Bị chó cắn nghe không có gì nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường, trong đó có cả đe dọa tính mạng. Vậy nên làm gì khi bị chó cắn? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Hiện nay, có không ít vụ tai nạn thương tâm, mất mạng chỉ vì bị chó cắn. Đặc biệt, việc này sẽ rất nguy hiểm nếu do chó bị dại gây ra. Tùy vào vết cắn nông hay sâu, lượng virus trong nước bọt nhiều hay ít mà người bị chó cắn có nguy cơ bị nhiễm hoặc không. Hầu hết những ai mắc phải đều phải đối mặt với tử vong.

Làm gì khi bị chó cắn?
Làm gì khi bị chó cắn để không phải đối mặt với những biến chứng khôn lường? (Nguồn: Internett)

Ngoài bệnh dại nguy hiểm, vết cắn cũng có thể gây tổn thương, mất máu hoặc nhiễm trùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Vậy làm gì khi bị chó cắn để tránh khỏi những hệ quả khó lường trên? Đọc kỹ bài viết dưới đây của BlogAnChoi nhé.

Làm gì khi bị chó cắn?

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vết cắn

Bước đầu tiên này vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua mà phải xử lý nhanh chóng và đúng cách để giảm thiểu tối đa nguy hiểm. Việc này cũng giúp bạn quan sát và kiểm tra kỹ lưỡng vết cắn hơn để đưa ra phương án chữa trị hợp lý. Các bước vệ sinh vết cắn như sau:

  • Tách rời các vật cản trở ra khỏi vết cắn (quần, áo, găng tay,…). Trong trường hợp chó cắn ở vùng chân, bạn nên xắn quần lên (nếu quần rộng) hoặc dùng kéo cắt bỏ phần vải để hạn chế nước bọt trên quần bám nhiều hơn vào vết cắn.
  • Rửa vết cắn dưới vòi nước sạch, chảy mạnh. Nếu dùng được nước ấm thì hiệu quả sẽ cao hơn.
  • Dùng nước muối, xà phòng hay dung dịch sát trùng vết cắn. Bạn cần chú ý không quá mạnh tay làm tình trạng vết thương tệ hơn. Mua dung dịch sát trùng tại đây.
  • Lặp lại bước rửa sạch với nước.
Làm gì khi bị chó cắn?
Hãy vệ sinh vết thương sạch sẽ nhé! (Nguồn: Internet)

Bước 2: Kiểm tra tình trạng vết cắn

Sau khi vệ sinh ở bước đầu tiên, bạn tiến hành kiểm tra tình trạng của vết cắn về độ nông sông, khu vực bị tổn thương,… để đưa ra biện pháp xử trí tiếp theo phù hợp nhất. Trong trường hợp vết cắn nhẹ, chỉ xước ngoài da không quá nghiêm trọng thì bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng các dụng cụ băng bó thông thường.

Làm gì khi bị chó cắn?
Đừng quên quan sát kỹ lưỡng tình trạng vết cắn để đưa ra phương án xử lý tối ưu. (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu vết cắn quá nghiêm trọng, không may nằm trong các trường hợp mà BlogAnChoi liệt kê dưới đây thì bạn nên tới cơ sở ý tế để nhận điều trị nhé!

  • Vết chó cắn sâu hơn 2cm.
  • Bị cắn ở gần các vùng nguy hiểm, nhạy cảm và dễ tổn thương như đầu, cổ, bộ phân sinh dục,…
  • Vết cắn không thể cầm máu sau 15 phút.
  • Bị cắn nhiều vết.

Bước 3: Băng bó vết thương

Kỹ năng băng bó rất cần thiết khi xử trí vết chó cắn để giúp cầm máu, ngăn không cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Sau khi rửa sạch, bạn hãy sử dụng băng gạc (có thể thay thế bằng vải mềm, sạch) để băng lại. Song, hãy chú ý không nên băng quá chặt khiến lưu thông máu kém. Mua băng gạc y tế tại đây.

Ở bước 2, nếu xem xét thấy vết thương sâu và chảy máu nhiều thì tiến hành băng sơ lại rồi nhanh chóng đến cơ sở y tế để chữa trị, tránh trường hợp mất máu quá nhiều nhé!

Bước 4: Theo dõi con chó

Đừng chỉ lo lắng về vết thương, việc quan sát và theo dõi tình trạng chó đã cắn bạn cũng quan trọng không kém. Bạn cần xác định xem nguồn gốc của chó, chó đã được tiêm chủng đầy đủ chưa, có nguy cơ bị dại hay không.

Làm gì khi bị chó cắn?
Chú ý theo dõi con chó đã cắn bạn, nếu thất dấu hiệu bất thường thì cảnh giác ngay nhé! (Nguồn: Internet)

Trong quá trình theo dõi và quan sát kỹ lưỡng 15 ngày, nếu chó có bất kỳ dấu hiệu bất thường gì, dù là nhỏ nhất thì hãy ngay lập tức đến bệnh viện trình bày và chữa trị ngay nhé!

Một số trường hợp khẩn cấp cần tiêm phòng khi bị chó cắn

Để bạn xác định rõ hơn khi nào cần tiêm phòng khẩn cấp để tránh biến chứng nguy hiểm do bị chó cắn, BlogAnChoi đã thống kê danh sách các trường hợp dưới đây, xem ngay nhé!

  • Phát hiện chó phát dại thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức! Cụ thể, bạn thấy chó bị chảy nước dãi, mắt đỏ, sùi bọt mép, mệt mỏi, ủ rủ,… thì phải tiêm phòng dại gấp.
  • Con chó cắn bạn không có chủ, là chó hoang nên không thể theo dõi thì tốt nhất là hãy tiêm phòng.
  • Khu vực bạn bị chó cắn hoặc khu lân cận đang có dịch chó mèo.
  • Đặc biệt, nếu bạn đang mắc bệnh HIV, ung thư, tiểu đường, gan,… thì cũng nên đến bệnh viện xử lý.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chuyên mục tại đây:

Vậy là BlogAnChoi vừa hướng dẫn bạn các bước xử lý khi bị chó cắn. Hãy ghi nhớ các thông tin trên để tận dụng trong các trường hợp khẩn cấp không may. Đừng quên chia sẻ bài viết bổ ích và thiết thực này cho người thân và bạn bè cùng cập nhật nhé!

Xem thêm

Biện pháp khắc phục chứng mất ngủ hiệu quả và nhanh chóng

Mất ngủ luôn là một trong những căn bệnh khiến chúng ta cảm thấy kiệt sức, hư hại sức khỏe và kéo theo nhiều bệnh tật nghiêm trọng. Vì vậy, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu một số giải pháp khắc phục chứng mất ngủ một cách khoa học nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận