Nói đến bệnh trĩ là bạn sẽ cảm thấy ám ảnh về những rắc rối mà nó gây ra. Nhưng nhiều người lại không biết nguyên nhân do đâu lại mắc phải trĩ nội. Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn những nguyên nhân thường gặp gây bệnh này.
Trĩ nội là gì?
Trĩ nội khá nguy hiểm, xuất hiện ở hậu môn hoặc phần trực tràng. Ai cũng có thể gặp tình trạng trĩ nội dù là nam hay nữ, lứa tuổi nào cũng đều có thể bị bệnh. Các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có dấu hiệu sưng hoặc giãn quá mức là nguyên nhân gây ra trĩ nội.
Người bệnh không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội để biết được, bởi nó ẩn sâu bên trong trực tràng, trừ trường hợp bị sa ra ngoài.
Những người thường xuyên làm việc nặng, ngồi lâu, đứng lâu hoặc những người lười vận động, người cao tuổi,… là những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ nội cao nhất.
Nguyên nhân gây ra trĩ nội là gì?
Một số nguyên nhân điển hình, thường gặp gây ra trĩ nội:
- Sinh hoạt hàng ngày: Việc sinh hoạt thường ngày không hợp lý như thường xuyên ngồi xổm hoặc đứng quá lâu, cũng có thể là thói quen nghịch điện thoại khi đi đại tiện, dùng sức quá mạnh cũng có thể gây ra trĩ nội.
- Béo phì: Trĩ nội có nguy cơ cao ở những người có cơ địa béo phì. Béo phì có thể do ăn uống không hợp lý, không thường xuyên vận động gây tăng áp lực xung quanh phần trực tràng dẫn đến trĩ nội.
- Công việc nặng, phải ngồi lâu: Búi trĩ xuất hiện do áp lực từ việc vận động ít và ngồi lâu, khuân vác nặng thời gian dài gây ra trĩ nội.
- Tâm lý: Bạn không nên quá căng thẳng hoặc làm việc quá sức, điều đó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể gây ra mệt mỏi, tinh thần suy giảm, tăng áp lực vào phần hậu môn gây ra trĩ nội.
- Vấn đề về đường ruột: Những vấn đề về đường ruột có thể là táo bón, đi ngoài, tiêu chảy,… gây áp lực cho trực tràng cũng có thể gây ra trĩ nội. Chính vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để hạn chế các vấn đề về ruột.
Dấu hiệu của trĩ nội
Tuỳ mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những dấu hiệu khác nhau, nhưng thường gặp là:
- Chảy máu
- Sưng đỏ ở hậu môn
- Lòi búi trĩ ra ngoài
- Mưng mủ
- Đau
Trĩ nội có thể gây biến chứng gì?
Bạn có thể mắc phải một số vấn đề như:
- Búi trĩ bị hoại tử
- Tắc mạch
- Ung thư trực tràng
- Xuất hiện bội nhiễm
- Viêm nhiễm hậu môn
Người bị trĩ nội nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Không nên ăn
Người mắc bệnh trĩ nội nên hạn chế ăn các đồ cay, nóng, chất kích thích, hoa quả có tính nóng, chát như nhãn, vải, mít. Các loại nước ngọt cũng nên hạn chế bởi chúng sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy, táo bón.
Nên ăn
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hoá như rau, trái cây, uống nước đều đặn hàng ngày và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể.
Phòng ngừa bệnh trĩ nội bằng cách nào?
- Hạn chế các loại thức ăn cay, chát, nóng.
- Không nhịn đi đại tiện. Không quan hệ tình dục qua hậu môn.
- Có biện pháp điều trị táo bón, tránh để tình trạng kéo dài lâu sẽ gây trĩ.
- Không sử dụng bia, rượu, nước ngọt,…
- Bổ sung đây đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
- Trong bữa ăn nên bổ sung nhiều chất xơ.
- Tránh những hành động gây áp lực lên hậu môn.
Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bệnh trĩ cần đền bệnh viện ngay để được kiểm tra tình trạng bệnh và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- 15 loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ bạn cần “lưu liền, nhớ ngay”
- 8 điều lầm tưởng về bệnh trĩ – Căn bệnh “khó nói” và cũng rất khó chịu
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
- tamanhhospital.vn
- dakhoavankiet.vn