Bệnh sởi là căn bệnh có khả năng lây truyền qua đường hô hấp từ người này sang người khá. Số người mắc bệnh sởi hàng năm khá cao, chủ yếu là trẻ nhỏ, sức đề kháng kém khiến cho các loại virus có hại dễ xâm nhập vào. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của bệnh sởi nhanh nhất? Cùng tìm hiểu nhé!

Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi

Thời gian ủ bệnh ở trẻ là khoảng 7-21 ngày, sau khoảng thời gian này sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Số cao
  • Ho kéo dài
  • Đau họng
  • Viêm họng
  • Khàn tiếng
  • Xuất hiện những hạt màu trắng trong miệng
  • Sưng mắt, mắt xuất hiện nhiều gỉ hơn bình thường
Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi. (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi. (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, nếu gặp phải một số tình trạng dưới đây, các mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh việc hoặc cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Một số tình trạng như:

  • Sốt quá 39 độ
  • Có dấu hiệu khó thở, thở gấp
  • Chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi,….
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng phát ban

Những điều bạn nên biết về bệnh sởi

Bệnh sởi xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến nhất là vào mùa xuấn, bệnh sẽ phát triển rất nhanh, nếu không được điều trị thì tình trạng bệnh sẽ chuyển nặng và gây ra nguy hiểm cho sức khoẻ.

Những điều bạn nên biết về bệnh sởi. (Nguồn: Internet)
Những điều bạn nên biết về bệnh sởi. (Nguồn: Internet)

Bệnh sởi lây truyền thông qua hô hấp. Chính vì vậy, những nơi có thể tạo điều kiện cho bệnh này phát triển đó là những khu vực đông người như: Trường mầm non, công ty, khu dân cư,….

Những trẻ có sức đề kháng kém cũng như chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng không chỉ bị mắc bệnh sởi mà những trẻ này có khả năng nhiễm một số bệnh có liên quan đến tiêu hoá, phổi, não,….

Bệnh sởi hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị, cách tốt nhất có thể làm là tự phòng ngừa tại nhà bằng nhiều cách khác nhau, thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như thay đổi lối sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Phương pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà

  • Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh sởi nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà được:
  • Đưa trẻ đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc ngoài về điều trị cho trẻ, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Cho trẻ ở riêng một phòng, cách ly với những người khác đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Khi chăm sóc trẻ, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên đeo khẩu trang, đeo găng tay để tắm và vệ sinh cho trẻ. Mỗi lần tiếp xúc với xong các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay và thay đồ để tránh lây bệnh cho người khác.
Phương pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà. (Nguồn: Internet)
Phương pháp chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà. (Nguồn: Internet)
  • Cho trẻ tắm nước ấm mỗi ngày, vệ sinh, thay quần áo cho trẻ, quần áo bị sởi cần thoải mái rộng rãi để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh, cắt móng sạch sẽ cho trẻ để tránh tình trạng trẻ gãi gây xước, viêm da.
  • Sử dụng nước nhỏ mắt thành phần có muối để vệ sinh mắt cho trẻ mỗi ngày.
  • Cho trẻ uống sữa hoặc uống nước mỗi ngày để trẻ không có cảm giác mệt mỏi.
  • Nấu những món ăn mềm, dễ ăn, chia nhiều bữa cho trẻ ăn.

Một số lưu ý

  • Không nên kiêng tắm, điều này sẽ khiến cho bệnh thêm nặng hơn.
  • Cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết thông qua tham khảo của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay bằng nước ép, nước sinh tố có chứa vitamin A.

Phòng ngừa bệnh sởi

  • Khi trẻ được 9 tháng các mẹ nên cho trẻ tiêm vac xin phòng bệnh sởi mũi 1 và 18 tháng cho trẻ tiêm mũi 2. Không nên cho trẻ tiêm quá muộn sẽ làm mất khả năng phòng bệnh của thuốc.
  • Đeo khẩu trang ở những nơi đông người.
  • Thường xuyên sát khuẩn cơ thể, nhất là khi vừa tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Xem thêm

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, gây cảm giác khó chịu và có thể để lại hậu quả nặng nề nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đồng Lâm Hải

Bài viết hay lắm ạ!