Tỷ lệ đái tháo đường (tiểu đường) hiện nay ở nước ta đang dần tăng cao. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và hàng loạt những bất tiện khác. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những điều cần biết về bệnh tiểu đường. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay nhé!
1. Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Về lâu dài, bệnh đái đường có thể gây tổn thương mạch máu, thần kinh, suy thận, bệnh đái tháo đường cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh mạch vành tim và gây ra các bệnh lý mạch khác trong cơ thể.
Bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ khá cao và tỷ lệ thuận với tình trạng dinh dưỡng. Có rất nhiều người bị bệnh đái tháo đường mà không hề hay biết. Chi phí trực tiếp và gián tiếp cho điều trị bệnh đái tháo đường cũng khá cao, vì bệnh đái tháo đường phải điều trị suốt đời.
Tử vong do bệnh đái tháo đường đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư.
2. Khi nào mắc bệnh đái tháo đường?
Những dấu hiệu để chẩn đoán người mắc bệnh đái tháo đường là tuổi trên 30, thể trạng gầy, sút cân nhanh chóng. Để xác định chính xác bệnh cần làm các xét nghiệm đường máu.
Nước tiểu bất thường
Khi có bệnh, nước tiểu có thể:
- Có màu đục, màu đỏ hoặc có mùi hôi khác thường (trừ trường hợp mùi thuốc do điều trị gây ra)
- Chứa nhiều đường (bệnh tiểu đường), nhiều đạm (bệnh viêm cầu thận, thận hư)
- Quá axit hoặc kiềm
- Có chứa tế bào thận, có mủ, có vi khuẩn, có sỏi, trứng sán…
Cần khám tại các bệnh viện khi thấy nước tiểu bất thường (trừ trường hợp có màu thẫm do uống thuốc có màu hay ăn các thực phẩm có màu).
Sụt cân bất thường
Tình trạng giảm cân đột ngột, uống nước nhiều và tiểu có thể là do hai căn bệnh gây ra, đó là bệnh tiểu đường và đái tháo nhạt. Nếu bị bệnh tiểu đường, kết quả thử nghiệm sẽ cho thấy có đường trong nước tiểu, còn bệnh đái tháo nhạt thì không.
Bệnh tiểu đường làm người bệnh:
- Ăn nhiều
- Thèm chất ngọt
- Nước tiểu có kiến bâu
Nên làm xét nghiệm về máu, đường huyết, tỷ trọng nước tiểu. Sau khi xét nghiệm và chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ mới có hướng điều trị thích hợp.
3. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường
- Tăng đường trong máu, xuất hiện đường trong nước tiểu
- Mất khả năng sử dụng glucose làm cho người bệnh sụt cân mặc dù ăn ngon miệng và ăn nhiều
- Dễ bị nhiễm trùng da, bàng quang, vùng âm đạo
- Khi lượng đường trong máu tăng quá cao người bệnh có thể bị hôn mê (hôn mê do đái tháo đường)
4. Điều trị đái tháo đường như thế nào?
Tiết chế là biện pháp quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường giúp kiểm soát tốt đường máu. Tiết chế là cân bằng dinh dưỡng như ăn ít mỡ, ít cholesterol và đường đơn. Tổng lượng calo hằng ngày được chia đều trong 3 bữa ăn. Giảm cân và tập thể dục làm cho cơ thể nhạy cảm với Insulin, điều này giúp cho kiểm soát tốt đường máu.
5. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Người mẹ dễ bị nhiễm độc thai nghén, nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ phải mổ lấy thai, đa ối. Nguy cơ bị các tật bẩm sinh ở con của các bà mẹ đái tháo đường không được điều trị tăng gấp 2-3 lần so với người bình thường hoặc thai chết lưu, thai to làm tăng nguy cơ đẻ khó và có các sang chấn tổn thương sau đẻ. Tăng nguy cơ bị đẻ non, dễ gây hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong khi sinh, hạ đường huyết sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ (đặc biệt 24-48h đầu sau sinh).
Vì vậy, nếu có các dấu hiệu bất thường tương tự các triệu chứng của bệnh tháo đường, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:
- Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường trong máu?
- Bệnh tiểu đường : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
- 7 biến chứng tiểu đường gây nguy hiểm đến tính mạng
Hi vọng với bài viết trên BlogAnChoi sẽ đem đến những thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!