Cha mẹ thường rất lo lắng khi con nhỏ bị sốt và hoang mang không biết làm thế nào. Sốt vi rút ở trẻ em rất hay gặp do các em có sức đề kháng yếu. Tuy nhiên nếu biết xử trí đúng cách thì nó không quá nghiêm trọng như cha mẹ thường nghĩ.
Sốt vi rút ở trẻ em biểu hiện thế nào?
Sốt nói chung được định nghĩa là sự tăng nhiệt độ cơ thể hơn mức độ bình thường. Cụ thể là cao hơn 37,5 độ C nếu đo ở nách và hơn 38 độ nếu đo ở trực tràng. Đây là phản ứng có lợi của hệ thống miễn dịch nhằm chống lại tác nhân xâm nhập. Bạn có thể tìm mua nhiệt kế khuyên dùng cho trẻ em tại đây.
Nhiệt độ cơ thể của trẻ em thông thường cao hơn một chút so với người lớn. Vì thế phụ huynh cần xác định chính xác con bị sốt mới có thể đưa ra cách xử trí hợp lý. Vậy sốt vi rút ở trẻ em biểu hiện thế nào?
- Trẻ kích thích.
- Trẻ kém ăn hơn thường ngày.
- Trẻ có biểu hiện ngủ li bì hoặc quấy khóc.
- Cảm nhận nhiệt độ ấm hơn bình thường. Đo nhiệt độ ở nách lớn hơn 38 độ C.
- Trẻ thở nhanh nông hoặc co giật.
Xử trí đúng cách sốt vi rút ở trẻ em tại nhà
Khi phát hiện con nhỏ bị sốt. Cha mẹ cần bình tĩnh xử lý, tuân theo đúng quy tắc khoa học, tránh lo lắng thái quá. Nguyên tắc của việc chăm sóc trẻ em sốt vi rút tại nhà đó là hướng tới 3 mục tiêu chính: Hạ nhiệt độ, bù nước cho cơ thể của trẻ và theo dõi diễn biến.
1. Theo dõi nhiệt độ thường xuyên và hạ sốt cho trẻ khi cần thiết
Việc theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể trẻ là rất quan trọng.
- Khi nhiệt độ cao hơn 38,5 độ: Bạn có thể dùng Paracetamon dạng viên nén đặt ở hậu môn khoảng 4 – 6 tiếng một lần. Liều lượng dùng cho trẻ em là 10mg/kg/lần.
- Nhiệt độ từ 37,9 đến 38,1: Có thể dùng Tylenol (acetaminophen) dạng dành riêng cho trẻ em. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kì thuốc hạ sốt nào lần đầu.
- Dưới 37,9 độ: Trường hợp này chưa nên dùng thuốc với trẻ nhỏ.
Cha mẹ cũng nên chú ý thực hiện những việc sau trong quá trình theo dõi nhiệt độ của trẻ.
- Nới lỏng quần áo: Dù thời tiết có nóng hay lạnh, mùa đông hay mùa hè, phụ huynh cũng nên nới lỏng quần áo và cho trẻ mặc đồ rộng để hạ thân nhiệt.
- Chườm ấm: Bố mẹ dùng khăn chườm ấm trên trán và lau người cho con. Việc làm này không nên thực hiện quá 10 phút/giờ. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh hay nóng.
Theo dõi nhiệt độ và hạ nhiệt độ đúng cách là việc làm vô cùng quan trọng khi trẻ em sốt vi rút (Nguồn: Internet).
2. Bù nước, bù dịch cho trẻ
Việc mất nước quá nhiều sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì thế phụ huynh cố gắng cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả, nước súp, nước lọc, oserol,… Khi đã thực hiện bù nước đầy đủ, trẻ thường tiểu tiện 4 tiếng một lần.
3. Theo dõi diễn biến để kịp thời xử trí
Ở thời điểm này, sức đề kháng của trẻ rất yếu nên bố mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con. Sau khi đã thực hiện chăm sóc trẻ theo những khuyến cáo được nêu trên, phụ huynh vẫn cần tiếp tục theo dõi tình trạng diễn biến của con để có phương án xử lý tại nhà phù hợp hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu cần thiết.
Trẻ em sốt vi rút như thế nào cần đưa tới gặp bác sĩ?
Việc chăm sóc trẻ em tại nhà có thể ổn định tình trạng cho trẻ trong trường hợp bệnh nhẹ. Trẻ sẽ hạ sốt sớm, nhanh chóng được bù dịch. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ba mẹ không thể tự mình chủ quan xử lý tại nhà mà cần đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Các bậc phụ huynh phải đưa con đến bệnh viện trong các trường hợp sau:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi, đo nhiệt độ trực tràng cao hơn 38 độ C.
- Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi sốt kéo dài hơn một ngày dù nhẹ hay nặng hoặc trẻ ở độ tuổi này sốt cao hơn 38 độ C.
- Trẻ từ 1 đến 2 tuổi sốt cao kéo dài liên tục hơn 24 giờ không hạ sốt.
- Trẻ nôn nhiều, nôn vọt.
- Trẻ tiêu chảy nặng, không có hiệu quả khi bù dịch.
- Các thóp ở phần đầu của trẻ phồng lên bất thường.
- Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng xuất hiện như khô niêm mạc miệng, không ướt tã, khóc không ra nước mắt, các thóp phần đầu bị lõm xuống.
- Khi trẻ có cơn co giật bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
- Trẻ sốt cao có kèm xuất hiện phát ban.
- Trẻ có sức đề kháng yếu bẩm sinh hoặc có nguy cơ đặc biệt với cá nhiễm trùng nặng.
- Trẻ có bệnh về máu hay bệnh suy giảm miễn dịch.
Việc xử lý sốt ở trẻ em không quá khó, quan trọng là bố mẹ cần nắm được phương pháp đúng, kịp thời, bình tĩnh. Đề phòng trường hợp không nhớ hoặc cuống khi con bị bệnh, gia đình có thể in cách làm đúng và các trường hợp cần đưa con đi viện để lưu lại và xem ngay khi cần.
Một số bài viết có liên quan cùng chuyên mục các bậc phụ huynh nên tham khảo:
- 10 biểu hiện của sốt siêu vi ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh
- 5 cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi để bé mau khỏe
- 5 bệnh mùa nóng ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả
Với bài viết trên đây, BlogAnChoi đã gửi tới bạn đọc thông tin về cách phát hiện và xử trí sốt vi rút ở trẻ em. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích để giúp cha mẹ giảm bớt nỗi lo về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con nhỏ.
Đừng quên truy cập chuyên mục Sức khoẻ của BlogAnChoi để được cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích cho mình bạn nhé!