều trị không hiệu quả với phương pháp điều trị nội khoa. Phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh mà các phương pháp phẫu thuật được lựa chọn để tiến hành
Nong van đường tĩnh mạch
Thay đổi cấu trúc van : Trong trường hợp bệnh nhân bị vôi hoá hay sùi loét thì người bệnh sẽ được cắt bỏ mép van. Phẫu thuật này giúp người bệnh vẫn duy trì được van tự nhiên của mình.
Thay van nhân tạo: Phương pháp này được áp dụng khi tình trạng hẹp của bệnh nhân nặng hoặc có tình trạng hẹp-hở kết hợp.
Phòng ngừa hẹp van tim
Để phòng ngừa được những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm người bệnh cần phát hiện ra bệnh lý có thể gây ra hẹp van tim và điều trị chúng kịp thời như: thấp khớp cấp, bệnh lý hệ thống.
Chế độ ăn lành mạnh để hạn chế biến chứng nguy hiểm của hẹp van tim (Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt cũng là một trong những cách để phòng ngừa và ngăn hẹp van tim tiến triển nặng thêm:
Khám sức khỏe định kỳ
Vệ sinh răng miệng tốt: tránh bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A