Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh. Bệnh có thể đơn giản chỉ vài ngày là khỏi, nhưng cũng có những nguyên nhân mà bạn phải tới bệnh viện ngay để đảm bảo an toàn. Vậy cùng BlogAnChoi tìm hiểu để biết nguyên nhân đau bụng dưới bên trái ở nữ giới là gì nhé!

1. Viêm túi thừa đại tràng là nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái khá phổ biến

Túi thừa đại tràng là hiện tượng đại tràng có các điểm yếu ở thành ruột, do áp lực, những điểm yếu này phồng ra như những túi nhỏ. Khi những túi này bị viêm, sưng, đau thì gọi là viêm túi thừa. Bệnh có thể ở mức độ nhẹ tự khỏi, nhưng cũng có thể nặng cần đi cấp cứu ngay. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là:

  • Đau vùng bụng dưới thành cơn, đau nhẹ, nếu tình trạng nặng hơn có thể đau liên tục, đau dữ dội, đặc biệt ở phía bên trái.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt có thể lên đến trên 38 độ, gai gai rét.
  • Táo bón, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhưng ít gặp hơn.

Bạn cần đề phòng các biến chứng thủng đại tràng hoặc tắc nghẽn đại tràng. Khi bạn đau bụng liên tục, đau nhiều, sốt cao, buồn nôn và nôn, đi ngoài ra máu, đi tiểu có cảm giác đau rát thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay nhé.

viêm túi thừa
Viêm túi thừa là bệnh lý khá phổ biến gây nên những cơn đau bụng (Nguồn: Internet).

2. Đầy hơi, khó tiêu

Việc có khí trong đường tiêu hóa dẫn đến ợ hơi, đầy bụng, trung tiện là khá bình thường. Khí xuất hiện trong quá trình nuốt và tiêu hóa thức ăn. Một số nguyên nhân có thể khiến bạn thấy khó chịu như ăn quá nhiều, hút thuốc lá, nhai kẹo cao su, ăn thực phẩm khó tiêu hay thực phẩm có thể sinh khí sau khi tiêu hóa.

Hiện tượng này không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi, nhưng nếu bạn có các dấu hiệu sau đi kèm thì đừng chủ quan mà hãy tới gặp bác sĩ nhé:

  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Nôn
  • Giảm cân không kiểm soát
  • Có máu trong phân
đầy bụng
Việc đầy hơi, khó tiêu có thể do bạn ăn khá nhiều hoặc thực phẩm không lành mạnh (Nguồn: Internet).

3. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là hiện tượng bệnh lý khi ruột hoặc mạc nối chồi ra và chui vào túi thoát vị. Khối thoát vị này nhiều khi không gây triệu chứng gì đặc biệt, chỉ hơi căng tức vùng bẹn và có thể tự trở lại vị trí cũ. Nhưng nhiều trường hợp cũng cần phải phẫu thuật để chữa trị. Những dấu hiệu của thoát vị bẹn là:

  • Căng tức hoặc đau ở vùng bụng dưới, đau tăng lên khi ho, dặn hoặc di chuyển.
  • Có thể nhìn hoặc sờ thấy khối nổi lên ở vùng thoát vị.
  • Thoát vị bẹn kẹt: đau nhiều, táo bón, buồn nôn.
  • Thoát vị bẹn nghẹn (rất nguy hiểm vì nếu xử trí muộn khối lồng có thể bị hoại tử): Vùng thoát vị có các dấu hiệu của viêm như sưng, đỏ và rất đau, người bệnh thường sốt.
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn nhiều khi không gây triệu chứng gì đặc biệt (Nguồn: Internet).

4. Sỏi thận, sỏi niệu quản

Nếu bạn có sỏi ở thận hoặc đường niệu quản thì việc đau vùng bụng dưới là khá dễ hiểu. Khi sỏi di chuyển trong đường niệu có thể gây đau. Các triệu chứng của sỏi thận, sỏi niệu quản là:

  • Đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn ở vùng hố thắt lưng, đau lan xuống vùng chậu, vùng bẹn.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Tia tiểu yếu. Tiểu không hết.
  • Nước tiểu màu hồng hoặc màu như  nước trà đục.
  • Đôi khi có thể sốt, gai gai rét.

Bài viết “Sỏi thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể hơn về căn bệnh này.

sỏi thận
Khi sỏi di chuyển sẽ khiến bạn rất đau (Nguồn: Internet).

5. Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể do đau bụng kinh

Vấn đề đau bụng kinh không phải hiếm gặp và cũng gây rất nhiều “khổ sở” cho chị em phụ nữ. Hiện tượng này là do đến kì kinh nguyệt, một chất gọi là Prostagladin trong cơ thể tăng lên, kích thích cơn co tử cung và làm rụng lớp nội mạc tử cung gây nên hành kinh. Mặc dù vậy, đa số các trường hợp đau bụng kinh là hiện tượng bình thường.

Nhưng nếu cơn đau này gây ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày thì chị em hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ nhé. Nếu bạn bị đau bụng kinh, hãy đọc bài viết “Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm cảm giác khó chịu?” nhé!

đau bụng kinh
Đau bụng kinh khiến nhiều chị em phụ nữ “khổ sở”(Nguồn: Internet).

6. Lạc nội mạc tử cung 

Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Nói một cách dễ hiểu thì đây là hiện tượng mà các mô, tế bào bình thường xuất hiện ở nội mạc tử cung lại lạc ra bên ngoài tử cung hoặc ống dẫn trứng. Mặc dù được coi là lành tính, nhưng căn bệnh này có thể dẫn đến vô sinh. Các dấu hiệu thường gặp như:

  • Đau vùng bụng dưới ở kì hành kinh, cơn đau tăng lên sau mỗi lần.
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau rát, khó chịu khi đi tiểu
  • Đau nhiều, trước và trong thời kì kinh nguyệt.
  • Số ngày hành kinh kéo dài hơn lượng kinh nguyệt cũng nhiều hơn.
tử cung
Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (Nguồn: Internet).

7. U nang buồng trứng có thể gây đau bụng dưới ở phụ nữ

U nang buồng trứng là bệnh lý khi xuất hiện một túi chứa dịch lỏng trong buồng trứng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng theo thống kê thì chủ yếu ở phụ nữ thời kì mãn kinh. Thực tế thì bệnh được coi là lành tính, nhưng nếu u nang vỡ thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng của u nang buồng trứng thường thấy như:

  • Đau tức vùng bụng dưới hoặc vùng thắt lưng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi tiểu tiện
  • Thường xuyên muốn đi tiểu

Các dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo vỡ u nang buồng trứng:

  • Đau bụng đột ngột, dữ dội
  • Có thể có sốt hoặc nôn
  • Các dấu hiệu của sốc như: Da lạnh, xanh tái, mạch nhanh, huyết áp tụt, thở nhanh nông.
u nang
U nang buồng trứng được coi là lành tính (Nguồn: Internet).

8. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung được định nghĩa là tình trạng trứng được thụ tinh, làm tổ và sau đó phát triển ở vị trí ngoài buồng tử cung. Các nguyên nhân thường gặp như phụ nữ có tiền xử chửa ngoài tử cung, bị viêm nhiễm sinh dục, có tiền sử nạo phá thai, có thực hiện phẫu thuật ở vùng bụng hoặc tử cung trước đó.

Dấu hiệu thai ngoài tử cung có thể gặp phải là:

thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung vỡ rất nguy hiểm (Nguồn: Internet).

9. Bệnh viêm vùng chậu gây đau bụng dưới ở nữ giới

Bệnh viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease) là bệnh lý viêm nhiễm hệ thống sinh dục. Bệnh thường khởi nguồn từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamidia. Vi khuẩn từ âm đạo đi vào tử cung, buồng trứng gây viêm nhiễm, áp xe tại đó. Bệnh có thể là nguyên nhân gây vô sinh và thai ngoài tử cung nếu không điều trị. Tìm mua viên đặt âm đạo Defungo Thái Lan tại đây.

Những triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu thường thấy như:

  • Đau nhẹ ở vùng bụng dưới
  • Dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu
  • Đau hoặc chảy máu trong khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi tiểu
  • Bồn nôn, nôn
  • Sốt
viêm vùng chậu
Mặc dù là bệnh lý nhạy cảm nhưng đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi cần nhé (Nguồn: Internet).

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn đọc có thể tham khảo:

Trên đây là 9 nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái ở nữ giới phổ biến nhất. BlogAnChoi hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn. Ngoài ra, hãy ghé qua chuyên mục Sức khỏe mỗi ngày để hiểu hơn về những phản ứng và dấu hiệu của cơ thể nhé!

Xem thêm

Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Hiện nay, bệnh sùi mào gà không còn là bệnh xa lạ đối với mọi người. Bệnh nhiều khi khó chữa và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Câu hỏi "bệnh sùi mào gà có khỏi được không?" là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận