Một câu hỏi có vẻ rất dễ trả lời, dù cho bạn đã tốt nghiệp hay chưa tốt nghiệp đi chăng nữa thì tôi dám cá đa số câu trả lời sẽ đều đi đến một dạng như sau: “Sau khi mình tốt nghiệp đại học xong mình sẽ kiếm một công việc tương ứng với ngành mình đã học và làm chủ về mặt tài chính”. Nhưng liệu mọi thứ có đúng như bạn nghĩ?

1. Tương lai không hẳn là màu hồng

Bạn đã hoàn thành xuất sắc 4 năm đại học của mình với một tấm bằng loại giỏi và bạn tin rằng mình sẽ thực hiện được những thứ mình ấp ủ bấy lâu nay, nào là một công việc ổn định với mức lương cao, một môi trường làm việc với những người đồng nghiệp thân thiện.

Tìm được một công việc mơ ước sau khi tốt nghiệp đại học (Nguồn: Internet).
Tìm được một công việc mơ ước sau khi tốt nghiệp đại học (Nguồn: Internet).

Nhưng đó là bạn “nghĩ và cho nó là như vậy”, tôi tin chắc hai cụm từ “thất nghiệp” và “làm trái ngành” không còn quá xa lạ với bạn nữa, và tôi tin bạn luôn nỗ lực không ngừng để mình không phải rơi vào các trường hợp như vậy.

Nỗi sợ thất nghiệp và làm trái ngành (Nguồn: Internet).
Nỗi sợ thất nghiệp và làm trái ngành (Nguồn: Internet).

Nhưng bạn ơi, “tương lai không hẳn là màu hồng”, chúng ta đều biết rằng thị trường nghề nghiệp đang biến đổi một cách chóng mặt, bằng chứng là 10 năm trước sẽ chẳng có ai có khái niệm về xe ôm công nghệ hay nghĩ rằng có một cái nghề chỉ cần chơi game là cũng có thể kiếm được tiền.

Không những thế, những yếu tố từ bên ngoài cũng tác động rất nhiều đến tương lai của bạn. Trong thời kỳ dịch bệnh, thiên tai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường lao động, đại dịch COVID-19 đã kéo theo hàng ngàn người thất nghiệp hay việc siết chặt đi lại ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịch khiến nó đi vào ngõ cụt và còn vô số tác động tiêu cực khác mà chúng ta khó có thể hình dung được.

Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh và thiên tai (Nguồn: Internet).
Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh và thiên tai (Nguồn: Internet).

Những dẫn chứng mà tôi đưa ra ở trên với một mục đích duy nhất là dập tắt cái “tương lai màu hồng” mà các bạn đang nghĩ tới và giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về những thứ chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai.

2. Đâu là giải pháp cho tôi và bạn?

Thật ra không có giải pháp cụ thể nào ở đây cả, vì cả tôi và bạn đều biết được rằng cách nhanh nhất tìm giải pháp cho một vấn đề là hãy nhìn vào nguyên nhân của chính vấn đề đó. Nhưng trớ trêu thay, những nguyên nhân tôi đề cập ở phía trên đều là những thứ ở tương lai và khó có thể dự đoán trước được. Nhưng hã yên tâm, mục đích chính của bài viết này là đưa ra các lời khuyên mà chính bản thân tôi đã đúc kết được.

Nếu như bạn đã tốt nghiệp

Yên tâm là nếu bạn vẫn chưa tìm được công việc đúng với ngành bạn đang học thì đừng vội hoảng hốt vì ở ngoài kia còn có hàng ngàn người giống bạn. Cái bạn cần hiểu được là: “Hãy đón nhận sự bất định”.

Theo như cuốn sách “Người trong muôn nghề“, đón nhận sự bất định nghĩa là bạn loại bỏ một mục tiêu không thực tế và giải phóng tâm trí chúng ta khỏi những ràng buộc trong trí tưởng tượng, để từ đó chúng ta sẵn sàng đương đầu với những khó khăn không lường trước tốt hơn.

Ví dụ bạn có 4 năm học trong ngành kế toán, nếu sau khi tốt nghiệp bạn tìm được công việc đúng chuyên ngành thì xin chúc mừng bạn, còn nếu đã 3 tháng trôi qua mà vẫn không một công ty, doanh nghiệp nào nhận bạn, thì đó là lúc bạn nên nghĩ đến những thứ tôi nói, hãy tập “Đón nhận sự bất định”.

Đừng quá gượng ép bản thân mình vào một công việc cụ thể nào cả và đừng cố tìm các câu trả lời cho mọi thứ trước rồi mới bắt tay vào làm. Câu trả lời của bạn đưa ra có thể sẽ đúng ở hiện tại nhưng trong tương lai nó sẽ không còn hiệu nghiệm nữa. Tương lai của bạn sẽ “hồng” hơn miễn là bạn luôn sáng tạo và thích nghi.

Không ngừng sáng tạo và thích nghi (Nguồn: Internet).
Không ngừng sáng tạo và thích nghi (Nguồn: Internet).

Nếu bạn chưa tốt nghiệp

Tôi từng đọc một cuốn sách có nói rằng hướng nghiệp là một cuộc hành trình dài đằng đẵng, có người mất 10 năm, 20 năm chỉ để hiểu mình và biết mình muốn làm gì. Thật vậy, khi bạn làm một thứ gì đó nếu bạn có một xuất phát điểm sớm hơn người khác, không ít thì nhiều bạn cũng sẽ có lợi thế hơn. Ở đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số điều mà các bạn học sinh, sinh viên nên cân nhắc.

1. Dung hoà “Thành tích” và “Kỹ năng”

Tôi từng thấy nhiều người hỏi rằng “Điểm số và kỹ năng mềm, cái nào quan trọng hơn?”. Điểm số cao không hẳn là sai nhưng tôi cần bạn hiểu rõ giá trị mà những con số đó đem lại, cái chính tôi muốn bạn hướng tới đó là những kiến thức nền tảng mà bạn học được từ những môn học trên trường, các cơ sở lý thuyết cũng như thực hành, để sau này bạn đi làm tránh gặp các lỗi sai cơ bản.

Thành tích không là chưa đủ (Nguồn: Internet).
Thành tích không là chưa đủ (Nguồn: Internet).

Nhưng như trên tiêu đề tôi cũng có nói thành tích không là chưa đủ. Nhiều bạn bị người khác hoặc tự bản thân gắn cho mình cái “mác”. Nào là “Mình là người hướng nội, mình sẽ không bao giờ thuyết trình” hay là “Việc này khó quá chỉ những người thế này thế kia mới làm được, sao mình làm nổi”.

Tôi sẽ lấy chính bản thân mình làm ví dụ để bạn có thể thấy rõ hơn, từ lúc học lớp 1 đến khi hoàn thành chương trình lớp 12 tôi chưa từng đứng trước bục giảng để thuyết trình bất cứ một môn học nào cả, vì tôi rất sợ cảm giác bị nhiều người để ý mình. Nhưng khi bước vào ngưỡng cửa đại học, tôi biết nếu mình cứ tiếp tục như vậy thì sẽ rất tệ, nên tôi đã thử xung phong trong lần thuyết trình đầu tiên của mình ở môn Triết trên lớp, và kỳ diệu thay sau lần đó tôi đã chế ngự được nỗi sợ của mình.

Vì tôi biết được rằng tất cả những kỹ năng mềm bạn tích luỹ trên giảng đường đại học sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong tương lai. Một người nhân sự khi tuyển nhân viên, ngoài bảng điểm ra họ sẽ xem bạn có gì đặc biệt hơn so với những ứng cử viên khác và đó là lúc bạn phải cho họ thấy những kỹ năng bạn có được trên đại học. Các kỹ năng đó không phải ngày một ngày hai là có được, nó là một quá trình rèn giũa không ngừng nghĩ, bạn có thể học được nó thông qua các câu lạc bộ, hội nhóm, các cuộc thi lớn do trường tổ chức.

Và tin tôi đi khi bạn dung hoà được cả hai thứ trên, tương lai của bạn sẽ “hồng” hơn đấy.

2. Xây dựng cho mình một “Mạng lưới chuyên nghiệp”

Có thể đây là một khái niệm mới mẻ với bạn, nhưng tin tôi đi, nó là thứ đồng hành với bạn mỗi ngày trong suốt quãng đời sinh viên, chỉ là bạn không nhận ra thôi.

Trích theo cuốn sách “Cứ đi để lối thành đường” của cô Phoenix Ho thì mạng lưới chuyên nghiệp được hiểu như là “Mô tả những người làm việc ở trong hay ngoài ngành nhưng biết đến bạn, biết đến khả năng, sở thích, phong cách làm việc của bạn”.

Xây dựng cho mình một "Mạng lưới chuyên nghiệp" (Nguồn: Internet).
Xây dựng cho mình một “Mạng lưới chuyên nghiệp” (Nguồn: Internet).

Bạn có thể hình dung một cách đơn giản đó là các mối quan hệ bạn có được trong 4 năm đại học, từ những người bạn học chung lớp, hay các đàn anh đàn chị khoá trên, họ có thể sẽ là người giới thiệu bạn vào một công ty, doanh nghiệp nào đó vì họ biết rõ bạn là một người như thế nào sau nhiều lần giao lưu, nếu bạn biết tận dụng một cách hiệu quả thì những “Mạng lưới chuyên nghiệp” bạn gây dựng trong 4 năm đại học sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong tương lai.

Một vài bài viết hữu ích liên quan mà bạn có thể tham khảo:

Hy vọng qua những chia sẻ trên, BlogAnChoi đã giúp bạn đọc có những cái nhìn rộng hơn về vấn đề tốt nghiệp xong nên làm gì. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 5a16c687

Quá hữu ích

User 5a16c687

Hay qa dsi mất