Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt là những biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Nếu bạn đang có các dấu hiện trên, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cần tránh để bảo vệ sức khoẻ nhé!
Thiếu máu là một trong những căn bệnh thường gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt là tuổi trung niên và rơi phần lớn vào nữ giới. Những nguyên nhân gây nên căn bệnh thiếu máu rất đơn giản nhưng lại ít người để tâm đến. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá ngay những thông tin hữu ích này.
Bệnh thiếu máu là gì? Triệu chứng của bệnh thiếu máu
Thiếu máu xảy ra do các hồng cầu trong cơ thể không chứa đủ Hemoglobin. Đây là một loại Protein có chất sắt giúp cho máu của bạn có màu đỏ.
Ngoài ra, loại Protein này còn có khả năng giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đi khắp các bộ phận trong cơ thể.
Khi oxy không cung cấp đủ cho các cơ quan trong cơ thể, người bị bệnh thiếu máu sẽ có những biểu hiện, triệu chứng như: da kém sắc, thường xuyên gặp các cơn đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Nặng hơn sẽ có các biểu hiện như khó thở, tim đập nhanh hơn, rụng tóc, làm việc không tập trung, năng suất lao động suy giảm.
5 nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu
Có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu chung đối với mọi người. Riêng với phụ nữ, thì kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân thứ 3 gây nên căn bệnh này.
1. Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt nghiêm trọng
Trong khẩu phần ăn của hầu hết những người Việt Nam, lượng sắt trong thực phẩm thường không được chú trọng. Thay vào đó, mọi người chỉ chú trọng cung cấp tinh bột và chất xơ từ cơm, rau củ, các loại thịt, cá. Chính thực đơn sai lệch này khiến cho lượng sắt cung cấp cho cơ thể không đủ.
2. Nhiễm giun móc do môi trường vệ sinh kém
Ấu trùng giun móc sản sinh trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém. Giun móc khi vào bên trong cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, khiến màn ruột bị tổn thương. Bên cạnh đó, loài giun này còn tiết ra chất đông máu trong quá trình hút máu khiến tình trạng thiếu máu ngày càng nặng.
3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây thiếu máu
Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là không thể thiếu. Hàng tháng, bạn sẽ phải mất từ 40 – 60ml máu trong cơ thể. Tương ứng với lượng máu này là 2 – 4mg chất sắt. Đây chỉ là thống kế đối với người bình thường, có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Bạn nữ nào bị rong kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều thì lượng máu và sắt mất đi sẽ nhiều hơn. Nguy cơ thiếu máu so với nam giới cũng tăng cao. Chính vì vậy, bệnh thiếu máu thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới.
Các bạn nữ có thể xem thêm bài: 8 tác hại của thức khuya đối với phụ nữ cực nguy hiểm
4. Thiếu Vitamin C, Vitamin B1
Vitamin C và B1 có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường hấp thụ chất sắt. Ngoài ra, Vitamin C còn hỗ trợ rất tốt trong việc tái tạo tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Nếu bạn không cung cấp đầy đủ hai loại Vitamin này thì tình trạng thiếu máu chắc chắn sẽ xảy ra.
Ngoài việc ăn trái cây, hoa quả, bạn có thể bổ sung bằng viên uống Vitamin. Đặt mua viên uống Vitamin tổng hợp trên Tiki ngay bây giờ.
5. Phương pháp chế biến thực phẩm chưa đúng
Mỗi loại thực phẩm chứa sắt cần được đun nấu ở nhiệt độ phù hợp và không được nấu quá lâu. Nhiệt độ đun nóng quá lâu sẽ làm mất đi cấu trúc và tác dụng của lượng sắt có trong thực phẩm.
Khi cơ thể có các biểu hiện thiếu máu kể trên, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn.
Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần phải bổ sung các loại hoa quả hàng ngày để bổ sung các chất cần thiết như sắt và Vitamin. Chất sắt và Vitamin từ thực phẩm tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn cả.
Những nguyên nhân gây nên căn bệnh thiếu máu khiến chúng ta thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, không thể tập trung làm việc giờ đã rõ.
Khi bạn có bất kì các biểu hiện trên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa và khám bệnh càng sớm càng tốt bạn nhé!
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng tốt hơn, bổ sung thêm hoa quả có nhiều sắt và Vitamin để bổ máu.
Đừng quên truy cập thường xuyên chuyên mục Sức khoẻ của BlogAnChoi để cập nhật cho mình các kiến thức về sức khoẻ, dinh dưỡng bổ ích nhé!
Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.