Trong học tập, việc áp dụng nguyên tắc 80/20 không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao năng suất bản thân, hay nói cách khác là học tập hiệu quả hơn. Để hiểu rõ và tiếp nhận khái niệm mới mẻ này, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đôi lời người viết

Ăn, ngủ, sinh hoạt, làm việc, vui chơi và mọi thứ khác. Trong những năm đầu đại học của bản thân, tôi nhận ra bất cứ khoảng thời gian nhàn rỗi nào đều khiến bản thân lười biếng hơn. Trong thực tế, thời gian học quá nhiều khiến tôi ghét giảng đường và tất cả những gì liên quan. Mà việc thực hiện điều bạn ghét về lâu dài còn khó chịu hơn nữa.

Cá nhân tôi, sự chán ghét làm giảm hiệu quả dù tiêu tốn nhiều giờ đồng hồ học tập. Và khi nhận thấy mọi việc mãi dậm chân tại chỗ, tôi biết mình đã đến lúc phải giải quyết vấn đề này.

Học kém hiệu quả (Nguồn: Internet).
Học kém hiệu quả (Nguồn: Internet).

Một chút khái niệm

Bài viết sẽ trình bày một chiến lược quản trị thời gian được áp dụng trong năm học vừa qua đã giúp tôi giảm thiểu một nửa thời gian học mà vẫn đạt gấp đôi năng suất. Một nguyên lý có tác động lớn nhất đến thói quen học tập của tôi là Nguyên lý Pareto, còn được biết đến với tên gọi “nguyên tắc 80-20”.

Hiểu một cách đơn giản, nguyên tắc 80-20 cho rằng: 80% kết quả được tạo nên từ 20% nguyên nhân. Và đôi khi 99% nguyên nhân chỉ tạo ra ít hơn 5% kết quả. Nguyên tắc này đúng đối với đời sống thường nhật và cả các nghiên cứu khoa học:

  • 20% hạt giống tạo nên 80% cây cối.
  • 20% dân số nắm giữ 80% của cải.
  • 20% nguy cơ gây ra 80% thảm họa.
  • 20% số áo quần được bạn mặc trong 80% thời gian hàng ngày.
20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả (Nguồn: Internet).
20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả (Nguồn: Internet).

Vậy điều này có liên quan gì tới học tập? Đơn giản mà nói, 20% thời gian học tập của bạn tạo nên 80% điểm số. Xa hơn nữa, 20% lượng kiến thức trên lớp xuất hiện trong 80% bài kiểm tra. Hãy nhớ rằng, các giảng viên (dù biết hay không) vẫn áp dụng nguyên tắc 80-20 vào các bài kiểm tra của họ. Do hạn chế về mặt thời gian, giảng viên khó mà kiểm tra toàn bộ kiến thức của bạn thông qua vài trang giấy được. Không ngạc nhiên lắm nếu họ sẽ chỉ kiểm tra các kiến thức quan trọng (thường chỉ chiếm 20% nội dung môn học).

Điều quan trọng là tìm thấy và tập trung vào 20% lượng kiến thức sẽ tạo nên 80% điểm số của bạn trong khi không bỏ sót các thông tin hữu ích khác của môn học. Điều này nghe có vẻ tuyệt vời về mặt lý thuyết, vậy làm cách nào để có thể áp dụng? Làm thế nào để ta biết được phần nào quan trọng và phần nào thì không? Để làm được điều này, hãy tự thử nghiệm các phương pháp phù hợp.

Hãy áp dụng một vài phương pháp khác nhau và đánh giá hiệu quả mà nó mang lại. Bạn có thể áp dụng mỗi môn một cách học – điều này hoàn toàn bình thường vì độ khó và cách học mỗi môn là khác nhau, như việc học toán so với học văn vậy. Và vấn đề quan trọng nhất – làm cách nào phát hiện 20% kiến thức trọng tâm môn học?

Một vài lời khuyên bạn có thể cân nhắc áp dụng:

  • Hầu hết các môn, chỉ vấn đề được thảo luận trước lớp sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra. Nếu vấn đề không được giảng viên khơi gợi, bạn không cần tốn quá nhiều thời gian cho nó.
  • Để ý đến thời gian giảng viên phân tích vấn đề – nếu giảng viên trình bày vấn đề một cách say sưa hoặc phân tích vô cùng chi tiết thì bạn rất có thể phải ghi nhớ chúng đấy.
  • “Câu này sẽ có trong bài thi đấy”, khi giảng viên nói vậy, hãy ghi chú lại vì họ không nói chơi đâu. Trong môn học có hàng trăm công thức khác nhau thì hãy tập trung vào những công thức mà giảng viên nhắc bạn chú ý.
  • Đừng học vẹt, hãy học thật. Cách duy nhất để nguyên tắc 80-20 hiệu quả là bạn cần học hiểu thay vì chỉ thuộc lòng một cách máy móc. Nếu hiểu được bài học cùng các kiến thức trọng tâm, phần “thập cẩm” kiến thức còn lại sẽ dễ như bỡn.
Học hiểu chứ đừng học vẹt (Nguồn: Internet).
Học hiểu chứ đừng học vẹt (Nguồn: Internet).

Lời cuối

Hãy nhớ rằng nguyên tắc này không yêu cầu bạn bỏ qua 80% lượng kiến thức còn lại (điều mà tôi thấy thật vớ vẩn). Cứ học hết tất cả nhưng phải tập trung vào đúng kiến thức. Học hiểu tốt hơn nhiều so với học vẹt. Học vẹt và ghi nhớ một cách máy móc không chỉ lấy đi rất nhiều thời gian mà còn làm giảm năng suất học tập của ta.

Học ít, hiểu nhiều (Nguồn: Internet).
Học ít, hiểu nhiều (Nguồn: Internet).

Trước khi kết thúc bài viết, tôi phải nhắc các bạn một điều. Điều khó nhất của nguyên tắc là phải “loại bỏ các tiểu tiết”, điều này nói thì dễ hơn làm. Bạn chắc chắn sẽ làm rối tung mọi thứ khi cố áp dụng nguyên tắc này, song tôi chắc chắn những lợi ích và hiệu quả mà nguyên tắc 80-20 mang lại về lâu dài lớn hơn nhiều so với chút ít khó khăn khi học cách áp dụng nó.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng tác giả trên BlogAnChoi như:

Cảm ơn bạn đã đọc bài, hãy theo dõi BlogAnChoi để đón xem các bài viết thú vị nhé!

Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận