Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận đột biến mới của COVID-19 được gọi là “XE” có khả năng lây lan cao hơn khoảng 10% so với biến thể “Omicron tàng hình”, còn được gọi là BA.2.

Tạp chí Business Today dẫn thông báo của WHO cho biết đột biến mới của virus gây bệnh COVID-19 được gọi là “XE” có khả năng lây lan mạnh hơn các biến thể hiện có, thậm chí cao hơn 10% so với Omicron.

Đột biến mới của virus gây bệnh COVID-19 được gọi là "XE" (Ảnh: Internet).
Đột biến mới của virus gây bệnh COVID-19 được gọi là “XE” (Ảnh: Internet).

Cho đến nay, BA.2 (Omicron tàng hình) là biến thế phụ có khả năng lây truyền cao nhất, biến thể “XE” xuất hiện đồng nghĩa với việc thế giới sẽ có thêm một biến thể mạnh, có khả năng lây lan nhanh.

Đột biến “XE” xuất hiện do kết hợp giữa BA.1 và BA.2, hiện tại mới chỉ có số lượng ít trên toàn thế giới.

Đột biến lai “XE” là gì?

Theo Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA), 3 chủng virus mới XD, XE và XF hiện đang lây lan rộng trên toàn thế giới. “XE” lần đầu tiên được phát hiện tại Anh vào ngày 19/01/2022. Trong báo cáo mới nhất, WHO cho biết: “Đột biến tái tổ hợp XE được phát hiện ở Anh vào ngày 19/01 và từ đó đến nay có chưa đến 600 trình tự gene được báo cáo và xác nhận.”

Virus liên tục xuất hiện đột biến mới (Ảnh: Internet).
Virus liên tục xuất hiện đột biến mới (Ảnh: Internet).

Tốc độ lây truyền của “XE” như thế nào?

Báo cáo của WHO nêu rõ: “Các ước tính ban đầu cho thấy XE có tỉ lệ lan truyền cộng đồng cao hơn so với BA.2, tuy nhiên phát hiện này cần được xác nhận thêm.”

Theo WHO, chừng nào chưa ghi nhận được sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm như khả năng lây truyền và mức độ bệnh nặng thì “XE” vẫn được coi là một biến thể phụ của Omicron chứ chưa được coi là một biến thể mới hoàn toàn.

Trước đó đã có lo ngại rằng BA.2 có thể gây ra những làn sóng lây nhiễm mới, nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào đáng lo ngại, trong khi nhiều nước đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Do đó các chuyên gia hy vọng xu hướng dịch bệnh do XE gây ra cũng sẽ diễn biến tương tự.

XE chưa được coi là một biến thể mới (Ảnh: Internet).
XE chưa được coi là một biến thể mới (Ảnh: Internet).

Ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn đang chỉ đạo một số cơ quan chuyên môn lấy mẫu giải trình tự gene ngẫu nhiên để theo dõi xu hướng dịch bệnh và sự thay đổi của virus. Các báo cáo hàng tuần cho thấy đến nay chưa ghi nhận biến thể “XE” tại Việt Nam mà chủng BA.2 đang chiếm ưu thế.

Các chủng đột biến khác

Hiện tại, “Omicron tàng hình” đang lan rộng khắp các khu vực và quốc gia trên thế giới. Chủng tái tổ hợp là chủng được tạo thành bằng cách kết hợp 2 biến thể khác nhau. Theo nhà virus học Tom Peacock tại ĐH Hoàng gia London, chủng XD đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, có chứa các đột biến của Delta. Do vậy XD là chủng nguy hiểm cần phải chú ý.

Đột biến “XE” là sự kết hợp giữa BA.1 và BA.2 của Omicron, đã được tìm thấy ở Anh và có bằng chứng cho thấy tốc độ lây lan của nó. Các dữ liệu ban đầu về số ca nhiễm XE không cho thấy khác biệt đáng kể so với BA.2, tuy nhiên theo dữ liệu mới nhất tính đến ngày 16/3, số ca nhiễm liên quan đến chủng mới này đã có xu hướng tăng dần.

Theo giáo sư Susan Hopkins, cố vấn y khoa tại cơ quan an ninh y tế Anh, “XE” là chủng virus đặc biệt, khả năng lây lan khác với những biến thể cũ. Cần có thêm thời gian để xác định cụ thể về mức độ nguy hiểm cũng như đặc tính của nó.

Đột biến XF là “con lai” giữa Delta và chủng BA.1 của Omicron. XF đã được phát hiện ở Anh nhưng từ ngày 15/2 đến nay vẫn chưa ghi nhận thêm trường hợp nào mắc chủng mới này.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Tại sao cần cảnh giác với COVID-19 khi có triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa?

COVID-19 là bệnh đường hô hấp nhưng có thể gây triệu chứng khắp toàn thân, trong đó các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy rất thường gặp. Vậy tại sao virus lại ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và có để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận