Duolingo là một ứng dụng học ngoại ngữ vô cùng nổi tiếng trên thế giới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Nếu là một người đang học ngoại ngữ mới, bạn đắn đo không biết có nên học ngoại ngữ với app Duolingo hay không thì qua bài viết này, BlogAnChoi sẽ liệt kê những điểm mạnh và hạn chế của Duolingo – app học ngoại ngữ thần thánh này bạn nhé!

Điểm mạnh của Duolingo

1. App Duolingo hoàn toàn miễn phí

Duolingo là ứng dụng học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí (Nguồn: Internet)
Duolingo là ứng dụng học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí (Nguồn: Internet)

Rất nhiều người thắc mắc “App Duolingo giá bao nhiêu?” thì hôm nay BlogAnChoi sẽ trả lời câu hỏi của bạn. Duolingo là ứng dụng học ngoại ngữ cho phép người dùng học được 40 ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới. Ứng dụng này đã trở nên siêu phổ biến và được nhiều người ưa thích bởi nó hoàn toàn miễn phí.

Theo thống kê, Duolingo có tới hơn 100 triệu lượt tải xuống. Đây là thành công rất lớn đối với một ứng dụng học ngôn ngữ thông thường. Mang tinh thần hào phóng và không ngại chia sẻ kiến thức của người Mỹ với khẩu hiệu “Dạy ngôn ngữ miễn phí cho cả thế giới. Mãi mãi.” Chính vì lý do đó mà Duolingo xuất hiện trên toàn thế giới, nhanh chóng phủ sóng khắp mọi nơi và là một ứng dụng học ngôn ngữ được chính phủ Mỹ khuyên dùng.

Duolingo có mặt ở khắp nơi trên thế giới (Ảnh: Internet).
Duolingo có mặt ở khắp nơi trên thế giới (Ảnh: Internet).

Như vậy một trong những lí do khiến chiếc app thần thánh này hot đến thế là do nó hoàn toàn miễn phí. Người dùng sẽ không phải trả bất cứ một khoản nào cho việc học của mình. Đã được học nhiều ngôn ngữ mà lại còn miễn phí thì đương nhiên sẽ được người dùng đánh giá cao rồi đúng không?

2. Duolingo có khả năng biến mọi thứ thành trò chơi

Duolingo cho bạn thỏa thích vừa học vừa chơi (Nguồn: Internet).
Duolingo cho bạn thỏa thích vừa học vừa chơi (Nguồn: Internet).

Duolingo là một ứng dụng và trang web có khả năng biến việc học trở thành trò chơi rất hay và thú vị. Nó có tính tương tác cao và không cho người dùng cảm giác như mình “đang phải học”. Giao diện từ ngoài vào trong đều rất đẹp, với các biểu tượng được thiết kế theo kiểu “nhìn là muốn học”.

Ngoài ra, các bài học trên ứng dụng được xây dựng tương đối ngắn và sắp xếp tạo khoảng cách giữa các bài để người học không cảm thấy bị gò bó. Mỗi bài học chủ yếu sẽ là trắc nghiệm ngắn về nghe, nói và dịch được lặp đi lặp lại nhiều lần để người dùng nhớ lâu hơn.

Các bài học trên Duolingo (Ảnh: Internet).
Các bài học trên Duolingo (Ảnh: Internet).

Và một điều đặc biệt mà Duolingo khác với nhiều ứng dụng học ngôn ngữ khác là nó tạo cảm giác bạn đang tiến bộ qua việc lên cấp sau mỗi bài học và cho bạn biết rõ còn bao nhiêu cấp độ để có thể lên trình độ tiếp theo. Các chủ đề học rất đa dạng, và để mở khóa cho chủ đề tiếp theo thì bạn cần hoàn thành chủ đề trước đó, điều này góp phần thôi thúc tinh thần tự học của người dùng.

Về cơ bản, Duolingo cố gắng hết sức để việc học giống như chơi game. Điều này khiến cho không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất thích thú.

3. App Duolingo có khả năng nhắc deadline thần thánh

Khả năng nhắc deadline khiến người học "rùng mình" (Nguồn: Internet).
Khả năng nhắc deadline khiến người học “rùng mình” (Nguồn: Internet).

“Vậy là bạn muốn từ bỏ hết những mục tiêu của bản thân rồi nhỉ? Chúng tôi đã định viết cái mail này bằng tiếng Anh nhưng đột nhiên nhớ ra là bạn có học đâu sao mà hiểu được.”

Trên các diễn đàn hay mạng xã hội hiện nay đang ngập tràn các meme về việc app Duolingo nhắc deadline học như “giang hồ đòi nợ”. Điều này cũng góp phần giúp chiếc app học ngoại ngữ thần thánh này được nhiều người biết đến hơn cả. Đầu tiên là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên rồi sau đó là răn đe nếu người dùng vẫn tiếp tục không chịu vào học.

Sử dụng những câu đùa vui và thậm chí là đe dọa tinh thần nếu bạn không vào học (Nguồn: Internet).
Sử dụng những câu đùa vui và thậm chí là đe dọa tinh thần nếu bạn không vào học (Nguồn: Internet).

Duolingo có khả năng spam bạn còn “kinh điển” hơn Facebook và Messenger, thậm chí ngay cả khi đã xoá app, nếu bạn không vào học thì nó sẽ tiếp tục gửi mail. Tóm lại, Duolingo xuất hiện ở mọi nơi và yêu cầu người dùng vào học nếu như bạn lỡ may “quên” và bỏ qua bài học hôm đó. Con chim xanh này có thể ám ảnh bạn về thể chất và tinh thần nếu bạn vẫn mãi không chịu học. Đối với những người chỉ học khi có biện pháp mạnh thì đây là một tính năng vô cùng hữu dụng.

Người dùng bị Duolingo "khủng bố" buộc phải học (Ảnh: Internet).
Người dùng bị Duolingo “khủng bố” buộc phải học (Ảnh: Internet).

Hạn chế của Duolingo

1. Duolingo không thể giúp bạn thoát khỏi trình độ cơ bản

Tuy nhiều điểm mạnh là vậy nhưng app Duolingo vẫn còn một số hạn chế khi không có giải thích về các quy tắc ngữ pháp và số lượng câu trả lời đúng bị giới hạn chỉ với vài câu trả lời, trong khi ngôn ngữ gần như là vô hạn. Điều này khiến người học bị bó buộc và không thể đổi mới câu trả lời theo cách của riêng mình.

Các khóa học đa phần ở mức độ cơ bản cho người mới bắt đầu. Đối với nhiều người muốn học chuyên sâu và cao hơn thì gần như Duolingo không thể đáp ứng được.

Giao diện chủ yếu của app hầu hết được thiết kế bằng tiếng Việt (Nguồn: Internet).
Giao diện chủ yếu của app hầu hết được thiết kế bằng tiếng Việt (Nguồn: Internet).

2. App Duolingo không cho phép học Anh – Anh

Duolingo không cho phép người dùng học Anh – Anh cũng là một hạn chế cần khắc phục. Nhiều người dùng muốn học định nghĩa các từ hoặc câu bằng tiếng Anh nhưng đương nhiên là app không thể đáp ứng được.

Mình nghĩ một phần là do chương trình học của Duolingo nhắm đến người mới bắt đầu hoặc trẻ em nên mọi thứ cần được xây dựng một cách dễ hiểu nhất. Vì vậy các bài học hay phần nhắc nhở đều được dịch sang ngôn ngữ “mẹ đẻ” của bạn để tạo điều kiện cho việc học và nắm bắt thông tin một cách dễ dàng. Tuy nhiên học liên tục chỉ bằng việc dịch Anh – Việt sẽ không thể giúp bạn đi xa hơn mức cơ bản và có khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh. Điều này khiến cho tư duy bằng tiếng Anh của bạn bị hạn chế rất nhiều.

Ai nên sử dụng app Duolingo?

Duolingo phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau, nhưng qua quá trình trải nghiệm và sử dụng app một thời gian thì mình thấy Duolingo sẽ phù hợp nhất với người dùng ở tuổi 25 đổ lên hoặc cho các bé mới bắt đầu làm quen với ngoại ngữ vì chỉ mất 20 phút tối đa một ngày.

Duolingo là ứng dụng học ngoại ngữ cho mọi lứa tuổi (Nguồn: Internet).
Duolingo là ứng dụng học ngoại ngữ cho mọi lứa tuổi (Nguồn: Internet).

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm một app học tiếng Anh cho người mất gốc hay học lại khóa tiếng Anh cơ bản thì Duolingo đều có thể đáp ứng. Duolingo không bắt buộc người dùng học lâu mà vẫn có thể nắm rõ nội dung bài học. Thậm chí, với những người bận rộn không có thời gian, bạn chỉ cần truy cập app 10 phút mỗi ngày là đã có thể học được.

Với một app học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí, người dùng được học tập dưới dạng các trò chơi hấp dẫn, có tính tương tác cao và hiệu quả thì Duolingo vẫn là lựa chọn thật sự tuyệt vời, nhất là khi bắt đầu một ngôn ngữ mới.

Đánh giá app Duolingo: 7/10

Học ngoại ngữ từ trình độ cơ bản lên đến C2 nhờ app Duolingo (Nguồn: Internet).
Học ngoại ngữ từ trình độ cơ bản lên đến C2 nhờ app Duolingo (Nguồn: Internet).

Tóm lại app Duolingo có tốt không? Đối với những điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại của app Duolingo, mình đánh giá app này ở mức điểm 7/10. Dù vậy thì một chiếc app học thần thánh thế này, mình nghĩ nó tương đối tốt với các bạn trẻ cũng như các em nhỏ hiện nay. Nó miễn phí và có đa dạng ngôn ngữ cho người học thì đừng ngần ngại gì mà không tải về và sử dụng thử!

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Video YouTube cho bạn tham khảo thêm về app Duolingo:

Như vậy là BlogAnChoi đã giới thiệu đến bạn một app học tiếng Anh siêu thần thánh đang hot trên mạng xã hội suốt thời gian vừa qua. Mình rất hy vọng bài viết review app Duolingo trên đã có thể giúp bạn hiểu thêm về chú chim xanh “xã hội đen” nổi tiếng này để quyết định sử dụng hoặc ít nhất là đỡ tò mò về nó.

Trau dồi ngoại ngữ trong thời đại 4.0 như hiện nay là vô cùng cần thiết và BlogAnChoi tin là bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình một hành trang về ngoại ngữ và đặc biệt là khả năng tiếng Anh để tự tin bước vào tương lai rồi đấy! Đừng quên theo dõi chuyên mục Công nghệ của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Xem thêm

8 ứng dụng thay đổi "bộ mặt" của điện thoại Android cực đẹp và phong cách!

Bạn thấy nhàm chán với giao diện quen thuộc của chiếc điện thoại Android? Bạn muốn sáng tạo “bộ mặt” mới cho smartphone của mình nhanh chóng mà không cần làm thủ công cầu kỳ? Khám phá ngay cách thay đổi giao diện với 8 ứng dụng Android cực cool trong bài này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
4 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User f6b43f6b

ôi mỗi cái bài học thôi mà con chim đòi hỏi nhiều quá,xóa app đi cũng ko tha

thaoanh77

oi thấy app này hay ghe để tôi tải thử về cho con gai học tiếng anh

halongtanh

mik đăng kí rồi nè app miễn phí ko mất tiền

User dbcbc21b

Khách quan mà nói có rất ít các app dạy Tiếng Anh tốt như Duolingo, Duo không bao giờ khiến người học nhàm chán và khó khăn trong thời gian sử dụng. Còn muốn đạt tới IELTS 5.5-6.5 thì là câu chuyện khác, nó sẽ cần bài bản hơn rất nhiều.