Viêm da cơ địa còn có tên gọi khác là chàm hay eczenma là một bệnh viêm da mãn tính, thường tái phát, tiến triển từng đợt. Bệnh có khuynh hướng di truyền, tuy không lây nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gánh nặng cho gia đình và xã hội, với biểu hiện lâm sàng đa dạng, phong phú, điều trị khá khó khăn với từng bệnh nhân khác nhau.

1. Nguyên nhân của viêm da cơ địa?

Bệnh viêm da cơ địa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện bệnh từ khi còn nhỏ và sơ sinh, tồn tại đến khi trưởng thành. Bệnh nhân bị viêm da cơ địa có làn da khá nhạy cảm và dễ gây kích ứng trên da. “Viêm da” là chỉ tình trạng da bị viêm nhiễm còn “dị ứng” thể hiện bệnh thường gặp phải ở:

  • Bệnh nhân có tiền sử các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mề đay, dị ứng thuốc, viêm da mãn tính,…
  • Tiền sử gia đình: đã được nghiên cứu đến 60% bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa có con cũng mắc phải bệnh này và tăng lên tới 80% nếu cả bố và mẹ đều bị.
  • Ngoài nguyên nhân di truyền, bệnh còn liên quan tới bất thường đáp ứng miễn dịch, bệnh dễ tái lại đối với các bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch, chức năng gan, thận kém, rối loạn hàng rào bảo vệ cho da, mất nước qua da khi tiếp xúc với yếu tố lạ của cơ thể.
  • Nhiều yếu tố dị nguyên có thể làm bệnh khởi phát cũng như làm bệnh nặng lên như: dị ứng theo mùa, theo thời tiết, độ ẩm thấp khi thay đổi thời tiết, độ ẩm đột ngột, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất (dầu, sơn, xăng, nhựa,…), dị ứng lông súc vật và chất tiết của chúng như nước bọt, lông chó, mèo, dị ứng mạt bụi, đồ len, dạ, dị ứng phấn hoa, dị ứng thức ăn ngày càng gia tăng, thường gây dị ứng như là: hải sản (tôm, cua, cá, ốc, sò, ngao,…), con nhộng, trứng, sữa, đậu phộng, mù tạt, mẫn cảm với thuốc, nhiễm một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc virus, thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai,….
trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa (Nguồn: Internet)

2. Dấu hiệu viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường được phát hiện chủ yếu dựa vào tiền sử gia đình (ông, bà, cha, mẹ bị viêm da cơ địa, dị ứng) hoặc bản thân ( hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa) và các dấu hiệu trên da, toàn thân.

  • Tùy theo tuổi, giai đoạn bệnh, các thể viêm da cơ địa khác nhau mà có các triệu chứng khá đa dạng, phong phú, như là: ngứa, phù nề, sần da, mảng đỏ trên da, hồng ban, (do gãi, da nhạy cảm), mụn nước phân bố ở quanh miệng và mũi, vùng co duỗi (khớp tay, cổ tay, mắt cá), dùng da rộng ( chân, tay, mông, đầu,…), viêm môi, chàm núm vú,… da thường bị khô da, vảy da, mảng da dày, quầng thâm ở mắt, thay đổi màu sắc da,…
  • Các dấu hiệu có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu toàn thân như mất ngủ, khó thở, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc, kém ăn ở trẻ nhỏ,… nặng hơn có thể gây đến li bì, mệt mỏi, sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa dạng nốt đỏ ở chân (Nguồn: Internet)

3. Cách điều trị viêm da cơ địa khoa học và cách phòng tránh

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh (đặc điểm mạn tính và dễ tái phát).

  • Hạn chế gãi, cào, cạy da, vì có thể làm rộng vùng tổn thương, để lại sẹo, tay bẩn làm tình trạng viêm da nặng lên, lây lan ra các vùng xung quanh, thậm chí có thể vào máu tuần hoàn gây nhiễm khuẩn huyết.
  • Cách chăm sóc da hằng ngày (dưỡng ẩm, giữ ấm, che chắn phù hợp để chống khô da, vảy da, tắm rửa bằng nước ấm,…).
  • Sử dụng đúng các thuốc bôi, thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu (thường là thuốc chống khô da, làm dịu da, thuốc kháng viêm giúp giảm viêm, thuốc kháng histamin để giảm ngứa, thuốc làm mềm da,…).
  • Xem xét khả năng đáp ứng trong trị liệu nếu hiệu quả, lui bệnh thì dùng thuốc duy trì, các trường hợp nặng cần phối hợp điều trị toàn thân như thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ, kết hợp các loại kháng sinh đặc hiệu điều trị viêm, kháng virus, kháng nấm,…, điều trị bằng quang trị liệu, tâm lý trị liệu.

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất đối với bệnh viêm da cơ địa đó là tránh các yếu tố làm cho bệnh tái phát viêm da tiếp xúc.

  • Đó là: nên ghi nhớ, tổng hợp các loại thức ăn dễ gây dị ứng cho bản thân như thời tiết, thức ăn, dị nguyên, hóa chất, chất tẩy rửa, test thuốc trước khi tiêm, truyền, mặc quần áo thoải mái,….
  • Giảm căng thẳng, stress: Cải thiện tâm lý, tư giãn đầu óc làm giảm triệu chứng ngứa, khó chịu.
  • Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin phù hợp để cải thiện thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đối với trẻ nhỏ cần theo dõi tình trạng da, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, thay tã thường xuyên vì hệ da nhạy cảm cũng như miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện một cách tốt nhất, theo dõi tình trạng ăn các thức ăn lạ, các hoạt động của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời.
viêm da dị ứng
Hãy chăm sóc bệnh một cách tốt nhất (Nguồn: Internet)

Viêm da cơ địa sẽ là một bệnh khá nghiêm trọng nếu bạn không biết cách phòng bệnh, chăm sóc điều trị hợp lý vì nó không chỉ gây tổn thương trên da mà có thể mẫn cảm cơ hội với các tạng, bộ phận khác bên trong cơ thể như là gây rối loạn và nhiễm trùng tiêu hóa, đường tiết niệu, nhiễm trùng tai, mắt, mũi, họng. Vì vậy, không nên chủ quan với những biến đổi nhỏ trên da và lắng nghe cơ thể mình để có thể phát hiện bệnh, điều trị bệnh và phòng bệnh một cách hiệu quả, đẩy lùi những biến chứng nguy hại cho bản thân.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn đọc có thể tham khảo:

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích bạn nhé!

Xem thêm

Bị sẹo nên kiêng ăn những gì và trong thời gian bao lâu?

Những vết sẹo trên cơ thể làm cho bạn mất tự tin về ngoại hình của mình? Vậy, làm sao để tránh vết thương phát triển thành sẹo? Bị sẹo nên kiêng ăn những gì và trong thời gian bao lâu là tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận