Hàng giả ngoài việc giúp ta sở hữu món đồ “nhìn y như thật” với giá rẻ hơn nhiều lần, nhưng ít ai biết rằng nó còn khiến ta dối trá hơn một cách âm thầm lặng lẽ, vậy thực hư điều này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

“Hàng giả” trong quá khứ

Ta hãy nhìn lại lịch sử của ngành phục trang, từ thời xa xưa có những điều luật quy định rõ mỗi cá nhân nên mặc trang phục gì dựa trên địa vị và đẳng cấp của họ. Những điều luật này cũng được thể hiện vô cùng chi tiết. Đơn cử, tại Anh Quốc thời Phục hưng, chỉ có tầng lớp quý tộc mới được khoác các loại lông thú, vải vóc hay trang sức hạt cườm trên cơ thể; tương tự, giai cấp thượng lưu tất nhiên phải mặc trang phục kém bắt mắt hơn họ.

Chẳng hạn, gái làng chơi phải đội mũ trùm có sọc để tỏ dấu hiệu về sự “nhơ nhuốc”, và các tín đồ dị giáo đôi lúc cũng buộc phải đeo những miếng băng gắn kèm các bó gỗ nhằm ngụ ý rằng họ có thể hoặc nên bị thiêu sống đến chết. Điều này đồng nghĩa một gái điếm có thể giấu thân phận khi bước ra phố mà không đội mũ sọc trên đầu, như thể cô ta đang mang một cặp kính Gucci giả vậy.

Hình ảnh gái làng chơi cùng chiếc mũ biểu tượng (Nguồn: Internet)
Hình ảnh gái làng chơi cùng chiếc mũ biểu tượng (Nguồn: Internet)

Những người “ăn mặc vượt quá đẳng cấp” – nói trên đã lừa dối mọi người một cách âm thầm, nhưng trực tiếp. Tuy ăn mặc vượt quá đẳng cấp không phải là hình thức vi phạm nghiêm trọng, nhưng với những ai phá luật, họ sẽ bị phạt gậy hoặc trừng trị bằng nhiều cách khác. Đó cũng chính là khởi nguyên của “hàng giả”.

Hàng giả trong hiện tại

Hệ thống phân biệt đẳng cấp dựa trên trang phục của chúng ta ngày nay không còn quá gay gắt, nhưng khao khát phô trương bản thân qua trang phục thì vẫn còn đó. Và những tầng lớp danh giá ngày nay đã thay thế áo lông chồn bằng hàng Chanel, Dior….

Có thể bạn nghĩ, mua hàng giả không thật sự gây tổn hại cho nhà sản xuất thời trang, bởi rất nhiều người không bao giờ mua hàng thật từ ban đầu. Thế nhưng, nếu một nhóm người mua giày Nike hết 200.000 VND, thì nhiều người khác có thể sẽ không sẵn sàng trả gấp 7 lần số tiền đó để sở hữu đôi giày chất lượng.

Trong trường hợp chúng ta nhận thấy ai đó đi một đôi Vans hay Balenciaga , chúng ta sẽ lập tức hoài nghi liệu họ có mang hàng giả hay không, cũng như giá trị thể hiện từ việc mua hàng thật chất lượng là gì? Điều này cũng đồng nghĩa: những người mua hàng giả sẽ làm hao mòn tính xác thực từ sản phẩm thật. Đó cũng là lý do các nhà bán lẻ và chuyên gia thời trang rất quan tâm đến hàng giả.

Làm sao phân biệt đây ? (Nguồn: Internet)
Làm sao phân biệt đây? (Nguồn: Internet)

Mối quan hệ giữa những thứ chúng ta khoác trên người với cách chúng ta hành xử; từ đó, ta liên hệ đến thuật ngữ được các nhà xã hội học gọi là “sự tự thể hiện”. Nguyên lý cơ bản của sự tự thể hiện chính là: chúng ta đang quan sát bản thân giống với cách chúng ta quan sát và phán xét hành vi của người khác – từ đó nghiệm ra chúng ta “trông ra sao” từ hành vi của mình.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn gặp một người ăn mày trên phố. Thay vì phớt lờ hay cho tiền, bạn quyết định mua cho anh ta một chiếc bánh mì. Bản thân hành động này không định nghĩa con người hay nhân cách của bạn, nhưng đã thể hiện một việc làm chứng minh cho lòng trắc ẩn và vị tha của bạn. Giờ đây, bạn sẽ càng tin tưởng hơn lòng bác ái của bản thân.

Thể hiện sự bác ái (Nguồn: Internet)
Thể hiện sự bác ái (Nguồn: Internet)

Đó là cách sự tự biểu hiện xảy ra trong đời thực. Nguyên lý tương tự cũng được áp dụng đối với các phụ kiện thời trang. Mang một đôi giày “real” sẽ khiến chúng ta suy nghĩ và hành động khác với khi mang một đôi giày “fake”. Điều này dẫn đến các câu hỏi sau: Liệu việc mang hàng giả có khiến chúng ta kém trung thực hơn hay không? Và có khi nào những phục sức giả này sẽ gây ra ảnh hưởng mà chính chúng ta cũng không ngờ tới.

Mối quan hệ giữa hàng giả và sự dối trá

Một thí nghiệm về chủ đề này đã được tiến hành và báo cáo thí nghiệm được công bố vào 23/03/2010 bởi Dan Ariely, đã trả lời cho câu hỏi: liệu chúng ta có hành xử khác biệt khi mang hàng giả và hàng thật hay không? Nếu chúng ta cảm thấy rằng việc mang hàng giả sẽ gợi nên sự thiếu ngay thẳng, thì liệu ta có bắt đầu cho rằng bản thân mình cũng kém trung thực hơn hay không? Và với nhận thức về bản thân đã bắt đầu lung lay, khả năng ta tiếp tục sa vào con đường gian dối sẽ cao đến mức nào? Bạn có thể xem chi tiết thí nghiệm của Dan Ariely tại đây.

Mở đầu thí nghiệm, mỗi thành viên sẽ được xếp vào một trong ba tình huống: hàng thật, hàng giả và thiếu thông tin. Trong tình huống hàng thật, người tham gia được thông báo rằng họ sẽ được đeo những cặp kính thời thượng chính hiệu Chloé.

Trong tình huống hàng giả, họ được nói rằng họ sẽ được đeo những cặp kính giả trông giống hệt hàng Chloé thật (thực chất toàn bộ sản phẩm này đều là hàng hiệu). Cuối cùng, với tình huống thiếu thông tin, xuất xứ thật của cặp kính được giấu.

Kính Chloé hàng hiệu (Nguồn: Internet)
Kính Chloé hàng hiệu (Nguồn: Internet)

Ngay khi người tham gia đeo kính lên mắt, họ tiến hành quan sát những tấm áp-phích khác nhau cùng khung cảnh ngoài cửa sổ; từ đó, đánh giá chất lượng và rút ra trải nghiệm từ hình ảnh trông thấy qua cặp kính. Sau đó, họ tiến hành một bài kiểm tra số học. Và hãy thử đoán xem, trong khi 30% người chơi trong tình huống hàng thật khai khống về số câu trả lời họ thực sự giải được, lại có đến 74% người chơi khai khống về con số này trong tình huống hàng giả.

Kết quả trên đã dẫn đến một câu hỏi thú vị khác: Liệu cảm giác giả tạo đến từ món hàng có khiến người tham gia gian lận nhiều hơn bình thường hay không? Hay chính logo Chloé đích thực đã khiến họ hành xử trung thực hơn?

Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta có tình huống “thiếu thông tin”. Vậy tình huống thiếu thông tin này đã giúp ích ra sao? Hãy giả sử rằng người đeo kính giả cũng gian lận ở cùng mức độ như những thành viên khác trong tình huống thiếu thông tin.

Nếu giả thiết này đúng, ta kết luận rằng hàng giả không hề khiến người tham gia gian lận hơn, mà chính nhãn hiệu thật mới khiến họ trở nên trung thực hơn. Mặt khác, nếu những người chơi đeo kính Chloé thật gian lận cùng mức độ với các thành viên trong tình huống thiếu thông tin, chúng ta kết luận rằng nhãn hiệu thật không hề khiến ta trung thực hơn bình thường; ngược lại, chính hàng giả đã làm gia tăng hành xử giả dối.

Hẳn bạn còn nhớ: 30% người chơi trong tình huống hàng thật và 70% người chơi trong tình huống hàng giả đã nói quá về số câu trả lời giải được. Còn tình huống thiếu thông tin thì sao? Trong trường hợp này, tỷ lệ gian lận là 42%. Con số này nằm giữa hai kết quả trước, nhưng lại gần hơn với tỷ lệ trong tình huống hàng thật.

Nhưng mang hàng hiệu thì vẫn ngầu hơn (Nguồn: Zing)
Nhưng mang hàng hiệu thì vẫn ngầu hơn (Nguồn: Zing)

Kết quả trên đã cho thấy rằng: mang hàng thật không khiến chúng ta trung thực hơn. Nhưng một khi chúng ta cố ý khoác hàng giả lên người, những ràng buộc về đạo đức sẽ bị nới lỏng đôi chút, và khiến ta dễ dàng dấn sâu hơn vào con đường gian dối.

Tuy không phản đối việc sử dụng hàng giả, nhưng điều này ít nhiều có tác động đến suy nghĩ, hành vi của người dùng. Và nếu không cẩn thận, một hành động gian dối hôm nay có thể gây hậu quả rất ghê gớm ngày mai đấy!

Hãy cùng đón xem các bài viết tiếp theo trên chuyên mục Bạn đọc ở BlogAnChoi nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết có liên quan trên BlogAnChoi như:

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích bạn nhé!

Xem thêm

100+ ý tưởng vẽ báo tường 20/11 đẹp ấn tượng, dễ dàng đoạt giải nhất

Hoạt động vẽ báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành truyền thống tại các trường học. Nếu bạn chưa có ý tưởng vẽ báo tường đẹp, ấn tượng thì hãy tham khảo ngay các gợi ý dưới đây của BlogAnChoi nhé, đảm bảo sẽ giúp lớp bạn đoạt giải dễ dàng.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận