Đau bụng là có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nghiêm trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu cơn đau bụng báo hiệu bệnh gì nhé!

Sponsor

Đau bụng rất đa dạng như đau âm ỉ, đau quặn bụng, đau nhẹ kéo dài,… Tuy nhiên không phải đau bụng nào cũng là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm, có một số loại đau bụng là do rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh ở phụ nữ.

Nhưng nếu triệu chứng đau bụng cứ kéo dài thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh mà BlogAnChoi liệt kê dưới đây.

1. Táo bón

Táo bón là bệnh lý rất thường gặp với dấu hiệu là xuất hiện cảm giác đau co rút ở vùng bụng và kèm thêm các triệu chứng như ít và khó khăn khi vệ sinh, phải rặn mạnh gây cảm giác đau rát khó chịu.

Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lí, nhiều chất đạm, thiếu chất xơ, thiếu vận động, đặc biệt là ở những người làm văn phòng. Vì thế, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và uống nhiều nước, luyện tập thể dục thường xuyên hơn.

bệnh táo bón
Táo bón gây khó khăn cho người bệnh (Nguồn: Internet).

2. Hội chứng ruột kích thích

Nếu bạn bị đau bụng trong một thời gian dài, mệt mỏi và rất thường hay bị căng thẳng tâm lý thì đó có thể là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Bạn nên ăn nhiều các thức ăn có nhiều vitamin, chất xơ và bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, đồng thời tránh các thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thói quen xấu gây hại như uống cà phê, hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa probiotic để cung cấp các lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm bổ sung Probiotic tại đây.

3. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng thực là hiện tượng xuất hiện khi bạn ăn phải các thức ăn không hợp vệ sinh, ruột sẽ bị nhiễm khuẩn. Các dấu hiệu người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy như mệt mỏi, nôn mửa, chóng mặt, đau bụng.

Khi gặp các triệu chứng trên bạn nên tìm cách đẩy chất độc ra ngoài. Hãy dùng hai ngón tay móc vào cổ họng để nôn ra hết thức ăn bị ngộ độc và đồng thời nên uống thật nhiều nước vào vì người bị trúng thực sẽ mất rất nhiều nước. Nếu bị ngộ độc nặng bạn nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện để cấp cứu.

ngộ độc thực phẩm
Bạn nên ăn uống hợp vệ sinh để tránh ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Internet).
Sponsor

4. Ung thư buồng trứng

Đau bụng cũng là một trong những triệu chứng của ung thư buồng trứng ở phụ nữ mà rất nhiều người hay bỏ qua. Nếu bạn thường gặp cảm giác khó chịu ở bụng, chướng bụng, táo bón, xuất huyết âm đạo, thì bạn nên đến bệnh viện để siêu âm và chụp CT để kiểm tra xem có khối u nào không nhé.

Bạn có thể xem thêm bài viết: 9 dấu hiệu ung thư buồng trứng cần biết để điều trị sớm

5. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn thường hay gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm, Bạn sẽ thường thấy một số biểu hiện bên ngoài như: đau bụng, tiêu chảy, ngứa, phát ban, sưng đỏ ở môi, mặt,…

Nguyên nhân có thể do các vấn đề về tuổi tác, di truyền và môi trường. Bạn nên chú ý đến thực đơn của mình. Vì trường hợp dị ứng nặng có thể gây ra sốc phản vệ và dẫn đến tử vong cho người bệnh.

dấu hiệu bạn bị dị ứng thức ăn
Dấu hiệu bạn bị dị ứng thức ăn (Nguồn: Internet).

6. Viêm dạ dày – ruột

Viêm dạ dày – ruột (tiêu chảy nhiễm trùng) là bệnh lý do bị nhiễm virus gây ra và dấu hiệu thường thấy kèm theo đó là đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút,… Căn bệnh này khiến cơ thể mất nước, gây ra tác hạinghiêm trọng đối với sức khỏe và gây tử vong cho cả người già và trẻ em.

bệnh viêm dạ dày ruột
Người bệnh viêm dạ dày – ruột thường biểu hiện đau bụng, tiêu chảy lâu dài (Nguồn: Internet).

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về viêm loét dạ dày tại đây:

7. Viêm ruột thừa

Khi bạn thấy có cảm giác đau ở vụng bụng giữa và lan rộng ra vùng bụng bên phải kèm các triệu chứng buồn nôn thì khi đó có thể bạn có vấn đề với ruột thừa. Nếu đã phát hiện bạn bị viêm ruột thừa, bạn cần điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa và dùng thêm kháng sinh để tránh bị nhiễm khuẩn.

viêm ruột thừa
Biểu hiện viêm ruột thừa (Nguồn: Internet).

Một số bài viết hữu ích về đau bụng bạn nên biết:

BlogAnChoi hi vọng thông qua bài viết này bạn có thể nhận biết được sớm bệnh để có thể có phương pháp điều trị kịp thời. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích mỗi ngày nhé!

Sponsor
Sponsor
Xem thêm

Kinh nguyệt không đều do thủ phạm nào gây ra?

Trung bình, chu kì kinh nguyệt của một phụ nữ kéo khoảng 24 đến 35 ngày. Vậy bạn có mắc chứng kinh nguyệt không đều hay không và nếu có thì nguyên nhân do đâu. Cùng BlogAnChoi tìm câu trả lời nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(