Trong bài trước, chúng ta đã điểm qua quá trình từ lúc thành lập, phát triển đến khi gặp khủng hoảng trầm trọng của Pledis Entertainment. Hôm nay, BlogAnChoi sẽ cho bạn biết công ty này đã vươn lên từ bờ vực phá sản đó như thế nào.

Cú đặt cược của Pledis

Như đã nói ở bài trước, thời điểm đầu năm 2015 là giai đoạn vô cùng khó khăn của Pledis Entertainment.

Với việc After School tạm ngưng hoạt động, NU’EST chật vật cạnh tranh với các nhóm nhạc cùng thời, các nghệ sĩ cũ đồng loạt ra đi, Pledis đã không còn trong tay một nghệ sĩ nặng ký nào.

Trong giai đoạn hiểm nghèo đó, Pledis đã đưa ra một quyết định liều lĩnh nhưng lại là tất yếu. Công ty tuyên bố ra mắt Seventeen – nhóm nhạc nam gồm hầu hết thực tập sinh (TTS) mà công ty đang có vào thời điểm đó.

Seventeen
Seventeen (Ảnh: Internet)

Nếu Seventeen debut thành công, Pledis sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản. Nếu nhóm thất bại, Pledis sẽ mất hết số vốn ít ỏi còn lại và tương lai của công ty và nhiều idol sẽ không biết đi đâu về đâu. Vận mệnh của Pledis Entertainment lúc đó thật sự đè nặng lên vai của 13 chàng trai Seventeen.

Debut ngày 26/5/2015 với ca khúc Adore U, MV và trang phục có phần “sơ sài” của Seventeen phần nào thể hiện những khó khăn tài chính của Pledis. Vũ đạo và bài hát chủ đề cũng do chính các thành viên sản xuất chứ không có sự trợ giúp của các producer chuyên nghiệp.

Adore U – MV “con nhà nghèo” của Seventeen

Vậy nhưng, chính sự đơn giản và “cây nhà lá vườn” trên lại mang đến thành công cho album đầu tay 17 Carat của Seventeen. Mới ra mắt, album đã đạt #4 trên BXH Korean Gaon Chart và bán được gần 20 nghìn bản trong tuần đầu tiên phát hành.

17 Carat cũng trở thành album debut duy nhất có mặt trong BXH 10 Best K-pop Albums of 2015 của Billboard.

Thành công lại đến với Seventeen khi nhóm phát hành đĩa đơn thứ 2 có tên Boys Be. Album sau đó đã trở thành album tân binh bán chạy nhất trong năm 2015 với doanh số hơn 120 nghìn bản.

Cuối năm 2015, nhóm đã nhận được 3 giải tân binh của Golden Disk Awards, Seoul Music Awards and Gaon Chart K-Pop Awards. Ngoài ra, Seventeen cũng trở thành nhóm nhạc KPOP duy nhất có tên trong danh sách 21 Under 21 2015: Music’s Hottest Young Stars của Billboard.

Seventeen
Seventeen được xướng danh tại nhiều lễ trao giải cuối năm 2015 (Ảnh: Internet)

Rút kinh nghiệm từ NU’EST, Pledis đã không vội vã cho Seventeen ra thị trường nước ngoài để kiếm tiền nhanh chóng. Thay vào đó, công ty quyết định tạo chỗ đứng vững chắc cho Seventeen tại quê nhà Hàn Quốc.

Vì vậy, cuối năm 2015 và đầu năm 2016, nhóm chủ yếu hoạt động và tổ chức concert tại Hàn để gây dựng fandom của mình.

Đầu năm 2016, Seventeen phát hành album đầy đủ đầu tiên có tên Love & Letter. Ngoài việc đạt thứ hạng cao tại các BXH trong nước, bài hát chủ đề Pretty U cũng mang lại cúp âm nhạc hàng tuần đầu tiên trong sự nghiệp của Seventeen.

MV Pretty U

Với album Love & Letter, Seventeen đã góp mặt trong BXH Các nhóm nhạc có album bán chạy nhất trong năm 2016 của Gaon.

Nhờ vào sự thành công to lớn của Seventeen mà Pledis lại có tài lực để đầu tư cho các nhóm nhạc khác của mình. Điển hình trong số đó là NU’EST.

NUEST
NU’EST (Ảnh: Internet)

Kể từ năm 2016, Pledis đã cho NU’EST comeback tại Hàn đều đặn hơn. Nhóm cũng xuất hiện nhiều hơn trên các chương trình tạp kỹ, đồng thời thời gian quảng bá cho các ca khúc mới của nhóm cũng dài hơn trước.

Những chiến lược trên đã phần nào mang lại kết quả trong lần trở lại vào tháng 8 năm 2016 của NU’EST. Lần đầu tiên kể từ khi debut, nhóm nhận được đề cử nhất tuần tới 3 lần với ca khúc Love Paint trên SBS The Show.

MV Love Paint

Dù chưa giành được cúp nào nhưng đây là một sự khởi sắc đáng khen ngợi trong sự nghiệp của NU’EST.

2017: Năm phục hưng của Pledis

Dù 2016 đã là một năm tương đối sáng sủa với Pledis nhưng phần lớn người hâm mộ đều nhận định rằng 2017 mới là năm hoạt động “ngon nghẻ” nhất của công ty này.

Đầu năm nay, Pledis đã cho ra mắt thành công Pristin, nhóm nhạc nữ mới nhất của công ty.

Pristin
Pristin (Ảnh: Internet)

Album đầu tay Hi! Pristin của nhóm đã bán được hơn 23 nghìn bản trong tháng đầu tiên, một con số đáng nể đối với một girlgroup mới debut.

Ngay từ trước khi ra mắt, Pristin đã thu hút sự chú ý của khán giả khi được coi là đối thủ nặng ký của girlgroup hàng đầu KPOP hiện nay là TWICE.

Ngoài ra, sức hút của Pristin còn đến từ việc 2 thành viên Nayoung và Kyulkyung của nhóm từng là 2 mẩu của nhóm nhạc đình đám I.O.I bước ra từ Produce 101.

WEE WOO – MV debut của Pristin

Tiếp theo, không thể không kể đến màn lội ngược dòng ngoạn mục của NU’EST. Dù từ cuối năm 2016, NU’EST đã dần có chỗ đứng tại KPOP nhưng chỉ khi Pledis cho 4 thành viên của nhóm tham dự Produce 101 mùa 2 thì nhóm mới thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng.

NUEST
4 chàng trai NU’EST trong chương trình Produce 101 mùa 2 (Ảnh: Internet)

Nhờ quyết định này của Pledis mà sau khi kết thúc cuộc thi, tên tuổi của NU’EST đã lên như “diều gặp gió”. Các bài hát trước đó của nhóm như Hello thậm chí còn lọt top các BXH âm nhạc.

Tháng 10 năm nay, nhóm đã giành được chiếc cúp âm nhạc đầu tiên trên Mnet Countdown với ca khúc Where You At. Album W, Here của nhóm cũng tẩu tán được hơn 200 nghìn bản ngay trong tuần đầu tiên.

MV Where You At

“Công thần phục quốc” Seventeen của Pledis cũng có màn trở lại thành công trong năm nay. Album Al1 phát hành ngày 22 tháng 5 đã bán được hơn 190 nghìn bản trong tuần đầu, giúp nhóm trở thành 1 trong 10 nghệ sĩ có tốc độ tẩu tán album tuần đầu nhanh nhất.

Don’t Wanna Cry – Ca khúc chủ đề của album Al1

Có một điều thú vị là cả Seventeen, NU’EST và Pristin đều đang được đề cử ở các hạng mục quan trọng của MAMA năm nay như Nhóm nhạc của năm hay Tân binh của năm. Đây được coi là minh chứng cho thành công của các nhóm nhạc này trong năm 2017.

Dĩ nhiên, sau những thành công đó chúng ta không thể không thừa nhận công lao của Pledis Entertainment, một công ty từng có nhiều quyết định sai lầm nhưng nay đã tìm ra hướng đi đứng đắn.

Kết

Cũng giống như các nhóm nhạc thần tượng, các công ty giải trí ở Hàn Quốc cũng xuất hiện và biến mất nhanh không kém. Chỉ cần công ty nào mắc sai lầm trong đường lối phát triển thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường ngay lập tức.

Pledis Entertainment đã từng suýt biến mất như vậy, chỉ nhờ có những cải tổ kịp thời và một chút may mắn mà công ty mới tồn tại được đến ngày nay.

Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng Pledis sẽ rút ra được nhiều bài học từ các sai lầm trước đây để có thể hoạt động hiệu quả hơn, cho “ra lò” nhiều hơn nữa các nghệ sĩ tài năng như After School, NU’EST, Pristin, Seventeen,…

Pledis
Pledis Entertainment (Ảnh: Internet)

Vậy là BlogAnChoi đã giúp bạn điểm lại quá trình phát triển đầy thăng trầm của Pledis Entertainment trong 10 năm qua. Nếu bạn có điểm gì muốn bổ sung, góp ý, đừng ngại ngần mà hãy comment phía dưới nhé!

Đọc thêm một số bài viết về Pledis Entertainment:

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhập những tin tức mới nhất của KPOP nhé!

Xem thêm

BTS xác lập kỉ lục pre-order cao nhất lịch sử KPOP với album "Love Yourself: Tear"

Mới đây, các chàng trai nhà “chống đạn” lại tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi tạo lập kỉ lục với album mới “Love yourself: Tear”. Một lần nữa, BTS khiến các fan không khỏi trầm trồ, thán phục.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận