Bạn cần cung cấp đủ năng lượng để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động tốt. Khi bụng đói, cơ thể thiếu hụt năng lượng, bạn hãy tránh làm những việc sau để không gây hại cho cơ thể nhé.

Ăn trái cây khi bụng đói

Bạn không nên ăn một số loại trái cây khi bụng đói. (Nguồn: Internet)
Bạn không nên ăn một số loại trái cây khi bụng đói. (Nguồn: Internet)

Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Nhưng có nhiều loại trái cây bạn tuyệt đối không được ăn khi bụng đói có thể kể đến như hồng, cam, chanh, bưởi, chuối, lê, dưa chuột, cà chua, vải, sơn trà,… bởi trong các loại quả này có chứa một số chất có thể làm tổn thương dạ dày, gây ợ nóng, đầy bụng, đau bụng thậm chí là viêm loét dạ dày, sỏi thận nếu bạn ăn chúng lúc đói.

Uống rượu bia khi bụng đói

Khi bạn uống rượu bia, rượu bia sẽ được hấp thụ tại dạ dày và ruột non rồi đi vào máu đi khắp cơ thể và được chuyển hóa tại gan. Nếu bạn uống rượu bia khi đói, tức là dạ dày trống, rượu bia sẽ đi thẳng xuống ruột non và hấp thụ tại đó khiến bạn dễ bị say hơn.

Rượu còn kích thích dạ dày gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, hạ đường huyết. Thường xuyên uống rượu khi bụng đói có thể gây viêm loét dạ dày.

Uống rượu bia khi bụng đói khiến bạn dễ say hơn. (Nguồn: Internet)
Uống rượu bia khi bụng đói khiến bạn dễ say hơn. (Nguồn: Internet)

Uống trà đặc và cà phê khi bụng đói

Khi bạn uống trà với chiếc bụng đói, dạ dày sẽ bị kích thích tiết ra nhiều axit hơn, từ đó dễ gây triệu chứng đau dạ dày. Ngoài ra uống trà khi đói còn có thể khiến bạn gặp tình trạng buồn nôn hay táo bón. Caffeine có trong trà có thể kích thích cơ thể giải phóng các hormone cortisol và adrenaline gây chóng mặt, căng thẳng, tăng huyết áp.

Trà và cà phê không nên uống khi bụng đói. (Nguồn: Internet)
Trà và cà phê là các loại đồ uống không nên dùng khi bụng đói. (Nguồn: Internet)

Tương tự như trà, uống cafe lúc đói cũng có khả năng làm tăng axit dạ dày, gây kích ứng dạ dày, buồn nôn, ợ nóng, trào ngược axit dạ dày. Cafe chứa caffeine nên uống cafe lúc đói sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi, tăng huyết áp.

Uống sinh tố hoặc nước ép trái cây khi bụng đói

Bạn không nên uống nước ép, sinh tố trái cây khi đói bởi chúng có chứa nhiều axit hữu cơ có thể gây tổn thương dạ dày và ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Nước ép trái cây có thể gây tổn thương dạ dày nếu bạn uống khi đói. (Nguồn: Internet)
Nước ép trái cây có thể gây tổn thương dạ dày nếu bạn uống khi đói. (Nguồn: Internet)

Nhai kẹo cao su khi bụng đói

Không nên nhai kẹo cao su khi đói vì hành động nhai kẹo của miệng sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều dịch vị chứa axit, do đó làm tổn hại niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Nhai kẹo cao su còn gây đau bụng và đầy hơi nên hãy hạn chế ăn loại kẹo này.

Không nên nhai kẹo cao su khi đói. (Nguồn: Internet)
Không nên nhai kẹo cao su khi đói. (Nguồn: Internet)

Tắm khi bụng đói

Khi đói, lượng đường trong máu hạ thấp nên nếu bạn tắm vào lúc này sẽ dễ bị chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu.

Tắm khi đói dễ gây chóng mặt, ngất xỉu. (Nguồn: Internet)
Tắm khi đói dễ gây chóng mặt, ngất xỉu. (Nguồn: Internet)

Lái xe khi bụng đói

Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trước khi lái xe. (Nguồn: Internet)
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trước khi lái xe. (Nguồn: Internet)

Lái xe khi bụng đói, cơ thể thiếu năng lượng, làm giảm khả năng suy nghĩ và phản xạ nên sẽ dễ gây tai nạn. Bạn nên chuẩn bị sẵn một số đồ ăn nhẹ để trong xe khi lái xe đường dài.

Tập thể dục khi bụng đói

Tập thể dục khi bụng đói khiến lượng đường trong máu giảm xuống nhanh chóng nên dễ gây chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu.

Không nên tập thể dục khi bụng đói. (Nguồn: Internet)
Không nên tập thể dục khi bụng đói. (Nguồn: Internet)

Ngủ khi bụng đói

Đi ngủ khi bụng đói khiến bạn khó ngủ sâu giấc và khi thức dậy bạn sẽ phải ăn nhiều hơn để nạp lại năng lượng cho cơ thể dẫn đến tăng cân. Người có bệnh lý tiểu đường, nếu quá đói khi ngủ có thể dẫn tới hạ đường huyết ban đêm, não bị thiếu năng lượng, có thể làm tăng nguy cơ chết não hoặc tử vong.

Đừng ngủ khi bụng vẫn đói. (Nguồn: Internet)
Đừng ngủ khi bụng vẫn đói. (Nguồn: Internet)

Một số bài viết liên quan:

Nhớ theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những thông tin thú vị và bổ ích bạn nhé!

Xem thêm

13 dấu hiệu của rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc là có thật, nhưng ít người hiểu nó ảnh hưởng đến họ như thế nào. Bài viết này sẽ chỉ ra 13 dấu hiệu của rối loạn nhân cách phụ thuộc giúp bạn nhận biết và có cách điều trị phù hợp nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
3 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
llihari

lưu ý để bảo vệ sức khỏe của mình

Phan Thanh Hoàng Yến

Bài viết rất bổ ích!

Mộc Chi

Tác giả có tâm