Thú thật bản thân tôi định đặt tên cho tiêu đề là: “Đúng và sai, trò bịp thế kỉ”, nhưng tôi cảm thấy nó có phần ấu trĩ và mang tính cá nhân khá nhiều. Từ khi còn nhỏ ta được dạy rằng nói dối là sai, cãi lại người lớn là sai, hay khi chúng ta bắt đầu tiếp cận đến các môn học tính toán chúng ta nhận thức được rằng kết quả của một bài toán cũng có hai tên gọi đó là đúng và sai. Vậy tại sao tôi lại gọi “Nó” là trò bịp thế kỉ, căn nguyên của sự hỗn loạn?

Hiểu rõ “Đúng và sai”

Nếu bạn là một người sử dụng mạng xã hội thường xuyên thì tôi tin chắc bạn đã ít nhất một lần chứng kiến những cuộc xung đột gay gắt trên mạng xã hội, hay thậm chí chính bạn cũng là người tham gia vào cuộc chiến đó.

Nếu bạn còn nhớ vụ việc một cô gái đưa mèo đi chữa bệnh trong mùa dịch và bị chặn lại, vào thời điểm đó trên mạng xã hội tràn ngập những bài viết với một mục đích duy nhất là tìm ra “Ai đúng, ai sai”. Một số cho rằng người cảnh sát đã làm đúng nhiệm vụ của mình khi thực hiện chỉ thị 16 và chặn không cho cô gái đi qua trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như vậy. Nhưng cũng có một bộ phận không ít lên án nói việc người cảnh sát quay lại video và đăng lên mạng xã hội là không nên và người ta còn chỉ trích là người cảnh sát không có lòng yêu động vật.

Những cuộc tranh cãi không có hồi kết trên mạng xã hội (Nguồn: Internet).
Những cuộc tranh cãi không có hồi kết trên mạng xã hội (Nguồn: Internet).

Vậy mấu chốt của sự việc trên là gì? Ai đúng ai sai?

Thật khó có thể đưa ra một câu trả lời thích đáng vì bởi lẽ hai từ “Đúng, Sai” làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Như chúng ta đã biết được rằng một sự việc hiện tượng không thể chỉ nhìn một cách phiến diện một chiều. Tôi sẽ dùng một phép “chuyển hoá” ví dụ của cô bé trên thành một ví dụ khác cho mọi người dễ hình dung.

Tôi có 2 người A và B đứng đối diện nhau, ở giữa họ có một đồng xu treo lơ lửng. A tự tin hỏi B rằng:

A: Tui đố cậu biết đồng xu có mặt gì đấy?

B: Rõ ràng là mặt số rồi

A: Haha! Cậu nhầm to rồi nó có mặt hình cơ mà.

B: Cậu mới là người nhầm ấy, chính mắt tớ thấy rõ ràng đồng xu có mặt số mà.

A và B cãi nhau một hồi rồi dẫn đến ẩu đả. Thật vô lý khi chúng ta đều biết rằng đồng xu có hai mặt đúng không? Và cả A và B đang vướng vào một cuộc tranh luận không có hồi kết vì đơn giản họ đều có những bằng chứng cho lập luận của mình, nhưng họ quên mất rằng một sự vật hiện tượng không chỉ có hai mặt, đúng hoặc sai, mà nó có vô số mặt khác nhau tuỳ thuộc theo góc độ nhìn nhận của người khác và vô số yếu tố khác tác động vào cách nhìn nhận của họ như: Học vấn, xuất thân, nghề nghiệp,…

Đừng nên nhìn nhận sự việc theo một khía cạnh nhất định (Nguồn: Internet).
Đừng nên nhìn nhận sự việc theo một khía cạnh nhất định (Nguồn: Internet).

Như tôi đã nói ở trên cụm từ “Đúng và sai” đang dần bị hiểu sai nghĩa đi, mọi người áp đặt cái đúng, cái sai của mình vào một hiện tượng, sự việc nào đó. Cho là mình đúng thì người kia sai hoặc ngược lại từ đó dẫn đến những cuộc tranh luận không đi đến hồi kết – một cấp độ dẫn đến sự hỗn loạn đặc biệt là trên môi trường mạng xã hội, nơi mà không có bất cứ rào cản nào cả.

“Đúng và sai”, nguyên nhân của sự hỗn loạn?

Một lần nữa tôi lại muốn đổi tên tiêu đề bài viết này, bản thân tôi cảm giác rằng từ “căn nguyên” có phần cao cấp và sâu hơn so với từ “nguyên nhân”. Có lẽ tôi đã đặt sai tiêu đề vì những người phát minh ra hai khái niệm đúng và sai họ không muốn chúng ta hiểu theo những thứ hỗn loạn phía trên mà chỉ đơn giản là cho ta một công cụ để giúp nhận định một vấn đề nào đó một cách dễ dàng hơn. Vậy đâu mới chính xác là căn nguyên của sự hỗn loạn?

Đâu là câu hỏi đúng cho vấn đề? (Nguồn: Internet).
Đâu là câu hỏi đúng cho vấn đề? (Nguồn: Internet).

Thật khó để trả lời, nhưng tôi sẽ miễn cưỡng và nói rằng đó là do “Cái tôi và kiến thức”. Albert Einstein từng nói rằng: “Cái tôi =1/ Kiến thức”. Có lẽ hai từ đúng và sai không có lỗi, lỗi nằm chính ở những người tham gia vào các cuộc tranh luận vô nghĩa, những người tham gia vào các cuộc tranh luận với một cái tôi cực cao, họ cho rằng mình am hiểu mọi thứ và nắm thóp được vấn đề nên sẵn sàng bác bỏ tất cả các quan điểm có chiều hướng chống lại mình mà chưa từng bao giờ đặt mình vào trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề một cách khác đi, điều đó dẫn đến các cuộc cãi vã vô nghĩa và không có hồi kết.

Kiến thức càng cao, cái tôi càng thấp, và ngược lại (Nguồn: Internet).
Kiến thức càng cao, cái tôi càng thấp, và ngược lại (Nguồn: Internet).

Tóm lại tôi và bạn phải làm gì?

Trong cuộc sống đời thực hay trên môi trường mạng xã hội, khi bạn đón nhận một thông tin, một sự việc nào đó thì đừng vội áp đặt tư tưởng đúng sai của mình vào, mà hãy nghiền ngẫm, xem xét, hãy thử một lần đặt bản thân vào trường hợp của người khác để có cái nhìn đa chiều hơn và tránh để rơi vào sự “Hỗn loạn”.

Có một việc khá thú vị khi bản thân tôi trong mỗi tiêu đề đều có ý bác bỏ khái niệm “Đúng và sai” nhưng bản thân bài viết này lại sở hữu cho mình hai khái niệm đó.

Vậy bạn thấy bài viết này “Đúng” hay “Sai”, hãy giữ cho riêng mình và đừng cho tôi biết nhé!

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hy vọng qua những chia sẻ về vấn đề “Đúng và sai”, BlogAnChoi đã đem lại cho bạn một cái nhìn mới hơn về vấn đề trên. Đừng quên theo dõi chuyên mục Bạn đọc của BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ ngược hay nhất, ngược nam chính ngược luôn độc giả

Trong số các thể loại, có lẽ manhua đam mỹ ngược là được bạn đọc ưu ái hơn hết nhờ cốt truyện gay cấn với những nút thắt bất ngờ. Nếu bạn yêu thích thể loại ngược tâm, đừng bỏ qua danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ ngược cực hot sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận