Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về tình trạng sức khỏe. Đau bụng dưới bên phải do những nguyên nhân nào gây ra, có sự khác nhau như thế nào giữa nam giới và nữ giới? Hãy cùng Bloganchoi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đau bụng dưới  bên phải như thế nào thì cần đến cơ sở y tế?

Vùng bụng dưới bên phải là khu vực của ruột thừa và buồng trứng bên phải (đối với phụ nữ). Các triệu chứng đau tùy từng điều kiện có thể nhẹ nhàng âm ỷ, thi thoảng đau nhói bụng dưới bên phải hoặc đôi khi đau dữ dội. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được điều trị phù hợp ngay khi gặp các biểu hiện sau đây:

  • Đau hoặc tăng áp lực lồng ngực
  • Sốt
  • Đại tiện ra máu
  • Buồn nôn và ói mửa kéo dài, thường xuyên
  • Đau khi ấn vào vùng bụng
  • Bụng chướng, cứng, đau nhiều
Đau bụng dưới bên phải
Đau bụng dưới bên phải tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe (Nguồn: Internet).

Các biểu hiện trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, và với một số nguyên nhân đặc biệt, việc cấp cứu chậm trễ có nguy cơ gây những biến chứng xấu cho sức khỏe người bệnh.

Đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ và mỏng, nằm ở vị trí ổ bụng bên phải phía dưới, khi đoạn ruột này bị viêm nhiễm, gây nên tình trạng viêm ruột thừa. Vì vậy, đây được xem là nguyên nhân hay gặp nhất của  triệu chứng đau bụng dưới bên phải. Thông thường, khi bị viêm ruột thừa, người bệnh thường kèm xuất hiện các biểu hiến sau đây:

  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Chán ăn

Viêm ruột thừa là tình trạng bệnh có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh, nhất là khi đoạn ruột thừa vỡ ra, do đó cần nhanh chóng nhận được sự can thiệp y tế của các y bác sỹ.

Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới bên phải (Nguồn: Internet).

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của viêm, các bác sỹ có thể kê thuốc để làm giảm tình trạng viêm hoặc chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột thừa. Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, chỉ được sử dụng thuốc khi có sự kê đơn và hướng dẫn của bác sỹ, bởi dùng thuốc tùy tiện có thể khiến ổ viêm nặng hơn và ruột thừa có nguy cơ vỡ ra cao hơn.

Một số nguyên nhân phổ biến khác gây đau bụng dưới bên phải

Bên cạnh viêm ruột thừa, các nguyên nhân dưới đây cũng thường gây ra tính trạng đau bụng dưới bên phải

1. Chướng hơi

Hơi xuất hiện trong ruột khi ăn phải các thức ăn khó tiêu, khí sinh ra và trữ lại trong hệ thống ruột gây đầy bụng, căng tức. Khí ga xuất hiện nhiều có thể do ăn quá nhiều, ăn đồ khó tiêu, thói quen nhai kẹo cao su, hút thuốc.

2. Khó tiêu

Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở vùng bụng trên, nhưng đôi khi cũng lan xuống thấp hơn, gây đau tức khó chịu vùng bụng dưới. Thông thường, triệu chứng này sẽ hết nhanh, nhưng nếu bạn gặp tình trạng khó tiêu nhiều ngày liên tục, nên đến khám bác sỹ để sớm phát hiện các vấn đề về đường tiêu hóa.

3. Thoát vị

Thoát vị là tình trạng một phần hoặc toàn bộ một cơ quan (ví dụ như ruột) bị đẩy ra khỏi lớp mô, hay cơ mà trước đây cơ quan này được giữ tại chỗ bởi lớp mô hay cơ đó. Có nhiều loại thoát vị khác nhau nhưng thường gặp nhất ở bụng, gây đau và khó chịu ở vùng bụng bị thoát vị.

4. Nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng thận nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn từ bàng quang, niệu quản, hay niệu đạo, có thể xuất hiện ở một hoặc ở cả hai bên thận. Ngoài cảm giác đau bụng dưới, sự khó chịu còn lan và xảy ra ở hai bên lưng, hoặc dưới háng. Nhiễm trùng thận nếu không xử trí và điều trị kịp thời, có thể khiển thận bị tổn thương vĩnh viễn, do đó cần đến ngay cơ sở y tế khi thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn, nôn
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu dắt
  • Cảm thấy cần đi tiểu, ngay cả khi vừa đi xong
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Xuất hiện mủ hoặc máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi

5. Sỏi thận

Sỏi thận là kết quả của quá trình tích lũy các muối và khoáng chất, hình thành các tinh thể, gọi là sỏi thận. Người bệnh không thể cảm nhận được quá trình hình thành này cho đến khi sỏi đủ lớn, di chuyển trong thận và niệu quản, gây ra cảm giác đau quặn vùng hông, lưng, bụng dưới và khu vực háng. Tình trạng đau còn tùy thuộc vào kích thước, loại sỏi và vị trí sỏi di chuyển. Khi bị sỏi thận, người bệnh có các biểu hiến sau:

  • Đi tiểu đau
  • Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Buồn nôn, nôn
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, đi tiểu thường xuyên
  • Sốt và ớn lạnh, thường xuất hiện khi có thêm các dấu hiệu nhiễm trùng
sỏi thận
Sỏi thận gây ra các cơn đau vùng bụng dưới và lưng (Nguồn: Internet).

6. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng này gây ra các co thắt ruột bất thường, gây ra đau bụng, trong đó có vùng bụng dưới.

7. Bệnh viêm ruột

Viêm ruột thường bị nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích. Thực chất, viêm ruột là một tập hợp các rối loạn tiêu hóa, gây ra những thay đổi trong mô ruột và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm trong đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến đau bụng.

6 nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ giới

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, còn có một số nguyên nhân khác phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng giới. Cụ thể, nữ giới đau bụng dưới có thể do các nguyên nhân:

1. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là biểu hiện thường thấy ở chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, có thể gây đau vùng bụng dưới ở một hay cả hai bên với cảm giác đau âm ỉ, có thể đau ở cả lưng và đùi. Ngoài đau bụng dưới bên phải và đau lưng, còn có các biểu hiện khác như đau đầu, chóng mặt, đại tiện phân lỏng. Tìm mua các sản phẩm giúp giảm đau bụng kinh tại đây.

2. Lạc nội mạc tử cung

Xảy ra khi lớp mô thường phát triển bên trong tử cung hình thành ở vị trí khác, bên ngoài cơ quan như ở buồng trứng, ống dẫn trứng, thành tử cung, dây chằng tử cung,.. . Ngoài cảm giác đau bụng dưới bên phải khi quan hệ (đau trong hoặc sau khi quan hệ), lạc nội mạc tử cung có thể gây ra cảm giác đau khi đi tiểu,…

Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (Nguồn: Internet).

Lạc nội mạc tử cung là một trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, ngay khi cảm thấy bản thân bị đau bụng dưới kèm các dáu hiệu như trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được các bác sỹ xử lý sớm và hạn chế tối đa biến chứng.

3. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng hiểu đơn giản là xuất hiện túi chứa đầy chất lỏng được tìm thấy trên hoặc bên trong buồng trứng, thường không gây đau đớn hoặc khó chịu, và có thể tự biến mất. Nhưng với trường hợp u nang buồng trứng lớn, nếu bị vỡ, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm: đau bụng âm ỉ, đầy hơi, cảm giác đầy hoặc nặng trong bụng. Nên đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trên, kèm theo: đau bụng đột ngột và dữ dội, sốt, nôn, da lạnh và ẩm ướt, thở nhanh, người mệt, yếu.

 

u nang buồng trứng
U nang buồng trứng kích thước lớn có thể gây các biến chứng nguy hiểm (Nguồn: Internet).

4. Thai ngoài tử cung

Ngoài gây đau bụng dưới bên phải khi mang thai, thai ngoài tử cung còn gây ra các triệu chứng khác như: chảy máu âm đạo, đau đi tiểu hoặc đi tiêu, bệnh tiêu chảy. Khi thai ngoài tử cung vỡ, có thể gặp: chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao.

5. Viêm vùng chậu

Gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục không được điều trị, và gây nên cảm giác đau vùng bụng dưới.

6. Xoắn buồng trứng

Xảy ra khi buồng trứng hay đôi khi là ống dẫn trứng bị xoắn, cắt đứt nguồn cung cấp máu của cơ quan, gây đau bụng dưới nghiêm trọng, đi kèm các biểu hiện khác như: chu kỳ không đều, đau khi quan hệ, buồn nôn, nôn, cảm thấy no ngay cả khi bạn hầu như không ăn. Xoắn buồng trứng thường cần phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng.

Các nguyên nhân đau bụng dưới bên phải ở nam giới

1. Thoát vị bẹn

Là một trong những loại thoát vị phổ biến nhất, phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ, xảy ra khi mỡ hoặc một phần của ruột non đẩy qua một phần khác của bụng dưới.

Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh sẽ nhận thấy một chỗ phình nhỏ ở vùng háng giữa đùi và bụng dưới, cảm thấy khó chịu và đau khi căng cơ, nâng, ho hoặc tập thể dục. Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm: đau hoặc rát ở háng, sưng bìu.

thoát vị
Đau bụng dưới bên phải có thể do thoát vị (Nguồn: Internet).

2. Xoắn tinh hoàn

Xảy ra khi tinh hoàn xoay chuyển và gây xoắn thừng tinh, làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn, dẫn đến đau đột ngột, dữ dội và sưng ở bìu. Tình trạng cũng gây đau bụng. Các triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn, nôn, vị trí tinh hoàn không đều, đi tiểu đau, sốt. Xoắn tinh hoàn thường phải phẫu thuật khẩn cấp để tháo xoắn thừng tinh.

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hi vọng với các thông tin trên, có thể đưa đến các bạn những nguyên nhân hay gặp nhất của đau bụng dưới bên phải và các triệu chứng kèm theo khác của nó, cũng như những nguyên nhân đặc biệt chỉ gặp ở nam giới hay nữ giới, từ đó, giúp các bạn có thể nhận biết và có các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

(Nguồn: Healthline.com)

Xem thêm

Bệnh gout có chữa khỏi được không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Theo các nghiên cứu tại Anh, số người mắc bệnh gout đã tăng gấp 10 lần từ năm 1975 đến năm 2005. Bệnh gout có chữa khỏi được không? Nguyên nhân gây bệnh gout là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các thắc mắc về căn bệnh này.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận