Trong quá trình chuẩn bị cũng như mang thai, mọi bà mẹ mà cả gia đình đều mong muốn đứa trẻ được sinh ra thông minh, khỏe mạnh. Do đó ngoài vấn đề dinh dưỡng chúng ta còn cần chú ý đến việc tiêm phòng cho bà bầu, sau đây là lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai, các mẹ cần ghi nhớ thực hiện.

Tiêm phòng trước khi mang thai

1. Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tuy rằng trong quá trình mang thai khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con có tỉ lệ thấp (thường không quá 2%) nhưng trong quá trình chuyển dạ khả năng lây nhiễm là rất cao.

Do đó để an toàn cho chính bản thân bà mẹ và em bé sắp chào đời, người mẹ cần đi xét nghiệm viêm gan B từ đó người mẹ sẽ được bác sỹ tư vấn tiêm phòng bệnh trước khi mang thai. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm gan B cho đến thời điểm hiện tai.

tư vấn sinh sản
Phụ nữ và gia đình cần được tư vấn cẩn thận trước, trong và thời gian đầu sau khi mang thai (Nguồn: Internet).

2. Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, xổ mũi…) khi người lành tiếp xúc với người bệnh. Đây là một căn bệnh lành tính tuy nhiên lại có thể gây biến chứng nặng nề, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, những người suy giảm miễn dịch và đặc biệt là phụ nữ có thai.

Nếu phụ nữ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi là rất cao. Và trong những tháng tiếp theo có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và quá trình mang thai.

Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa thủy đậu bằng vắc xin phòng thủy đậu cho phụ nữ chuẩn bị mang thai là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn những điều bất lợi xảy ra cho bản thân và thai nhi. Theo khuyến cáo của bộ y tế, những phụ nữ chưa từng mặc bệnh thủy đậu cần hoàn tất lịch tiêm phòng trước khi mang thai tối thiểu là 3 tháng.

Tìm mua sách hướng dẫn chăm sóc cho bà bầu tại đây.

3. Sởi – quai bị – rubella

Cả 3 bệnh sởi, quai bị, rubella đều là những bệnh truyền nhiễm gây ra bời siêu vi trùng, chúng rất dễ lây lan và có khả năng bùng phát thành dịch. Hiện nay sởi, quai bị và rubella chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do đó việc tiêm vắc xin là các an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh.

Nếu trong quá trình mang thai, sản phụ mắc 1 trong 3 bệnh trên đặc sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu tỷ lệ gây dị dạng bẩm sinh là rất cao, riêng rubella thì tỷ lệ này là trên 95%. Trong những tháng tiếp theo sự phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng như: suy dinh dưỡng thai nhi, chết lưu, sinh non…

tiêm phòng trước mang thai
Việc tiêm phòng là cần thiết cho cả mẹ và con (Nguồn: Internet).

Vì vậy, khi có kế hoạch mang thai, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để chích ngừa sởi-quai bị-rubella. Hiện nay đã có vắc xin 3 in 1. Thời gian tiêm tốt nhất là 3-6 tháng hoặc ít nhất 1 tháng trước khi có thai.

4. Tiêm phòng cúm cho phụ nữ mang thai

Theo thống kê tại Mỹ trong thời gian từ năm 2004-2005, người ta đã theo dõi 340 trường hợp mẹ và bé. Các nhà khoa học đã theo dõi mức độ mắc các bệnh đường hô hấp của cả mẹ và con trong 24 tuần đầu tiên sau sinh. Kết quả là đối với những mẹ được tiêm phòng trong suốt thai kỳ thì bé sinh ra có ít nguy cơ mắc cúm hơn các bé có mẹ không tiêm phòng vắc xin lên đến 63%.

Do đó, nếu bạn muốn có một thai kỳ khỏe mạnh nhất là khi thời tiết giao mùa nắng mưa thất thường, các mẹ nên lựa chọn tiêm vắc xin ngừa cúm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa kỳ khuyến cáo: tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng ngừa vắc xin cúm để phòng ngừa các nguy cơ và những biến chứng có thể có có căn bệnh này. Sản phụ có thể tiêm phòng cúm ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ: trước hoặc trong thai kỳ. Tuy nhiên sản phụ cần chú ý, nếu tiêm phòng cúm trong khi đang mang bầu cần lựa chọn dạng vắc xin cúm đã bất hoạt.

lịch tiêm
Mẹ bầu cần nhớ rõ lịch tiêm để thực hiện đúng (Nguồn: Internet).

Tiêm phòng cho bà bầu (trong khi mang thai)

Theo quy định hiện được ban hành bởi bộ y tế Việt Nam: tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván. Bởi, sản phụ và thai nhi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván đặc biệt ở thời điểm cắt dây rốn cho trẻ. Uốn ván là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong ở có thể lên đến 90%, đối với trẻ sơ sinh tỷ lệ này lên đến trên 95%.

Ngoài ra, theo tổ chức y tế thế giới và CDC còn khuyến cáo: phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc xin này. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thai phụ được tiêm vắc xin này có khả năng phòng bệnh cho bản thân và trẻ sơ sinh cao gấp 6.39 lần so với thai phụ không được tiêm.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Việc nắm rõ lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hi vọng bài viết trên đây đã mang thông tin hữu ích đến với đọc giả. Đừng quên truy cập chuyên mục Sức Khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Xem thêm

Việt Nam sắp nhập vaccine COVID-19, bạn đã biết gì về loại vaccine này?

Giữa lúc tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, thông tin Việt Nam sắp nhập khẩu lô vaccine COVID-19 đầu tiên để đối phó với căn bệnh mới nguy hiểm này khiến người người nhà nhà đều xôn xao. Vậy đâu là những điều mà bạn cần biết về “viên đạn thần ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận