Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não đột ngột bị gián đoạn hoặc lưu lượng máu bị suy giảm đáng kể. Đột quỵ đặc biệt nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong là rất cao. Vì thế, việc ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ đột quỵ là rất quan trọng. Dưới đây là 10 cách giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ mà bạn nên biết.

Điều hòa huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Do đó, để hạn chế nguy cơ đột quỵ, việc điều hòa huyết áp là vô cùng quan trọng. Bước đầu tiên để kiểm soát tình trạng cao huyết áp chính là theo dõi huyết áp thường xuyên bằng máy đó tại nhà. Ở người trưởng thành, mức huyết áp lý tưởng là < 120/80mmHg, 90/60mmHg hoặc thấp hơn là huyết áp thấp, từ 130-139/ 85-89mmHg là cao huyết áp nhẹ và từ 140/90mmHg trở lên là huyết áp cao.

Ngoài việc thường xuyên thăm khám cũng như sử dụng thuốc, việc thay đổi thói quen sống hằng ngày cũng rất có ít để duy trì mức huyết áp ổn định. Giảm tiêu thụ muối (natri), các thực phẩm nhiều đường và có hàm lượng cholesterol cao, tránh thức khuya kết hợp ăn uống và tập thể dục điều độ,…là những việc bạn nên làm để hạn chế tình trạng cao huyết áp, dẫn đến đột quỵ.

Theo dõi huyết áp thường xuyên
Theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm soát và điều chỉnh tình trạng cao huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị béo phì có khả năng bị đột quỵ cao hơn bình thường. Thừa cân không chỉ gây áp lực lên hệ thống tim mạch mà các biến chứng tiềm ẩn của nó như huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao, chứng ngưng thở khi ngủ,…cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cũng chính vì thế, việc kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh là rất quan trọng. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc các huấn luyện viên để lên kế hoạch giảm cân phù hợp đồng thời rèn luyện lối sống lành mạnh để duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh
Kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cơ bắp và xương chắc khỏe, tăng cường trao đổi chất, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng mà còn giúp làm giảm nguy cơ béo phì, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch. Điều này góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, hãy tăng cường luyện tập thể dục thể thao để có thể cải thiện và duy trì sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ nên tập thể dục ở cường độ vừa phải vì tập thể dục ở cường độ cao, quá sức với cơ thể có thể khiến nhịp tim và huyết áp thay đổi thất thường, làm tăng nguy cơ đông máu và đột quỵ.

Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Thức khuya, mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm nhận thức, gây căng thẳng, lo lắng mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì, tiểu đường và cả đột quỵ. Các vấn đề về giấc ngủ thường liên quan đến đột quỵ bao gồm mất ngủ, ngủ nhiều, ngưng thở khi ngủ và buồn ngủ cực độ vào ban ngày. Do đó, khi gặp các tình trạng kể trên, hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ (Ảnh: Internet)

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng rất lớn đến một số yếu tố nguy cơ đột quỵ, như mức cholesterol, huyết áp và béo phì. Do đó, không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Trước tiên, hãy chọn thực phẩm bổ dưỡng như trái cây, rau, cá, gia cầm, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt thay vì thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, bánh ngọt, thực phẩm siêu chế biến,… Tiếp theo, giảm tiêu thụ muối cũng như cần uống đủ nước. Cuối cùng, xây dựng một thực đơn với chế độ dinh dưỡng cân bằng, không tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít một chất nào đó.

Chế độ ăn uống cân bằng
Có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh (Ảnh: Internet)

Bỏ thuốc lá

Nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc lá thì việc bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là do nicotin trong thuốc lá có thể gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ đông máu, gây xơ vữa động mạch,… Từ đó làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ngay cả khi bạn không hút thuốc, việc hít phải khói thuốc lá cũng có thể gây hại. Cố gắng từ bỏ thuốc lá không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh.

Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể (Ảnh: Internet)

Giảm/ngưng uống rượu, bia

Sử dụng nhiều hoặc lạm dụng rượu bia làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ vì nó làm tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Chính vì thế, để hạn chế tối đa khả năng đột quỵ, nên giảm thậm chí là ngừng tiêu thụ rượu bia.

Giảm/ngưng uống rượu, bia
Để hạn chế tối đa khả năng đột quỵ, nên giảm thậm chí là ngừng tiêu thụ rượu bia (Ảnh: Internet)

Cải thiện mức cholesterol

Nồng độ cholesterol trong máu quá cao có thể gây đột quỵ. Lượng cholesterol LDL (xấu) dư thừa trong máu có thể khiến mảng bám tích tụ trong mạch máu và tạo thành cục máu đông hoặc gây xơ vữa động mạch. Một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol dư thừa, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Cải thiện mức cholesterol
Cải thiện mức cholesterol bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên (Ảnh: Internet)

Kiểm soát lượng đường trong máu

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 2-4 lần so với người bình thường. Nếu không kiểm soát tốt, nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, việc kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu ở mức tốt là rất quan trọng. Ngoài sự hỗ trợ từ bác sĩ, bạn có thể thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà đồng thời duy trì lượng đường trong máu ở mức tốt thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và đôi khi là dùng thuốc.

Kiểm soát lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường trong máu góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các bệnh lý tim mạch cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ hàng đầu. Do đó, khi bạn gặp tình trạng tích tụ mảng bám trong thành động mạch, hẹp mạch máu, cục máu đông, lưu lượng máu kém,…hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp. Giải quyết các vấn đề xảy ra trong hệ thống tim mạch sớm sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Cải thiện sức khỏe tim mạch
Cải thiện sức khỏe tim mạch sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ (Ảnh: Internet)

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

7 triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng mà mọi người cần biết

Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phổ biến hàng đầu. Mặc dù các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng không phải là các triệu chứng đặc hiệu và có thể nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nhưng bạn cũng đừng nên lơ là vì việc phát hiện sớm các dấu hiệu ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận