Ngồi nhiều dẫn đến hàng loạt ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Thế nhưng không ít người vẫn chủ quan, chưa nhận thức được mức độ nghiệm trọng của việc này. Hãy cùng BlogAnChoi làm rõ ngồi nhiều gây ra bệnh gì nhé!

Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, việc lao động chân tay được giảm thiểu tối đa. Thay vào đó, con người tận dụng các loại máy móc, công nghệ. Vì thế, số lượng nhân viên văn phòng, chủ yếu làm việc cùng máy tính tăng cao. Do tính chất công việc, họ phải ngồi trước màn hình hàng giờ liền.

Không chỉ thế, các phương tiện giải trí cũng đang ngày càng phát triển, tiên tiến hơn trước rất nhiều. Các hình thức thư giãn ngày nay thường xoay quanh xem tivi, chơi điện tử, lướt web,… Trong khi đó, các trò chơi vận động như đá cầu, nhảy dây,… ngày càng thuyên giảm.

Ngồi nhiều có tác hại gì?
Con người ngày nay trở thành “bạn bè thân thiết” với chiếc máy tính, thậm chí là phụ thuộc vào nó. (Nguồn: Internet)

Việc ngồi lâu không di chuyển trong vòng 2 tiếng đã đủ khiến chúng ta bắt đầu cảm thấy khó chịu. Lâu hơn nữa, cơ thể sẽ phát ra cảnh báo như đau lưng, mỏi chân,… Tuy nhiên, hơn cả những triệu chứng thông thường trên, việc ngồi lâu còn dẫn đến những tai hại khôn lường và nghiêm trọng khác đấy. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay nhé!

1. Bệnh tim mạch

Sức khỏe tim mạch của bạn sẽ bị đe dọa nếu ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài. Vì lúc này, cơ không được vận động để đốt cháy mỡ, khiến quá trình tuần hoàn máu giảm. Do đó, các axit béo tồn đọng dễ gây tắc nghẽn tim.

Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ phải đối mặt với chứng cao huyết áp, lượng cholesterol trong máu vượt quá giới hạn của cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe cho biết người ít vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim gấp hai lần người bình thường.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh cao huyết áp tại đây:

Ngoài ra, với những người vốn đã có bệnh về tim mạch và mạch máu não, ngồi nhiều sẽ làm gia tăng xuất hiện tình huống đột quỵ. Bởi vì việc ngồi một chỗ làm việc hay học tập trong khoảng thời gian dài làm bạn mệt mỏi, chỉ số huyết áp không ổn định.

2. Béo phì và tiểu đường

Đây là tác hại không quá khó hiểu của việc ít vận động và ngồi một chỗ. Trong cơ thể, tụy làm chức năng sản xuất insulin. Loại hormone này sẽ lấy glucozo ở máu chuyển hóa thành năng lượng cho các tế bào.

Ngồi nhiều có tác hại gì?
Béo phì, đặc biệt là béo bụng, là hậu quả của việc ngồi nhiều. (Nguồn: Internet)

Thế nhưng nếu chỉ ngồi liên tục, tế bào sẽ không phản ứng với insulin mà tụy tiết ra. Tình trạng kháng insulin này sẽ dẫn tới tích tụ chất béo, gây ra béo phì và tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, nếu không muốn phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật trên thì hãy vận động nhé!

Cập nhật thêm kiến thức về bệnh tiểu đường tại đây:

3. Ung thư

Nguy cơ ung thư đầy hiểm họa cũng có thể xuất phát từ chính thói quen sống hằng này, trong đó có ngồi nhiều. Cụ thể, đó là các bệnh ung thư đại tràng, phổi, nội mạc tử cung, vú,… Nguyên nhân là do các insulin tích tụ kích thích các tế bào có hại phát triển.

Xem thêm bài viết về ung thư tại đây:

Mặt khác, nếu thường xuyên vận động, hiệu suất của những chất chống oxy hóa tự nhiên được đẩy mạnh, từ đó làm chậm quá trình phá hủy tế bào và hạn chế sự tấn công của gốc tự do.

4. Thoái hóa cơ

Ngồi nhiều sẽ tạo áp lực lên các cơ, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa. Cụ thể, những tác hại của thói quen xấu này như sau:

  • Chùng cơ bụng: Khi bạn vận động, cơ bụng sẽ được giữ căng. Nếu ngồi lâu, sai tư thế sẽ làm căng cơ lưng, chùng cơ bụng và thậm chí là ảnh hưởng tới cột sống.
  • Suy yếu cơ mông: Ngồi nhiều khiến cơ mông gần như không hoạt động. Bạn sẽ nhận thấy kích thước vòng ba tăng lên nhưng độ dẻo dai lại giảm mạnh.
  • Hông kém linh hoạt: Ngồi nhiều ngăn cản quá trình phát triển cơ hông, khiến bộ phận này ngày càng kém linh hoạt. Về già, điều này sẽ dễ dẫn tới té ngã.
Ngồi nhiều có tác hại gì?
Hông sẽ trở nên kém linh hoạt vì ngồi quá lâu. (Nguồn: Internet)

5. Các vấn đề về xương khớp

Bị “đóng băng” trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến xương khớp của bạn “nổi dậy”, từ cổ, vai, cột sống cho đến phần chân.

  • Thoái hóa cột sống: Vì thói quen xấu này mà phần đĩa đệm giữa xương cột sống bị yếu dần, khiến bạn bị đau nhức và phải đối mặt với bệnh tật liên quan đến bộ phận này.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi ngồi, sức nặng của phần cơ thể bên trên sẽ dồn hoàn toàn vào đốt sống thắt lưng của bạn, điều này dẫn tới hiện tượng tiêu cực trên.
  • Cổ nhức mỏi: Khi làm việc và học tập, nhiều người phạm phải sai lầm là ngồi chúi về phía trước hay nghiêng đầu qua một bên, làm đốt sống cổ bị kéo căng gây nhức mỏi.
Ngồi nhiều có tác hại gì?
Ngồi nhiều là bạn đang tự “hành hạ” bản thân mình. (Nguồn: Internet)
  • Vai, lưng đau nhức: Không chỉ cổ, ngồi sai tư thế trong khoảng thời gian dài còn khiến cơ cầu vai, cơ nối cổ và vai đau nhức.
  • Lưu thông máu ở chân kém: Tư thế ngồi sẽ cản trở tuần hoàn máu ở chân, có thể gây ra tình trạng sưng mắt cá hay giãn tĩnh mạch.
  • Xương chân mỏng dần: Khi không vận động, xương bên dưới sẽ không thể phát triển và mỏng dần theo thời gian. Đây cũng là nguyên nhân của chứng loãng xương.

6. Bệnh trĩ

Nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ người bị trĩ là dân công sở, văn phòng tương đối cao. Bởi vì việc ngồi nhiều sẽ làm cho tĩnh mạch trực tràng phải chịu nhiều áp lực, gây ra táo bón. Không chỉ thế, thói quen ăn uống nhiều thịt, ít chất xơ, uống rượu bia càng làm tình trạng này nghiêm trọng hơn, dẵn đến trĩ.

Bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chuyên mục tại đây:

Trên đây là những tác hại khôn lường của việc ngồi quá lâu tới sức khỏe. Hãy thay đổi thói quen sống để bảo vệ chính mình. Bạn chỉ cần vận động trong lúc giải lao, nghỉ giữa giờ một chút cũng đã đẩy lùi được nhiều nguy cơ bệnh tật.

Đừng quên ghé qua chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi mỗi ngày để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu dụng khác nữa nhé!

Xem thêm

Bị nấc kéo dài là bệnh gì? Có phải là dấu hiệu nguy hiểm phải đi khám?

Có phải mỗi lần bạn bị nấc thường tự hết sau vài phút? Nhưng bạn có biết những trường hợp bị nấc kéo dài tới nhiều ngày, thậm chí lâu hơn nữa? Vậy nấc kéo dài có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gì không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận