Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, là đối tượng dễ mắc phải các bệnh về tai mũi họng. Trong đó, không thể không kể tới chứng ngạt mũi vô cùng khó chịu. Vậy hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu một số giải pháp trị ngạt mũi cho trẻ an toàn, hiệu quả nhé!

Sponsor

Ngạt mũi ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, có dị vật trong mũi,… Khi bị ngạt mũi, trẻ thường có dấu hiệu khó thở, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, khó ngủ,… Vì vậy, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu và quấy nhiễu bố mẹ rất nhiều.

Hơn nữa, các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,… Do đó, bố mẹ cần khắc phục kịp thời để không làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

1. Sử dụng nước muối sinh lý để trị ngạt mũi cho trẻ

Có thể nói, đây là một trong những biện pháp phổ biến nhất bởi muối có tính kháng khuẩn cao nên có tác dụng làm thông mũi vô cùng hiệu quả. Cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sẽ loại bỏ dịch lỏng ra ngoài, giúp mũi trẻ khô thoáng, sạch sẽ và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Mua nước muối sinh lý tại đây.

  • Vệ sinh tay mình thật sạch sẽ, kiểm tra lại bình xịt, lọ xịt để đảm bảo an toàn cho vùng da trong mũi trẻ.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, nhỏ nước muối sinh lý ấm khoảng 2- 3 giọt vào mỗi lỗ mũi.
  • Để khoảng 30 giây để nước muối ngấm, làm loãng nhớt trong hốc mũi.
  • Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và chảy ra lỗ mũi bên kia.
  • Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau mũi, miệng trẻ. Sau đó, thực hiện tương tự ở lỗ mũi bên kia.

Lưu ý chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi cho trẻ nhằm đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, không rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý quá nhiều nếu không có dấu hiệu bị viêm mũi để chất nhầy trong mũi tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài.

Ngạt mũi
Dùng nước muối sinh lý là phương pháp trị ngạt mũi phổ biến nhất. (Nguồn: internet)

2. Xông hơi

Xông hơi nước là biện pháp khá hữu hiệu để khắc phục tình trạng ngạt mũi, khó thở ở trẻ. Việc xông hơi có thể làm loãng các dịch nhờn trong mũi, giúp mũi được thông thoáng và khiến trẻ dễ thở hơn.

  • Đóng kín cửa, xả nước nóng vào bồn để hơi nóng lan tỏa ra cả phòng. Chú ý không sử dụng nước quá nóng để tránh việc trẻ bị bỏng hơi nước.
  • Bế trẻ bên ngồi cách bồn nước nóng khoảng 40cm để trẻ hô hấp và hít thở với hơi nóng trong 10 – 15 phút.
  • Khi trẻ cảm thấy thoải mái, vỗ nhẹ lên ngực trẻ để tác động, giúp trẻ hô hấp tốt hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho thêm vào nước nóng một số loại thảo dược dân gian như lá kinh giới, lá tre, nước chè xanh, vài giọt dầu tràm,… để làm tăng hiệu quả và đẩy nhanh quá trình chữa ngạt mũi cho trẻ.

Ngạt mũi
Việc xông hơi sẽ giúp mũi trẻ thông thoáng hơn, trị ngạt mũi hiệu quả. (Nguồn: internet)

3. Tắm nước gừng ấm

Gừng là loại thực phẩm phổ biến, an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tắm nước gừng sẽ giúp trẻ giải cảm, giữ ấm cơ thể và hơi nước gừng ấm sẽ giúp làm lỏng dịch mũi, hỗ trợ bố mẹ trong việc làm sạch mũi cho trẻ.

  • Lấy một nhánh gừng tươi giã nát, cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước.
  • Đổ nước gừng đã được đun vào nước tắm của trẻ, chú ý nhiệt độ trong nước để tránh bị bỏng.
  • Khi tắm cho trẻ, đảm bảo vùng lưng và ngực trẻ được ngâm trong nước khoảng 10 – 15 phút.
  • Bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho trẻ nếu cần thiết.
Ngạt mũi
Việc tắm nước gừng sẽ giúp trẻ giải cảm và giữ ấm cơ thể. (Nguồn: internet)

4. Thoa tinh dầu

Để giúp khí huyết của trẻ được lưu thông tốt hơn, bố mẹ nên thoa một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn chân của trẻ. Đồng thời, có thể thoa lên vùng ngực và lưng của trẻ để giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Cách này sẽ phát huy tác dụng trị ngạt mũi cho trẻ một cách an toàn và nhanh chóng.

Được xem là “thần dược” trị ho, sổ mũi, ngạt mũi, tinh dầu tràm chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ và tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Mua tinh dầu tràm tại đây.

Ngạt mũi
Thoa tinh dầu sẽ giúp khí huyết của trẻ lưu thông tốt hơn. (Nguồn: internet)

5. Giữ ấm cơ thể cho trẻ

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghẹt mũi là cảm lạnh. Vì vậy, để đảm bảo cơ thể của trẻ có nhiệt độ ổn định, bố mẹ nên duy trì nhiệt độ trong phòng ở mức 27 – 28 độ C. Có thể treo một lọ tinh dầu tràm trên đầu giường để giúp thanh lọc không khí, khiến trẻ dễ thở hơn.

Khi đi ra ngoài, đặc biệt vào mùa đông, bố mẹ cần cho trẻ mặc đủ ấm vì sức đề kháng trong cơ thể của trẻ còn hạn chế, dễ bị sốc nhiệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Ngạt mũi
Cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ để tránh ngạt mũi. (Nguồn: internet)

Bạn có thể tham khảo những bài viết về các bệnh ở trẻ em tại đây:

Sponsor

Trên đây là 5 phương pháp trị ngạt mũi cho trẻ mà BlogAnChoi muốn chia sẻ tới phụ huynh. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích trong việc giúp trẻ trị ngạt mũi nhanh chóng và hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi các thông tin hữu ích khác trên BlogAnChoi nhé!

Sponsor
Xem thêm

Tư thế ngủ quyết định chất lượng giấc ngủ: Bạn đã biết chưa?

Theo quan niệm của chúng ta, việc chất lượng giấc ngủ không tốt là do tâm trạng, môi trường xung quanh phòng ngủ, chế độ ăn, thói quen sinh hoạt,…Nhưng đâu ai biết rằng tư thế ngủ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng như tình trạng sức khoẻ. Cùng tìm hiểu nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 6 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(