Trầm cảm sau sinh đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Điều này ảnh hưởng xấu tới tâm trạng lẫn sức khỏe của người mẹ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân trầm cảm sau sinh nhé!

Sinh con và làm mẹ là một thiên chức quý báu của người phụ nữ. Thế nhưng căn bệnh trầm cảm sau sinh đang trở nên phổ biến, cản trở người mẹ tìm lại nhịp sống thường ngày sau thời gian dài nghỉ sinh con.

Theo một số nghiên cứu, các bác sĩ đã chỉ ra rằng, hơn năm mươi phần trăm tỉ lệ xuất phát sự trầm cảm là do ảnh hưởng từ bên ngoài, còn lại chia thành hai nhóm do tâm lí sẵn có và do chế độ sức khỏe. Vậy cụ thể nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

1. Yếu tố di truyền – Nguyên nhân trầm cảm sau sinh từ bên trong

Bệnh trầm cảm cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Ở các đời trước (cha mẹ, ông bà,…) đã từng mắc bệnh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và từ đó có yếu tố nhiễm truyền sang các đời con cháu sau này.

Trầm cảm
Trầm cảm cũng có thể do di truyền. (Nguồn: Internet)

Trong khi đó, sau sinh là khoảng thời gian sức khỏe người mẹ suy yếu, chưa kịp hồi phục. Yếu tố di truyền này có thể bùng phát, dẫn đến trầm cảm.

2. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể bên ngoài lẫn bên trong của người mẹ đều thay đổi, lượng hormone steroid, progesterone hay estradiol tăng cao. Sau khi sinh, estrogen và progestrogen giảm đột ngột làm thay đổi hormone tuyến giáp.

Trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh hàng đầu chính là thay đổi nội tiết tố. (Nguồn: Internet)

Việc này sẽ khiến người mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi. Không chỉ vậy, biến đổi về thể tích máu, hạ huyết áp, chuyển hóa không ngừng trong cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc, gây ra trầm cảm sau sinh.

3. Thiếu ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mọi người, đặc biệt những người phụ nữ sau sinh. Ngủ đủ giấc là yếu tố tiên quyết để người mẹ hồi phục lại sức khỏe. Song, nhiều người lo lắng cho con cái, đặc biệt khi con bị bệnh hay quấy khóc nên không ngủ ngon.

Trầm cảm sau sinh
Mất ngủ khiến trâm trạng người mẹ vô cùng tồi tệ. (Nguồn: Internet)

Thiếu ngủ cũng sẽ khiến người mẹ uể oải, ăn không ngon miệng và hay cáu gắt, bực bội. Đây là những dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm sau sinh.

4. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí

Người phụ nữ sau sinh rất cần một chế độ ăn uống hợp lí để đảm bảo sức khỏe, hồi sức sau sinh. Nếu việc bổ sung dinh dưỡng không hợp lí, thiếu nhiều dưỡng chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm trạng của người mẹ.

Trầm cảm sau sinh
Ăn không ngon miệng, suy nhược cơ thể có thể dẫn đến trầm cảm. (Nguồn: Internet)

5. Ảnh hưởng từ những áp lực bên ngoài

Các áp lực này có thể kéo dài từ quá trình mang thai và bộc phát sau khi sinh khiến người phụ nữ cảm thấy vô cùng căng thẳng. Vấn đề sức khỏe, đôi khi là giới tính của con cái khiến nhiều người mẹ phải “đau đầu”, đặc biệt là khi họ không nhận được sự hỗ trợ tốt từ chồng hoặc là mẹ đơn thân.

Trầm cảm sau sinh
Đừng để người phụ nữ phải đối diện với áp lực, lo âu một mình, cánh đàn ông nhé! (Nguồn: Internet)

Nhiều phụ nữ sau sinh lo lắng về ngoại hình hoặc công việc bị gián đoạn của mình. Họ cảm thấy chán nản, mất hứng thú với cuộc sống và không buồn chăm sóc bản thân. Ngoài ra, các biến cố không tốt xảy ra trong khoảng thời gian này sẽ gây ra tác động tiêu cực không hề nhỏ tới tâm trạng và sức khỏe người mẹ.

Một số dấu hiệu trầm cảm sau sinh

  • Suy nhược cơ thể: Người mẹ cảm thấy luôn mệt mỏi, uể oải và chán nản. Họ thờ ơ với tất cả mọi việc, không chăm sóc bản thân và sức khỏe ngày càng đi xuống.
  • Lo lắng: Đây là triệu chứng đi kèm với trầm cảm. Họ trở nên căng thẳng, lo lắng, tự ti khi tiếp xúc với người khác.
  • Hoảng hốt: Vì tâm lý không tốt nên người mẹ dễ bị hoảng hốt với các tình huống thường ngày.
Trầm cảm sau sinh
Nếu vợ bị trầm cảm sau sinh, người chồng hãy ở bên cạnh vợ nhé! (Nguồn: Internet)
  • Cảm giác bị ám ảnh: Người mẹ trở nên tự ti vì ám ảnh về ngoại hình, về khả năng chăm sóc con cái. Họ sợ mình sẽ ảnh hưởng xấu tới con.
  • Mất tập trung: Người bị trầm cảm sau sinh rất khó tập trung. Họ không suy nghĩ được gì nên luôn cảm thấy tồi tệ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu và ác mộng là những gì người mẹ trầm cảm sau sinh phải chịu đựng.
  • Tình dục: Người bị trầm cảm sau sinh đa phần sẽ mất hứng thú với tình dục trong thời gian dài.

Xem thêm các bài viết tương tự tại đây:

BlogAnChoi hi vọng những thông tin về chứng trầm cảm sau sinh sẽ giúp ích cho các bà mẹ hoặc ông bố trong quá trình chăm sóc người vợ mới sinh của mình. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết hữu ích trong chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi nhé!

Xem thêm

Thoái hóa điểm vàng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa điểm vàng

Ở những người lớn tuổi, tầm nhìn sẽ bắt đầu giảm đi do đôi mắt dễ mắc một số bệnh như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thị lực kém,... Một tình trạng ở mắt phổ biến khác là thoái hóa điểm vàng - nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người trên 50 tuổi. ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận