Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày có thể gây đau bụng, nóng rát, buồn nôn và khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng viêm dạ dày và thực phẩm mà bạn tiêu thụ là một trong số đó. Đối với những người bị viêm dạ dày, một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Dưới đây, là 10 loại thực phẩm cần tránh khi bạn bị viêm dạ dày.

1. Các món cay

Cảm giác cay nóng có thể giúp tăng hương vị của món ăn cũng như kích thích vị giác của người ăn. Tuy nhiên, người bị viêm dạ dày không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng. Nguyên nhân là vì đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng sản xuất axit dạ dày, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. Để ngăn ngừa và cải thiện viêm dạ dày, bạn nên tập thói quen ăn uống thanh đạm, ít gia vị, đặc biệt là các gia vị cay như ớt, tiêu, wasabi,…

Các món cay
Các món cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng sản xuất axit dạ dày, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng viêm (Ảnh: Internet)

2. Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán thường nhiều chất béo bão hòa, rất khó tiêu hóa nên dễ gây đầy hơi, chướng bụng và có thể làm kích ứng dạ dày. Những thực phẩm này có xu hướng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, thúc đẩy trào ngược axit và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày cũng như góp phần làm tăng tình trạng viêm. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ là cách để cải thiện tình trạng viêm dạ dày của bạn.

Thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên rán dễ gây đầy hơi, chướng bụng và có thể làm kích ứng dạ dày (Ảnh: Internet)

3. Rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm dạ dày. Cồn, axit axetic, axit tartaric, histamine,…có trong rượu bia khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị, làm kích ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Uống rượu bia trong thời gian bị viêm dạ dày có thể làm tăng cơn đau và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Vì lý do này, bạn nên tránh xa rượu bia nếu muốn ngăn ngừa và cải thiện bệnh viêm dạ dày.

Rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm dạ dày (Ảnh: Internet)

4. Đồ uống có ga

Không chỉ rượu bia mà các đồ uống có ga, chẳng hạn như nước ngọt và soda, cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày. Nguyên nhân là vì các loại nước ngọt có ga chứa nhiều khí CO2 (carbon dioxide) và thường có chứa axit. Các thành phần này gây đầy hơi và tăng áp lực trong dạ dày, thúc đẩy trào ngược axit, gây kích ứng thêm niêm mạc dạ dày. Vì lý do này, tốt nhất bạn không nên uống các loại nước có ga khi bị viêm dạ dày.

Đồ uống có ga
Đồ uống có ga có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày do thường chứa nhiều khí và axit (Ảnh: Internet)

5. Cà phê

Cà phê và các loại đồ uống có chứa caffein khác, chẳng hạn như trà, có thể làm tăng tiết axit và dịch vị dạ dày. Do đó, tiêu thụ quá nhiều các loại đồ uống này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng người mắc bệnh dạ dày không nên sử dụng cà phê để tránh bệnh trở nên nặng hơn.

Cà phê
Uống nhiều cà phê có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày (Ảnh: Internet)

6. Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi,…cũng thuộc nhóm thực phẩm cần tránh khi bị viêm dạ dày do chúng có hàm lượng axit citric cao, dễ làm tăng tiết axit dịch vị, bào mòn niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng loại trái cây này.

Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt có hàm lượng axit citric cao, dễ làm tăng tiết axit dịch vị, bào mòn niêm mạc dạ dày (Ảnh: Internet)

7. Socola

Đối với những ai bị viêm dạ dày, nên kiêng hoặc hạn chế ăn socola. Theobromine và caffeine có trong socola có thể làm giãn cơ thực quản dưới và đồng thời kích thích tiết axit dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản. Socola cũng thường chứa nhiều đường và chất béo, những thành phần có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây kích ứng dạ dày. Chính vì thế, đối với những người bị viêm dạ dày, nên hạn chế tiêu thụ hoặc kiêng hoàn toàn socola.

Socola
Socola có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây kích ứng dạ dày (Ảnh: Internet)

8. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa – chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp, pho mát, kem,… – có thể khó tiêu đối với những người bị viêm dạ dày vì chúng thúc đẩy tăng sản xuất axit dạ dày, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm dạ dày, bạn nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc nếu có thể, hãy chọn các sản phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch.

Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể thúc đẩy tăng sản xuất axit dạ dày, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng viêm niêm mạc dạ dày (Ảnh: Internet)

9. Hành tây

Đối với những người mắc các vấn đề về dạ dày, cụ thể là viêm dạ dày, thì không nên ăn quá nhiều hành tây, đặc biệt là hành tây sống. Các hợp chất có trong hành tây có thể kích thích sản xuất khí, tăng áp lực trong dạ dày, kích thích tiết axit dạ dày thúc đẩy trào ngược axit. Đối với những người bị viêm dạ dày, tốt hơn là nên bạn nên hạn chế tiêu thụ hành tây. Nếu muốn ăn, hãy nấu chín và chỉ ăn với số lượng nhỏ.

Hành tây
Một số hợp chất có trong hành tây có thể kích thích sản xuất khí, tăng áp lực trong dạ dày, kích thích tiết axit dạ dày thúc đẩy trào ngược axit (Ảnh: Internet)

10. Tỏi

Tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng những người bệnh bị đau dạ dày lại không nên ăn nhiều tỏi, đặc biệt là tỏi sống. Vị cay nóng, hợp chất fructan và alliin (tiền chất của allicin) có trong tỏi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit dạ dày. Do đó, nếu bạn ăn nhiều tỏi sống, đặc biệt là khi đói, có thể bị ợ nóng, đầy hơi, thậm chí là viêm loét dạ dày. Ăn tỏi chín hoặc đã lên men với số lượng vừa phải và không ăn khi đói là cách ngăn ngừa, cải thiện tình trạng viêm dạ dày hiệu quả.

Tỏi
Tỏi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit dạ dày (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Bệnh đậu mùa - Nỗi kinh hoàng một thời liệu có còn tồn tại?

Bệnh đậu mùa từng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở thời xưa, gây tổn thương những mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng. Bệnh đậu mùa làm da xuất hiện những vết ban nổi sần đỏ, sau đó da bị phồng rộp những mụn nước. Căn bệnh này từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng trên ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận