Bệnh tiểu đường là căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa mạn tính và có số người mắc không hề nhỏ. Việc tìm ra cách điều trị bệnh triệt để vẫn luôn là bài toán khó cho nền y học trong nhiều năm qua. Vậy bệnh tiểu đường là gì và bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không? Hãy cùng bloganchoi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường (hay gọi khác là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trở thành nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở các nước phát triển, chủ yếu với các biến chứng về tim mạch.

Theo những thống kê gần đây, tại Việt Nam, tiểu đường là một trong 4 nhóm bệnh tốc độ gia tăng nhanh nhất và gây thiệt hại nhiều nhất cho bản thân người bệnh và cộng đồng.

Có những loại bệnh tiểu đường nào?

Hiện nay, tùy theo cách phân loại, tiểu đường được chia thành nhiều nhóm khác nhau, nhưng chủ yếu gồm 2 nhóm chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện khi tuổi còn trẻ, ở giai đoạn thanh thiếu niên, gặp các vấn đề về tổn thương các tế bào beta của đảo tụy, khiến tụy không sản xuất đủ lượng hoocmon insulin (là một loại hoocmon có vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu) cần thiết. Do đó, đối với loại tiểu đường này, khi điều trị, phải sử dụng insulin để bổ sung.

Khác với tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 xuất hiện nhiều hơn ở nhóm người tuổi trung niên, trưởng thành, khởi phát bệnh chậm, không có những triệu chứng rõ ràng, rầm rộ. Bệnh xuất hiện dưới tác động của cả 3 yếu tố gen, môi trường và tuổi tác, trong đó yếu tố môi trường là yếu tố dễ thay đổi và điều chỉnh nhất, nên khi điều trị, thường tác động vào yếu tố này, bao gồm lối sống, chế độ ăn,…

Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 (Nguồn: Internet).

Mỗi loại tiểu đường đều có những cơ chế khởi phát nhất định, song, nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì? cơ chế cụ thể với từng loại ra sao vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu chi tiết, với hi vọng tìm được nguyên nhân ban đầu và điều trị tận gốc bệnh.

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Thực tế, hiện nay, đái tháo đường, vì có nguyên nhân gây bệnh phức tạp, do đó, ở cả 2 tuýp đều chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát lượng đường huyết và ngăn ngừa được các biến chứng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Với tiểu đường tuýp 1, chức năng tuyến tụy suy giảm, các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương, không sản xuất đủ insulin, nên hướng điều trị chủ yếu là bổ sung insulin từ bên ngoài cơ thể hoặc phối hợp với cấy ghép, phục hồi chức năng tụy.

Còn tiểu đường tuýp 2, nếu phát hiện và chẩn đoán sớm, khi lượng đường huyết chưa quá cao, chưa có biến chứng của tiểu đường, thì có thể điều trị bằng chế độ ăn và tập luyện, có thể phối hợp với dùng thuốc. Còn khi đường huyết tăng cao, đã bị chẩn đoán là đái tháo đường thì rất khó điều trị dứt điểm.

Một số phương pháp mới điều trị bệnh tiểu đường theo Tây y và Đông y

Cùng với sự phát triển chung của nền khoa học kỹ thuật, nền y học cũng ngày càng phát triển hơn. Tuy chưa giải được bài toán chữa lành tận gốc đái tháo đường, nhưng ngày càng có nhiều liệu pháp, phát hiện mới ra đời, đem lại hiệu quả trị liệu cao.

Điều trị tiểu đường theo tây y

Nhiều ca cấy ghép tuyến tụy, tế bào gốc và tế bào beta thành công.

  • Cấy ghép tuyến tụy: ứng dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 1, tụy suy giảm chức năng được ghép và thay thế bởi một tụy khác khỏe mạnh, do đó, lượng insulin sản xuất đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, bệnh nhân sau ghép hầu như không cần phải bổ sung insulin từ bên ngoài. Ở Mỹ, có tới 1300 ca ghép tụy thành công mỗi năm.Tuy nhiên, do ghép tạng, nên gặp nhiều vấn đề về khan hiếm nguồn tạng khỏe mạnh, và việc người bệnh phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng suốt đời, khiến họ phải đối mặt với các vấn đề khác do thuốc ức chế miễn dịch gây ra.
  • Cấy ghép tế bào gốc: Tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự làm mới và biệt hóa, khi cấy ghép vào cơ thể, có khả năng biệt hóa thành các tế bào beta của tuyến tụy và thay thế dần những tế bào tổn thương trước đó.

Cấy ghép tế bào beta của đảo tụy. Cũng gần giống như ghép tụy, nhưng thay vì ghép cả tụy, chỉ cấy ghép các tê bào beta của tụy để thay thế. Tuy nhiên, với phương pháp này, chỉ có 8% số ca ghép có thể giữ được mức đường huyết ổn định.

Đông y

Bên cạnh Tây y, với Đông y và y học cổ truyền, nhiều loại dược liệu cũng được nghiên cứu và chứng minh thành phần hoạt chất trong chúng có khả năng làm ổn định lượng đường huyết và hạn chế biến chứng như hoài sơn, mạch môn, câu kỷ tử,…

thảo mộc
Đẩy lùi tiểu đường bằng các loại thảo dược (Nguồn: Internet).

Cách điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? và nguy hiểm đến mức nào? bệnh tiểu đường biến chứng là gì? Đó là những câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc ngay khi bản thân được chẩn đoán đái tháo đường. Các biến chứng của đái tháo đường chủ yếu là biến chứng tim mạch, có thể gây tử vong (các bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ).

Biến chứng của tiểu đường
Biến chứng của tiểu đường (Nguồn: Internet).

Bên cạnh đó là các biến chứng liên quan đến hệ thận tiết niệu (bệnh thận đái tháo đường), bệnh thần kinh, bệnh võng mạc (có thể gây giảm thị lực và mù lòa), tổn thương cho thai nhi trong thời kỳ mang thai. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm trên và ổn định sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh.

Điều chỉnh lối sống với người bệnh tiểu đường

  • Thay đổi chế độ ăn: Người bệnh nên ăn nhiều hoa quả, chất xơ, giảm chất béo và đường bột.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
  • Kiểm soát cân nặng
  • Thư giãn tinh thần, tránh stress
Chế độ ăn cho người tiểu đường
Chế độ ăn cho người tiểu đường (Nguồn: Internet).

Tuân thủ điều trị bằng thuốc Tây y

Hai nhóm thuốc biagunid và sulfunilure là 2 nhóm thuốc ưu tiên được lựa chọn trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 (theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2 của Bộ Y tế).

Tuân thủ đúng cách sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dừng thuốc khi đường huyết đã ổn định mà chưa có ý kiến của bác sỹ. Các phản ứng phát sinh, tác dụng phụ hay khi có bất kỳ sự bất thường nào về mức đường huyết, cần báo lại ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng các loại trà thảo mộc, các sản phẩm từ đông y để bổ sung, hỗ trợ trong việc điều trị.

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Như vậy, dù chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, nhưng bằng việc áp dụng đúng các phương pháp điều trị và thay đổi chế độ ăn, có lối sống lành mạnh, người bệnh có thể ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Xem thêm

Người bệnh COPD nên ăn uống thế nào? Loại thực phẩm nào giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn bệnh trở nặng?

Dinh dưỡng là vấn đề rất quan trọng với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt còn quan trọng hơn nữa đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) – đó là tình trạng phức tạp bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính khiến cho người bệnh ngày càng khó thở. Mặc ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận