Làm sao để ghi chép một cách khoa học và hiệu quả? Làm sao để khi nhìn vào bản ghi chép ta có thể thấy ngay được những thông tin cần thiết? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá 5 cách ghi chép thông minh của người thông thái nhé!

Bạn biết gì về ghi chép?

Ghi chép đúng cách là tổng hợp lại các ý chính và diễn giải nó theo cách của riêng bạn, có khi đó thì thông tin mới thực sự đã được bạn tiếp nhận. Và đây cũng là sự khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh bình thường.

Ghi chép đúng cách không chỉ giúp bạn chuẩn bị trước cho các bài giảng mà còn giúp tổng kết và ghi nhớ các ý chính sau khi nghe giảng. Nó đồng thời còn giúp bạn duy trì tập trung suốt buổi học và tham gia phát biểu xây dựng bài, giúp hệ thống kiến thức hợp lý và nhờ đó tránh được trường hợp “chữ thầy trả thầy” khi sắp bước vào kì thi. Và bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những phương thức ghi chép hiệu quả nhất đặc biệt đối với sinh viên.

Tất nhiên là dù bạn không phải sinh viên thì những phương pháp sau đây cũng vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện khả năng ghi chép. Vậy thì bắt đầu nào!

1. Phương pháp dàn ý (The Outline method)

Outline method (Nguồn: Internet)
Outline method (Nguồn: Internet)

Phương pháp Outline hay còn có tên gọi khác là Skeleton Prose, đây là phương pháp ghi chép phổ biến nhất dành cho sinh viên đại học. Nó giúp sắp xếp thông tin trong một biểu mẫu có cấu trúc khoa học, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và chỉnh sửa.

Như tên gọi của mình, phương pháp này yêu cầu bạn cấu trúc các ghi chép dưới dạng một dàn ý bằng cách sử dụng các dấu chấm tròn đại diện cho các ý chính và ý phụ. Khi bắt đầu ghi chép, ta viết các ý chính ở ngoài cùng bên trái của trang giấy và các ý phụ sẽ lần lượt được thêm vào bên dưới ý chính.

Phương pháp này được sử dụng khi nào ?

Phương pháp này có thể sử dụng để ghi chép trong mọi tình huống nhưng nó sẽ đạt hiệu quả cao nhất đối với các môn học có cấu trúc bài giảng rõ ràng.

Ưu điểm

  • Làm nổi bật các ý chính của bài giảng theo một cấu trúc logic.
  • Dễ sử dụng và tăng sự tập trung của người dùng.
  • Giảm thời gian xem lại và chỉnh sửa.
  • Giúp bản ghi chép của bạn có cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với các môn như Toán và Hóa bởi có sự kết hợp của các công thức và bảng biểu.
  • Không hiệu quả nếu cấu trúc bài giảng không rõ ràng, rối rắm.

2. Phương pháp Cornell

Cornell method (Nguồn: Internet)
Cornell method (Nguồn: Internet)

Đây là một phương pháp ghi chép đặc biệt, hữu hiệu trong hầu như tất cả các trường hợp. Thứ khiến phương pháp này đặc biệt hơn các phương pháp khác là ở cách bố trí của nó. Phương pháp Cornell thường chia một trang giấy làm 3 hay thậm chí là 4 phần, với 1 hàng ở đầu trang, 1 hàng ở dưới cùng và 2 cột ở giữa. 30% diện tích trang giấy sẽ dành cho cột bên trái và 70% còn lại dành cho cột bên phải.

Toàn bộ thông tin, kiến thức được học trên lớp sẽ được ghi chép vào cột bên phải. Còn cột bên trái thì được dùng cho các câu hỏi, ghi chú, gợi ý đối với nội dung bài học. Và sau buổi học, bạn nên dành ra một vài phút để tổng kết kiến thức vào hàng cuối của trang, điều này không chỉ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn mà nó còn thuận tiện khi cần xem lại bài giảng hay chỉnh sửa thông tin.

Phương pháp này được dùng khi nào ?

Phương pháp Cornell phù hợp cho mọi trường hợp cần ghi chép, bao gồm cả các cuộc họp và thảo luận.

Ưu điểm

  • Giúp ghi chép, xem lại và sắp xếp thông tin, ghi chú nhanh hơn.
  • Tổng kết, tóm tắt thông tin một cách có hệ thống.
  • Giúp học tập, tiếp thu thông tin mới hiệu quả hơn trong một thời gian ngắn.
  • Giúp trích xuất các ý chính của ghi chép.
  • Giảm thời gian xem lại bài.

Nhược điểm

  • Trang viết cần được chuẩn bị trước khi buổi học bắt đầu.
  • Tốn thời gian để làm quen, trích xuất và tổng hợp các ý chính.

3. Phương pháp đóng hộp (The Boxing method)

Boxing Method (Nguồn: Internet)
Boxing Method (Nguồn: Internet)

Phương pháp này vẫn chưa được biết đến rộng rãi nhưng theo thời gian thì nó đang ngày càng phổ biến hơn. Tất cả các ghi chú liên quan đều được đóng lại thành một khối hộp và mỗi hộp đại diện cho một phần chính của ghi chép, giúp giảm thời gian trong việc đọc và tìm kiếm. Do cách sử dụng khá đơn giản nên ta sẽ không bàn thêm.

Phương pháp này được dùng khi nào ?

Phương pháp này hiệu quả khi bạn có một môn học hoặc một bài học nào đó buộc phải chia vở thành 2 phần khác nhau.

Ưu điểm

  • Tách và sắp xếp các ghi chép dưới dạng hộp.
  • Giúp tập trung khi đọc.
  • Cải thiện khả năng ghi nhớ mối liên hệ giữa các ghi chép.
  • Thích hợp cho những người hay ghi chú trên Ipad.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với nhiều loại bài giảng, lớp học.
  • Tốn thời gian để nối các hộp với nhau khi sử dụng.
  • Đòi hỏi có chủ đề chính và các chủ đề phụ để tạo mối liên hệ.

4. Phương pháp tạo bảng (The Charting method)

Charting Method (Nguồn: Internet)
Charting Method (Nguồn: Internet)

Đây là phương pháp lý tưởng đối với các việc ghi chép các loại dữ liệu dưới dạng dữ kiện và thống kê, cần phải học thuộc lòng. Thông tin sẽ được sắp xếp thành nhiều cột, tương tự như một bảng tính và mỗi cột đại diện cho một danh mục giúp dễ dàng so sánh các hàng với nhau.

Khi nào thì ta dùng phương pháp này ?

Đây là một trong những phương pháp ghi chú hiệu quả nhất dành cho sinh viên đại học khi cần ghi nhanh các nội dung như số liệu thống kê và thông tin khác. Nó cũng rất hiệu quả khi bạn muốn giảm thời gian chỉnh sửa và xem lại bài vở.

Tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp này khi cần ghi nhớ nhiều thông tin nhưng không nên áp dụng nó trong các lớp học hoặc bài giảng. Việc tạo biểu đồ cần nhiều thời gian và sẽ hợp lý hơn khi dùng phương pháp này để tóm tắt toàn bộ bài giảng nhằm chuẩn bị cho thi cử hoặc trong các buổi học tập trung.

Ưu điểm

  • Thông tin được cấu trúc rõ ràng.
  • Hiệu quả trong việc xem lại nội dung.
  • Các ghi chép dễ so sánh.
  • Giúp nhớ nhiều thông tin một cách dễ dàng.

Nhược điểm

  • Cực tốn thời gian.
  • Gần như không áp dụng được đối với các bài giảng có nội dung không rõ ràng.
  • Không hiệu quả đối với các loại thông tin dễ dàng được sắp xếp.

5. Phương pháp bản đồ (The Mapping method)

Mapping Method (Nguồn: Internet)
Mapping Method (Nguồn: Internet)

Khi nội dung bài giảng đặc biệt nhiều, phương pháp bản đồ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Nó giúp sắp xếp các ghi chép bằng cách chia thành các nhánh, cho phép bạn thiết lập mối quan hệ giữa các ý với nhau. Bắt đầu bằng việc viết chủ đề chính ở đầu trang sau đó đi theo hình rễ cây, chia các ý/chủ đề phụ xuống bên dưới ý chính.

Khi nào thì dùng phương pháp này ?

Kỹ thuật này hiệu quả nhất khi nội dung bài giảng nặng và bạn cần sắp xếp ghi chép theo một hình thức có cấu trúc và dễ hiểu.

Ưu điểm

  • Dễ nhìn và đẹp mắt.
  • Có thể sử dụng để ghi chép thông tin chi tiết một cách ngắn gọn.
  • Dễ dàng chỉnh sửa ghi chú.

Nhược điểm

  • Khi thực hiện phương pháp này, bạn dễ lãng phí diện tích giấy ghi.
  • Dễ gây bối rối khi thông tin nằm ở sai vị trí trong quá trình ghi chú.

Lời cuối

Ghi chép là một kỹ năng quan trọng đặc biệt là với học sinh, sinh viên và cách bạn ghi chép có tác động lớn đến kết quả học tập của bạn. Nếu ghi chép lộn xộn, ta rất khó sử dụng để ôn tập khi có các bài kiểm tra và kỳ thi. Đây là lý do tại sao bạn nên xem xét 5 cách ghi chú khác nhau này để sử dụng có hiệu quả. Chúng không chỉ giúp bạn hiểu bài hơn, tăng tốc độ ôn tập và cải thiện khả năng ghi nhớ mà còn giúp tối đa hóa cơ hội đạt điểm cao.

Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm các bài viết khác như:

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, hãy theo dõi BlogAnChoi để đón xem các bài viết thú vị khác nhé!

Xem thêm

300+ câu châm ngôn cuộc sống hay nhất sẽ khiến bạn "sáng mắt ra"!

Những câu châm ngôn cuộc sống, câu nói về cuộc sống hay, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn hiểu ra nhiều sự thật và chân lý, có thêm động lực để cố gắng phát triển bản thân hoặc đơn giản là bạn sẽ "sáng mắt ra" vì cuộc đời vốn không phải ngôn tình.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
8 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phan Thanh Hoàng Yến

Ôi phải tập theo ngay mới được!!!!

User b99a8103

amazinng,good job

Phan Thanh Hoàng Yến

Like ^^

User 0e3aaded

good

Phan Thanh Hoàng Yến

Like ^^

User 4d95ac2d

hay nhỉ

User 25a00516

Thank you so much!

User a174b15c

good job