Trong thai kỳ, những cơn đau đầu xuất hiện và gây nhiều khó chịu, mệt mỏi cho các mẹ bầu. Vậy nguyên nhân đau đầu khi mang thai là gì? Làm thế nào để giúp các mẹ thoát khỏi nỏi ám ảnh này? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân đau đầu khi mang thai

Đây là hiện tượng phổ biến mà nhiều mẹ bầu than vãn. Nguyên nhân đau đầu khi mang thai xuất phát từ cả tâm và sinh lý của thai phụ. Cơn đau đã phần nào làm người mẹ mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt. Điều này không hề tốt cho em bé nên đừng xem thường triệu chứng này. Trước hết, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu lý do tại sau mẹ bầu hay đau đầu khi mang thai nhé!

Ba tháng đầu thai kỳ

Giai đoạn này cơ thể người mẹ có nhiều khác biệt khi nồng độ hormone biến chuyển mạnh mẽ. Cụ thể, lúc này vóc dáng thay đổi, triệu chứng căng cơ xuất hiện thường xuyên và quá trình lưu thông máu cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, cơ thể phản ứng lại bằng cơn đau đầu khó chịu.

Đau đầu khi mang thai
Đau đầu khi mang thai là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. (Nguồn: Internet)

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mẹ bầu đau đầu khi mang thai là 80%. Trong số đó, có đến 58% người bị đau trong 3 tháng đầu mang thai, đi cùng với đó là cảm giác buồn nôn và nôn vô cùng khó chịu.

Ba tháng cuối thai kỳ

Đây cũng là giai đoạn các mẹ bầu thường bị cơn đau đầu hành hạ. Bởi lúc này đã gần tới thời điểm lâm bồn, thai nhi phát triển mạnh mẽ với trọng lượng tăng lên nhanh chóng. Do đó, quá trình lưu thông máu của mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này hiện tượng thiếu máu não sẽ xuất hiện, gây ra những cơn đau đầu dữ dội.

Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan tại đây:

Các nguyên nhân đau đầu khi mang thai khác

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Uống không đủ nước, ăn không đúng giờ, thiếu dưỡng chất, tiêu thụ nhiều caffein thì chắc chắn sức khỏe của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng.
  • Sinh hoạt kém điều độ: Thai phụ không quan tâm tới giấc ngủ của mình, thường hay thức khuya cũng khó tránh khỏi cơn đau đầu hành hạ.
  • Tâm lý không ổn định: Trong giai đoạn mang thai, tâm trạng của mẹ bầu phải được đảm bảo thoải mái, không stress.
  • Môi trường sống: Thai phụ cần có không gian sống thật thoải mái, an tĩnh, không quá ồn ào để tránh bực bội, căng thẳng, khó ngủ,… kéo dài gây đau đầu.
Đau đầu khi mang thai
Làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. (Nguồn: Internet)

Đau đầu khi mang thai thường chỉ gây khó chịu, mệt mỏi tới người mẹ. Song, trong một số trường hợp nhất định, cơn đau trở nên nghiêm trọng, dữ dội thì cần phải chú ý, nhất là với mẹ bầu ngoài 35 tuổi. Có thể đây chính là nguy cơ gây tiền sản giật.

Việc điều trị đau đầu khi mang thai cũng vô cùng quan trọng, mẹ bầu không được tự ý sử dụng các loại thuốc để tránh ành hưởng tới bé. Hiểu được sự lo lắng của các mẹ, BlogAnChoi sẽ giới thiệu tới chị em những cách chữa đau đầu khi mang thai đơn giản mà hiệu quả, cùng tham khảo nha!

Cách chữa đau đầu khi mang thai tại nhà cực kỳ hiệu quả

1. Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý

Mọi người đều biết chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ít ai ngờ tới việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới cơn đau đầu khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu mà BlogAnChoi tổng hợp, các mẹ ghi nhớ kỹ nhé!

  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung nước ép trái cây. Để kiểm tra tình trạng của cơ thể thông qua màu nước tiểu. Nếu thấy có màu sẫm thì cần bổ sung nước nhé!
  • Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn, anh thành nhiều bữa để tránh tình trạng đói bụng, hạ đường huyết gây đau đầu. Hãy mang theo thức ăn vặt phù hợp để “đề phòng”.
  • Tránh xa các loại đồ hộp, nước có ga, nước đóng chai, thực phẩm nhiều caffein và cồn nếu không muốn cơn đau đầu ập tới.

Nếu bạn quan tâm tới dinh dưỡng cho bà bầu thì đọc thêm các bài viết dưới đây:

2. Để cơ thể nghỉ ngơi đúng cách

Để tránh khỏi tình trạng đau đầu khi mang thai nói riêng và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nói chung, hãy xây dựng chế độ nghỉ ngơi đúng cách bằng cách tuân thủ những nguyên tắc mà BlogAnChoi giới thiệu dưới đây.

  • Ngủ đủ giấc, đặc biệt là đừng quên ngủ những giấc ngắn trong ngày. Chọn không gian phòng ngủ yên tĩnh, không quá sáng để giấc ngủ được sâu và thoải mái hơn.
Đau đầu khi mang thai
Chất lượng giấc ngủ là nhân tố rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe. (Nguồn: Internet)
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Giảm bớt khối lượng công việc để bản thân được nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này cũng giúp bạn tránh khỏi những áp lực không tốt.
  • Xây dựng những thói quen lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc,… để cải thiện tâm trạng.

3. Mát xa nhẹ nhàng

Xoa bóp sẽ giúp cơ thể thả lỏng, giảm bớt tình trạng căng cơ, tránh nhức mỏi vai, cổ, lưng,… và khí huyết lưu thông tốt hơn, hạn chế sự “hoành hành” của cơn đau đầu khi mang thai. Hiện nay có không ít nơi kinh doanh dịch vụ mát xa cho các mẹ bầu. Nếu không thì các bố có thể tự xoa bóp, giúp mẹ đẩy lùi cơn đau, cải thiện tâm trạng nhé!

4. Tập thể dục đều đặn

Thói quen này không chỉ giúp mẹ bầu tránh khỏi những cơn đau đầu đáng ghét, mà còn cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lâm bồn. BlogAnChoi gợi ý các thai phụ nên thử tập yoga, thiền hoặc đơn giản chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể rồi đấy!

Đau đầu khi mang thai
Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. (Nguồn: Internet)

5. Chườm ấm hoặc lạnh

Tùy vào nguyên nhân đau đầu khi mang thai mà mẹ bầu có thể lựa chọn phương án chườm ấm hoặc chườm lạnh. Cụ thể, nếu có các dấu hiệu viêm xoang, cảm,… thì hãy thử chườm ấm, còn do căng thẳng, thời tiết nóng nực,… thì chườm lạnh sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, khi chuẩn bị túi chườm thì các mẹ nên chú ý nhiệt độ, tránh gây bỏng nóng hoặc lạnh. Tìm mua túi chườm tại đây.

Bạn có thể xem thêm các bài viết về Sức khỏe cho thai phụ tại đây:

Vậy là BlogAnChoi đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về hiện tượng đau đầu khi mang thai – một trong những kẻ thù đáng ghét của các mẹ bầu. Hãy thử áp dụng các cách mà BlogAnChoi giới thiệu để đẩy lùi cơn đau mà không lo ảnh hưởng tới bé. Đừng quên ghé qua chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nha!

Xem thêm

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân: Liệu có nguy hại tới sức khỏe?

Tình trạng bầm tím xuất hiện trên da do có va đập mạnh, gây vỡ mạch máu diễn ra khá phổ biến và không đáng ngại. Song, đôi khi có người bị bầm tím không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này có nguy hiểm hay không? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận