Bị ong đốt nghe tưởng chừng không quá nghiêm trọng, nhưng xử trí sai cách sẽ dẫn tới nhiệm độc nặng, nổi mề đay, dị ứng hoặc thậm chí là tử vọng. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay cách sơ cứu khi bị ong đốt để tránh khỏi những hệ quả khó lường nhé!
Ong có rất nhiều loại, có thể kể đến như ong mật, ong vàng (ong nghệ), ong ruồi, ong đất, ong vò vẽ, ong bắp cày,… Trong đó, ong vò vẽ, ong bắp cày là những loại ong hung dữ và có nọc chứa độc tính cao nhất.
Sau khi ong đốt, độc tố trong nọc của ong sẽ đi vào cơ thể, gây độc thần kinh, hoại tử tế bào, gây ra các phản ứng dị ứng mạnh. Theo đó, người bị nạn sẽ có biểu hiện các phản ứng như đau buốt, vùng bị đốt sưng tấy, da bị phù nề,… Hoặc tệ hơn là có các phản ứng sốc phản vệ như khó thở, tức ngực, huyết áp tụt, hôn mê,…
Do đó, việc sơ cứu kịp thời sau khi khi bị ong đốt là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho người bị nạn. Vậy khi bị ong đốt nên làm gì? Tìm hiểu ngay các bước dưới đây của BlogAnChoi nhé!
Cách sơ cứu khi bị ong đốt
1. Lập tức nhổ bỏ ngòi của ong (nếu có)
Ong độc thường để lại ngòi ở vết đốt. Nếu không nhổ ngay ngòi này, vết đốt sẽ bị nhiễm trùng nặng nề và tình trạng của nạn nhân sẽ càng khó cứu chữa. Vì vậy, nên thận trọng sử dụng một vật nhọn như nhíp, đầu kim, mũi dao,… đã được về sinh sạch sẽ để gẩy ngòi ong ra ngoài.
Lưu ý thực hiện một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương vết đốt, tránh trường hợp không cẩn thận làm ngòi đâm sâu hơn vào da.
2. Rửa sạch chỗ bị đốt
Đây là bước không thể thiếu trong quá trình sơ cứu để vết đốt không bị nhiễm trùng. Vì vậy, người bị nạn cần rửa kỹ chỗ bị đốt bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vùng da được vệ sinh sạch sẽ. Mua dung dịch sát trùng tại đây.
3. Chườm lạnh
Việc chườm lạnh có thể làm cải thiện tình trạng viêm và sưng tấy sau khi bị đốt. Bạn cần đắp khăn lạnh hoặc chườm túi nước đá lên vùng bị đốt, vùng bị sưng nề trong khoảng 15 – 20 phút để giảm thiểu tình trạng đau nhức, giảm sưng. Lưu ý không nên đổ trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt để tránh phản ứng dị ứng.
4. Sử dụng những nguyên liệu có sẵn để điều trị vết đốt
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn cần sử dụng những nguyên liệu an toàn để làm dịu vết sưng và làm trung hòa độc tố trong ngòi của ong.
- Dầu oải hương: Thoa một vài giọt tinh dầu oải hương lên vết đốt sẽ giúp ngăn ngừa vết thương sưng tấy, giảm đau nhức. Mua tinh dầu oải hương tại đây.
- Kem đánh răng: Bôi kem đánh răng lên vết đốt khoảng 30 phút sẽ giúp vết đốt không bị sưng, giảm đau và trung hòa nọc độc của ngòi ong.
- Mật ong: Hãy bôi một lượng mật ong nhỏ lên vết thương và giữ trong 30 phút. Các dưỡng chất có trong mật ong sẽ làm dịu vết thương, kháng khuẩn hiệu quả. Mua mật ong nguyên chất tại đây.
- Tỏi: Tỏi được coi là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Bạn cần giã vài nhánh tỏi rồi đắp lên vùng da bị đốt trong 30 phút để hút hết độc tố ở vết đốt.
- Lá chuối: Bạn chỉ cần lấy một ít lá chuối rửa sạch, nghiền nát rồi đắp lên vết thương. Cảm giác đau buốt sẽ giảm đi rõ rệt.
5. Đến trung tâm y tế nếu có biến chứng nặng nề
Nếu có biểu hiện các phản ứng sốc phản vệ sau khi bị ong đốt, cách tốt nhất là đến ngay trung tâm ý tế chuyên sâu để được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghe bác sĩ tư vấn về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Cách phòng tránh ong đốt
- Tránh xa và không chọc phá tổ ong.
- Không để ong làm tổ trong nhà.
- Cẩn trọng những khu vực cây cối có nhiều hoa nơi ong làm tổ.
- Khi phải tiếp xúc với ong, cần đảm bảo đủ các trang bị phòng tránh như quần áo dày, mũ trùm đầu, thuốc diệt côn trùng để phòng vệ,…
- Nếu bất ngờ có ong đến gần, tuyệt đối không hoảng loạn mà phải đứng yên tại chỗ cho đến khi ong ra xa vì ong hiếm khi chủ động tấn công con người.
Bạn có thể tham khảo những bài viết cùng chuyên mục tại đây:
- Làm gì khi bị chó cắn để tránh nguy hại tới tính mạng?
- 8 nguyên nhân chảy máu cam và cách xử lý để cầm máu
- Một vài mẹo hay trị muỗi đốt cho bé mà không cần dùng thuốc
Trên đây là cách phòng tránh và cách sơ cứu cơ bản khi bị ong đốt mà BlogAnChoi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc trang bị kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Đừng quên chia sẻ bài viết và đón đọc các tin tức hữu ích khác trên BlogAnChoi nhé!