Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp khi chuyển mùa. Nếu để lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng như thế nào? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay nhé!

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là bệnh liên quan đến đường hô hấp, chung nhóm với nổi mề đay hay hen suyễn. Đây là phản ứng của cơ thể, ngăn cản các chất lạ xâm nhập. Bệnh thường gặp phải khi chuyển mùa. Chính vì thế, nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam là môi trường thuận lợi để chúng “hoành hành”.

Số lượng người Việt mắc viêm mũi dị ứng ngày càng tăng, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh – nơi kinh tế phát triển kéo theo ô nhiễm môi trường. Theo các nghiên cứu, người làm việc ở nhà máy, xí nghiệp và các nơi tiếp xúc với hóa chất khác dễ mắc phải bệnh này. Cụ thể, nguyên nhân viêm mũi dị ứng có thể do các nhấn tố dưới đây.

viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. (Nguồn: Internet)
  • Thời tiết thay đổi: Trời chuyển mùa từ nóng qua lạnh hoặc ngược lại một cách đột ngột, ẩm thấp, mưa nhiều gây ra bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng.
  • Không khí ô nhiễm: Các vật thể lạ như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, mạt,… trong không khí khi xâm nhập vào đường hô hấp gây ra dị ứng.
  • Các nguyên nhân khác: Thực phẩm (tôm, cua, ốc, sữa, trứng,…), thuốc uống (kháng sinh, aspirin) và hóa chất khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các tác nhân trên, việc cơ thể có phản ứng lại hay không còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Trong gia đình nếu có người bị viêm mũi dị ứng thì khả năng cao bạn cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề trên.

Viêm mũi dị ứng hay tái phát, gây khó chịu và đem đến nhiều bất tiện cho người bệnh. Những biểu hiện của chúng làm cơ thể mỏi mệt, mất tập trung khiến hiệu suất học tập và làm việc giảm sút nặng nề. Cụ thể, các dấu hiệu viêm mũi dị ứng như sau:

  • Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Thường xảy ra khi chuyển mùa, khiến người bệnh nhảy mũi liên tục, cay và chảy nước mắt, nước mũi. Họng bị bỏng rát, nhất là sau khi mới ngủ dậy. Nếu không được chữa trị, bệnh thường kéo dài từ ba ngày đến vài tuần.
  • Viêm mũi dị ứng không chu kỳ: Người bệnh sẽ có các triệu chứng tương tự, nhưng không theo mùa và diễn biến tùy vào thời tiết. Cơn dị ứng cũng không quá kịch liệt, nhưng mức độ và thời gian viêm thì tăng dần.

Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng như thế nào?

Việc điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này không quá phức tạp, chủ yếu là thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày. BlogAnChoi hi vọng các phương pháp dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

1. Tránh xa nguyên nhân gây bệnh

Một trong những cách hiệu quả nhất để loại bỏ nguy cơ bệnh tật hay hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm mũi dị ứng là tránh tiếp xúc với các thủ phạm. Hãy giữ cho không khí trong nhà luôn khô thoáng, sạch sẽ bằng cách thường xuyên dọn dẹp, hút bụt, nuôi riêng chó mèo và diệt các loài động vật gây hại như chuột hay gián.

viêm mũi dị ứng
Đừng để các tác nhân gây bệnh tấn công bạn. (Nguồn: Internet)

Vệ sinh đồ dùng trong nhà, nhất là giường chiếu, gối chăn, gấu bông,… để tránh ẩm mốc. Xếp gọn gàng những vật dụng không cần thiết như giày dép, quần áo, sách báo cũ. Không chỉ trong nhà, khi đi ra ngoài cũng nên đeo khẩu trang thường xuyên để hạn chế hít phải khói bụi.

2. Giữ ấm cho cơ thể

Thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích ứng là một trong những nguyên nhân viêm mũi dị ứng phổ biến nhất. Chính vì vậy, hãy chú ý đến thời tiết để giữ ấm cho cơ thể khi trời chuyển lạnh. Bạn cần tránh để mũi tiếp xúc trực tiếp với điều hòa và các luồng không khí lạnh khô khác để không bị tổn thương niêm mạc.

viêm mũi dị ứng
Hãy tự bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách giữ ấm. (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, các vùng đặc biệt cần quan tâm khác là cổ, lòng bàn chân và ngực. Đừng nên tắm bằng nước lạnh nếu thấy nhiệt độ thấp. Những ai thường hay thức khuya, dậy sớm cũng cần chăm sóc bản thân tốt nếu không muốn cảm lạnh chuyển thành viêm mũi dị ứng và viêm xoang.

3. Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ

Đừng để vi khuẩn phát triển bằng cách vệ sinh sạch sẽ các vùng trên (đánh răng, súc miệng đúng cách). Nếu bị viêm họng, hãy mau chóng đi khám để chữa trị dứt kiểm, không trở thành mãn tính, dẫn tới viêm xoang.

viêm mũi dị ứng
Đừng quên vệ sinh mũi sạch sẽ. (Nguồn: Internet)

Khi bị viêm mũi dị ứng, bạn hãy rửa bằng nước muối sinh lý để giữ cho vùng mũi sạch sẽ, thông thoáng. Sau đó, sử dụng các loại thuốc xịt mũi mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không được lạm dụng các loại thuốc này để không bị nhờn thuốc. Tìm mua nước muối sinh lý tại đây.

4. Uống nhiều nước

Nếu bị viêm mũi dị ứng, bạn sẽ khó chịu bởi chất nhầy tiết ra từ mũi. Với phương pháp uống nhiều nước, chất dịch này sẽ lỏng dần và thoát ra ngoài thuận tiện hơn. Nhờ đó, chúng không còn ứ đọng trong mũi để gây viêm.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Uống nước đúng cách mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe” tại đây.

5. Tận dụng các bài thuốc dân gian

Trong dân gian, có nhiều bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên có thể làm thuyên giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng và thậm chí là cả viêm xoang hiệu quả. Tham khảo những gợi ý dưới đây của BlogAnChoi nhé!

Cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc (hay còn gọi là cỏ hôi, hoa cứt lợn,…) được biết đến là nguyên liệu hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng an toàn và hiệu quả.

  • Rửa sạch, để ráo nước 100 gram hoa ngũ sắc tươi.
  • Đem hoa giã nát, lấy phần nước cốt.
  • Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ, dùng bông gòn thấm nước cốt này rồi nhét vào lỗ mũi.
  • Qua 20 phút, rút bông gòn ra rồi hỉ mũi.
viêm mũi dị ứng
Hoa ngũ sắc là nguyên liệu thiên nhiên vốn đã rất quen thuộc trong điều trị bệnh. (Nguồn: Internet)

Lá ngải cứu

Một trong những loại cây cỏ thiên nhiên khác hữu ích trong chữa trị viêm mũi dị ứng là lá ngải cứu. Vị thuốc này không quá xa lạ với người Việt nhờ công dụng kháng viêm, giảm đau ấn tượng của mình.

  • Chuẩn bị 100 gram lá và ngọn ngải cứu non rồi rửa sạch.
  • Đem lá đã chuẩn bị phơi khô khoảng 8 tiếng.
  • Giã lá ngải cứu đã héo rồi cuốn vô một miếng giấy thành hình dạng điếu thuốc.
  • Đốt điếu thuốc này lên một số huyệt ở đỉnh đầu.

Tuy rất hiệu quả nhưng phương án này cũng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ cũng như không làm cháy xém tóc khi đốt.

viêm mũi dị ứng
Đừng bỏ qua công dụng trị viêm mũi dị ứng tuyệt vời của ngải cứu. (Nguồn: Internet)

Ké đầu ngựa

Đây là vị thuốc dân gian được ứng dụng nhiều trong Đông y. Ké đầu ngựa giúp ích trong việc chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, ho hay dị ứng.

  • Rửa sạch quả ké đầu ngựa, để cho ráo nước.
  • Đem nguyên liệu sáo kỹ đến khi chuyển qua màu xám.
  • Tán ké đầu ngựa đã xáo thành bột mịn.
  • Pha 4 gram bột với nước, uống 3 lần mỗi ngày trong vòng 2 đến 3 tuần.
  • Nghỉ 1 đến 2 ngày rồi tiếp tục thực hiện để tránh bệnh tái phát.
viêm mũi dị ứng
Ké đầu ngựa đã được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. (Nguồn: Internet)

Bèo cái tươi

Bèo cái tươi có thể trị viêm mũi dị ứng, nhưng bạn phải thực hiện đúng hướng dẫn dưới đây để tránh bị ngứa.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Bèo cái tươi phải bỏ sạch rễ, ngâm vào nước muối rồi phơi hoặc sấy cho ráo hết nước.
  • Cách 1: Giã nát nguyên liệu, pha thêm nước ấm rồi lọc ra phần nước cốt để uống.
  • Cách 2: Trộn nước cốt này với mật ong và gừng giã nhuyễn. Uống 2 cốc nước này mỗi ngày. Tìm mua mật ong tại đây.
viêm mũi dị ứng
Bèo cái tươi có thể trị viêm mũi dị ứng. (Nguồn: Internet)

Lưu ý

Các bài thuốc dân gian trị viêm mũi dị ứng kể trên tuy tương đối an toàn và hiệu quả, nhưng bạn cũng cần phải chú ý khi áp dụng. Tránh trường hợp dị ứng với nguyên liệu, làm sai quy trình, không hợp vệ sinh khiến bệnh trầm trọng hơn.

Bạn có thể tham khảo các bài viết về bệnh đường hô hấp tại đây:

Trên đây là những thông tin hữu ích mà BlogAnChoi đã tổng hợp về viêm mũi dị ứng cũng như cách điều trị, phòng tránh căn bệnh này. Hãy ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân. Đừng quên ghé thăm BlogAnChoi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức lý thú và bổ ích khác nhé!

Xem thêm

Tăng axit uric trong máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bạn cần biết

Nồng độ axit uric tăng cao trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng tăng axit uric trong máu, có thể điều trị được hay không, và làm cách nào để nhận biết? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận