10.000 giờ là con số cần phải bỏ ra để đạt đến đỉnh cao một kĩ năng, một học thuyết bác bỏ sự tồn tại bẩm sinh của khả năng thiên phú. Thực hư ra sao hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Một ngày mùa đông 12 năm về trước, Malcolm Gladwell cho ra đời cuốn sách Outliers (tạm dịch: Những Kẻ Xuất Chúng). Cuốn sách là một sự bùng nổ về mặt nhận thức, khi lần đầu tiên trong lịch sử, có người đã chỉ ra công thức tạo ra thiên tài: đó chính là luật 10.000 giờ đồng hồ.

10.000 giờ là số thời gian bạn phải bỏ ra để đạt đến đỉnh cao một kỹ năng nhất định, bắn súng, toán học, nấu ăn, cờ vua, bơi lội….. Hãy tưởng tượng bạn bắt đầu luyện tập từ năm 3 tuổi, 2 giờ một ngày và đều đặn mỗi ngày. Đến năm 17 tuổi bạn sẽ đạt đến đỉnh cao kỹ năng mà bạn luyện tập, trình độ của bạn sẽ đạt đến đẳng cấp thế giới.

Ai cũng có thể thành thiên tài (Nguồn: Internet)
Ai cũng có thể thành thiên tài. (Nguồn: Internet)

Không cần biết bạn có tài năng hay không, miễn là bạn đầu tư đủ 10.000 giờ luyện tập, bạn chắc chắn sẽ trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào. Và đó chính là ý tưởng của học thuyết 10.000 giờ, một học thuyết bác bỏ sự phụ thuộc vào tài năng thiên bẩm và đề cao tinh thần “cần cù bù thông minh”.

Những ví dụ sống của học thuyết 10.000 giờ

Laszlo Polgar, cha của 3 kiện tướng cờ vua Susan, Sofia và Judit đã tuyên bố mình có thể tạo ra một thiên tài cờ vua, bất kể giới tính và tài năng. Để thực hiện tham vọng của mình, từ khi các đứa con chào đời, ông tự dạy học tại nhà nhằm dành tối đa thời gian cho cờ vua. Và không mất quá lâu để tham vọng của ông thành hiện thực.

Mới 4 tuổi, Susan thống trị giải vô địch U-11 cho các bé gái. Năm 15 tuổi, cô đạt đến đẳng cấp thế giới và trở thành nữ đại kiện tướng đầu tiên trong lịch sử. Sofia, cô con gái thứ hai bất bại giải đấu tại Rome năm 14 và một thời gian sau đó, cô trở thành 1 trong 6 nữ kỳ thủ mạnh nhất thế giới. Còn Judit, cô con gái út trở thành đại kiện tướng trẻ nhất lịch sử năm 15 tuổi và đồng thời là đương kim vô địch thế giới suốt 25 năm sau đó.

3 nữ hoàng làng cờ thế giới (Nguồn: Internet)
3 nữ hoàng làng cờ thế giới (Nguồn: Internet)

Không chỉ riêng trường hợp chị em nhà Polgar mà còn có vận động viên Hemery, cầu thủ khúc côn cầu Lemieux, tay bơi lội cừ khôi Michale Phelps hay là những nhạc sĩ thiên tài như Mozart … họ đều được cho là đã chạm mốc 10.000 giờ luyện tập trong suốt đỉnh cao sự nghiệp của họ. Bất kể tài năng, xuất thân hay địa vị, chỉ cần bạn luyện tập đủ nhiều và danh hiệu bậc thầy sẽ không còn là câu chuyện quá xa vời nữa.

Tính thực tiễn của học thuyết 10.000 giờ

Nếu học thuyết 10.000 giờ hiệu quả như vậy, phải chăng bố mẹ nào cũng có thể đào tạo ra những đứa trẻ thiên tài? Mỗi năm có hàng trăm triệu trẻ em được sinh ra trên thế giới giới, vậy đó sẽ là hàng trăm triệu thiên tài tương lai?

Học thuyết này sẽ đúng khi 10.000 giờ thực sự có thể tạo ra những cá nhân xuất chúng ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tuy nhiên thì chi phí phải bỏ ra để đào tạo một đứa trẻ trở thành thiên tài cực kỳ lớn. Sau khi kỹ năng đạt đến một trình độ nhất định, nó sẽ phát triển chậm lại và yêu cầu nhiều tài nguyên luyện tập hơn. Có nghĩa là, sẽ đến một lúc mà bạn buộc phải luyện tập với các chuyên gia, các buổi học riêng hoặc chương trình đào tạo đặc thù.

Để đào tạo đứa trẻ thành thiên tài (Nguồn: Internet)
Để đào tạo đứa trẻ thành thiên tài (Nguồn: Internet)

Không chỉ riêng vấn đề chi phí, phụ huynh của trẻ cũng phải dành toàn bộ thời gian mình có cho việc thực hiện, giám sát trẻ luyện tập và chắc chắn một điều là không phải gia đình nào cũng có điều kiện để làm như vậy. Mặt khác, bạn có thực sự muốn nuôi dạy con mình theo cách đó không? Tránh xa bạn bè, cả ngày luyện tập, luyện tập và thi đấu, bỏ bê việc học và chỉ tập trung vào luyện tập?

Đứa trẻ được nuôi dưỡng với mục tiêu trở thành thiên tài đó chắc chắn sẽ đánh mất tuổi thơ, và không gì đảm bảo rằng nó sẽ hạnh phúc với cuộc sống sau này của mình cả.

Sự thật là, bạn không nhất thiết phải đạt tới con số 10 000 để trở thành bậc thầy một kỹ năng nào đó. Sự khác biệt của số lượng giờ luyện tập tùy thuộc vào độ phức tạp của kỹ năng. Một nhạc sĩ violin đỉnh cao thường sẽ luyện tập xấp xỉ 10.000 giờ trước khi qua tuổi 20 nhưng một đầu bếp chuyên nghiệp thì chỉ cần khoảng 5.000 – 8.000 giờ, thậm chí là 3.000 – 4.0000 giờ đối với những kỹ năng đơn giản hơn như pha chế hoặc luyện chữ.

Nhiều kỹ năng không quá tốn thời gian (Nguồn: Internet)
Nhiều kỹ năng không quá tốn thời gian (Nguồn: Internet)

Do sự chênh lệch thời gian cần thiết để đạt tới đẳng cấp bậc thầy, học thuyết 10.000 giờ đã bị nhiều nhà khoa học bác bỏ. Sự luyện tập là cần thiết để nâng cao kỹ năng, tuy nhiên khi đã đạt tới trình độ cao thì việc luyện tập không còn tạo ra quá nhiều khác biệt nữa. Việc phát triển kỹ năng lúc bấy giờ chỉ còn phụ thuộc vào các yếu tố về gen, tinh thần, tâm lý, đặc điểm cơ thể và khả năng nắm bắt tình huống…

Lời cuối

Học thuyết 10.000 giờ là một học thuyết hay, nó bác bỏ sự hiện hữu của tài năng thiên bẩm và thúc đẩy mọi người luyện tập để vượt qua chính mình. Châm ngôn của học thuyết này không khác gì câu nói “Cần cù bù thông minh” của ông bà ta, tuy nhiên điều tôi muốn nói đến ở đây không phải chỉ là số lượng giờ luyện tập, mà còn là chất lượng của việc luyện tập.

Bạn không thể vừa bấm điện thoại, vừa mất tập trung, vừa luyện tập một thứ gì đó và mong đợi hiệu quả từ luật 10.000 giờ được. Sự tập trung cao độ và một phương pháp luyện tập đúng cách sẽ quyết định khi nào thì bạn đạt tới đẳng cấp cao của kỹ năng. Tập trung càng nhiều, hiệu quả càng lớn.

Nhưng đừng bao giờ coi thường tài năng thiên bẩm nhé, thiên tài là 1% bẩm sinh và 99% luyện tập. Tuy nhiên thì 1% bẩm sinh đó chính là bức tường bạn mãi mãi không thể vượt qua, vậy nên đừng bao giờ tự mãn và hãy tiếp tục cố gắng. Suy cho cùng thì thiên tài là người luôn không ngừng nỗ lực, luôn phấn đấu và kiên trì, thiên tài không phải tự nhiên trời sinh mà có đâu.

Hãy luôn cố gắng nhé (Nguồn: Internet)
Hãy luôn cố gắng nhé (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi như:

Cảm ơn bạn đã đọc bài, hãy theo dõi BlogAnChoi để đón xem các bài viết thú vị nhé!

Xem thêm

200 cặp avatar đôi bạn thân: Đáng yêu, hài hước, nhây lầy đủ cả

Trào lưu để avatar đôi đang là trào lưu hot không chỉ đối với các cặp đôi yêu nhau mà còn cả các cặp đôi bạn thân BFF nữa. Sắm ngay 200 cặp avatar đôi bạn thân dưới đây rồi rủ đứa bạn chí cốt để cùng cho thắm tình đoàn kết nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận