Tình trạng bầm tím xuất hiện trên da do có va đập mạnh, gây vỡ mạch máu diễn ra khá phổ biến và không đáng ngại. Song, đôi khi có người bị bầm tím không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này có nguy hiểm hay không? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!
1. Bị bầm tím không rõ nguyên nhân? Hãy bổ sung vitamin!
Thiếu các loại dưỡng chất và vitamin cần thiết, cơ thể cũng rất dễ xuất hiện các vết bầm tím. Do vậy bạn nên thường xuyên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và vitamin bằng việc ăn nhiều rau xanh và dùng các thực phẩm bổ sung.
Vitamin C là một trong những vitamin quan trọng giúp chữa lành vết thương và sản xuất thành phần quan trọng của da là collagen, đồng thời tham gia xây dựng thành mạch máu. Cơ thể thiếu vitamin C làm cho mạch máu dễ bị vỡ và dẫn đến bầm tím.
Các loại vitamin K, B12, P đều tham gia vào quá trình sản xuất máu, xây dựng thành mạch máu, đông máu. Thiếu các loại vitamin này mạch máu trở nên mỏng, máu khó đông có thể gây ra bầm tím trên da. Bạn có thể mua thực phẩm bổ sung vitamin tại đây.
Do vậy, bạn nên ăn uống điều độ, bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin như các loại hoa quả, rau xanh. Đặc biệt là một số loại như ổi, ớt, rau cải, cà chua,… chứa rất nhiều vitamin C.
2. Hoạt động quá sức gây ra các vết bầm tím
Đa số mọi người đều cho rằng chỉ khi va đập mạnh với vật gì đó mới khiến cơ thể bị tổn thương và xuất hiện các vết bầm tím. Nhưng nhiều người không biết dù không có va chạm vật lý, trên da vẫn dễ xuất hiện những vết này. Nguyên nhân đầu tiên làm xuất hiện vết bầm phải kể đến là do bản thân mang vật nặng và hoạt động quá sức.
Khi vận chuyển những vật nặng hay tập thể dục, gym hoặc chơi thể thao có cường độ cao, cơ thể có khả năng vô tình bị tổn thương mà bạn không hay biết. Hoạt động mạnh sẽ gây ra những áp lực lớn cho cơ bắp dẫn đến vỡ các mạch máu nhỏ tạo các vết bầm tím. Chỗ có vết bầm có cảm giác hơi ngứa và đau nhức. Để hạn chế xuất hiện chúng hãy cố gắng hoạt động, tập luyện và mang vác vật nặng vừa phải.
3. Sử dụng thuốc không đúng cách
Khi bạn sử dụng quá liều hay không đúng cách một số loại thuốc như aspirin, thuốc trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc có chứa sắt sẽ làm suy yếu thành mạch máu, giảm khả năng đông máu, tăng nguy cơ gây bầm tím.
Đặc biệt là aspirin có thể gây loãng máu, làm vô hiệu hóa các tiểu cầu gây ra hiện tượng cục máu đông. Cộng với việc khi thành máu mỏng thì dù gặp chấn thương nhỏ cũng để lại vết bầm đau nhức. Do vậy khi dùng thuốc, bạn nên chú ý sử dụng đúng liều và hợp lý tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Bạn có thể đọc thêm: Kết hợp thuốc đông y và tây y đúng cách để tránh tiền mất tật mang
4. Các bệnh về máu
Khi cơ thể gặp các vấn đề về máu như xuất huyết dưới da, bệnh bạch cầu, hội chứng máu khó đông cũng là nguyên nhân gây ra các vết bầm không rõ nguyên nhân.
Trong tình trạng, xuất huyết máu do bệnh da liễu, các mao mạch nhỏ sẽ bị rỉ máu tạo nên các vết bầm tím nhỏ và gây ra ngứa ngáy. Bệnh này khá phổ biến ở người già và trên cẳng chân. Sử dụng các loại kem bôi thích hợp sẽ giúp ngăn ngừa loại bệnh này.
5. Mắc bệnh tiểu đường
Thường xuyên suất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường. Khi phát hiện các vết bầm xuất hiện thường xuyên, kéo dài không có dấu hiệu biến mất mà ngả sang màu xanh và vàng, bạn nên đi kiểm tra bệnh tiểu đường.
Khi bị tiểu đường, các mạch máu sẽ trở nên yếu đi gây nên chảy máu mao mạch. Ngoài ra đay cũng là dấu hiệu của một số bệnh về gan, mất cân bằng nội tiết tố, ung thư,…
Bạn có thể đọc thêm: 7 triệu chứng bệnh tiểu đường cần lưu ý để chữa trị sớm
6. Các bệnh về da
Khi cơ thể già đi, da bị lão hóa, cơ thể sẽ dễ bị bầm tím hơn trước, chỉ cần một ít vết thương nhỏ cũng dễ gây đau đớn. Lúc này da bị mất dần lớp bảo vệ, việc sản xuất ra collagen cũng bị ảnh hưởng khiến da bạn mỏng hơn và dễ bị tổn thương.
Ra nắng quá nhiều, da sẽ dễ bị cháy nắng và tổn thương do các tia sáng độc hại của mặt trời. Điều này càng làm tăng nguy cơ gây nên hiện tượng bầm tím trên da. Bạn nên hạn chế đứng dưới bên ngoài quá lâu khi trời nắng to hoặc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da tốt hơn. Bạn có thể mua kem chống nắng tại đây.
Khi đột nhiên thấy xuất hiện vết bầm tím mà không nhớ là đã bị ngã hay va đập mạnh ở đâu, bạn cũng đừng quá lo lắng. Ăn uống đủ chất, sinh hoạt hợp lý, hoạt động và tập luyện vừa phải thì vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu vết bầm và có chuyển biến xấu thì hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra và xin hướng dẫn.
Bạn có thể đọc thêm:
- 7 cách phòng tránh mắc bệnh mùa mưa cực kỳ hiệu quả
- Cách chữa sỏi mật bằng quả đu đủ xanh hiệu quả, không cần phẫu thuật
- 10 bài tập thể dục giảm mỡ bụng dưới cho nữ giúp vòng eo thon thả
Nếu còn thắc mắc hãy chia sẻ với chúng tôi và theo dõi BlogAnChoi để có được những thông tin hữu ích nha!
Sau khi ngủ dậy, thấy một vết bầm tím ở cẳng tay, lúc đầu chỉ có màu tím, không bị sưng, nhưng cách mấy tiếng sau nhìn lại thì thấy vết tím lạt dần về hai phía và thấy hơi sưng thành hình tròn và chuyển sang màu hơi hồng nhạt, ấn ngón tay vào thì thấy đau hoặc lấy 2 ngón bọp vết tím lại giống như bắt gió thì thấy rất là đau, nếu ai biết đây là bệnh gì thì chia sẻ và giúp đỡ với.
Sau khi ngủ dậy, thấy một vết bầm tím ở cẳng tay, lúc đầu chỉ có màu tím, không bị sưng, nhưng cách mấy tiếng sau nhìn lại thì thấy vết tím lạt dần về hai phía và thấy hơi sưng thành hình tròn và chuyển sang màu hơi hồng nhạt, ấn ngón tay vào thì thấy đau hoặc lấy 2 ngón bọp vết tím lại giống như bắt gió thì thấy rất là đau, không biết đây là bệnh gì ?