Phỏng vấn xin việc có thể rất căng thẳng và khó khăn, nhưng đó là một bước quan trọng cần phải vượt qua trước khi bạn có thể nhận được công việc mình thực sự mong muốn. Vậy làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn xin việc?

Cảm giác e ngại hoặc nghi ngờ bản thân là rất bình thường, nỗi sợ hãi lớn nhất khi phỏng vấn xin việc thường là sợ đến muộn, thay đổi trang phục, nói sai hoặc không biết nói gì vào thời điểm quan trọng. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sẵn sàng đối mặt với hầu hết mọi câu hỏi của các nhà tuyển dụng.

1. Nghiên cứu kỹ về công ty và công việc

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)

Ngay cả những ứng viên giỏi nhất cũng có thể bị loại nếu không thể trả lời một số câu hỏi cơ bản về công ty. Rất may là bạn có thể xem trang web và các mạng xã hội của công ty để biết công ty được thành lập khi nào, mục đích của họ là gì, khách hàng của họ là ai cũng như văn hóa công ty như thế nào.

Việc đọc lại mô tả công việc cũng rất hữu ích, nhờ đó bạn sẽ sẵn sàng cho mọi câu hỏi về nhiệm vụ và công việc cụ thể.

2. Chuẩn bị cho một số câu hỏi thường gặp

Người phỏng vấn thích đặt những câu hỏi đi sâu vào điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Những câu hỏi thường tập trung vào cách bạn giải quyết căng thẳng khi làm việc, hợp tác với người khác, những thành công và thất bại lớn nhất của bạn trong quá khứ và thậm chí cả sở thích cá nhân của bạn.

Nếu bạn lo lắng về vấn đề này thì hãy chuẩn bị câu trả lời thật tốt, ngắn gọn và thông minh để đáp lại ngay lập tức.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)

3. Chuẩn bị một số câu hỏi ngược lại

Kết thúc cuộc phỏng vấn thường là lúc bạn phải thể hiện cho người phỏng vấn thấy bạn quan tâm đến công việc này như thế nào. Nếu bạn không có câu nào để hỏi lại, họ có thể đánh giá bạn không quan tâm đến công việc, do đó điều cần thiết là phải chuẩn bị ít nhất một câu hỏi, thậm chí hai hoặc ba càng tốt.

Các câu hỏi nên tập trung vào tính chất công việc, những người cùng nhóm với bạn và kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với bạn. Bất kỳ người quản lý tuyển dụng tử tế nào cũng sẵn lòng trả lời những điều đó.

4. Đọc lại CV và đơn xin việc của bạn

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)

Khi bạn đã được mời phỏng vấn do hồ sơ chất lượng thì người phỏng vấn có thể sẽ đặt câu hỏi về những điều trong hồ sơ. Bạn có thể nói về bất cứ điều gì trong CV hoặc đơn xin việc nếu được hỏi, bao gồm những công việc trước đây, những thành tích đáng kể và các kỹ năng cốt lõi của bạn.

5. In bản sao CV cập nhật của bạn

Hầu hết người phỏng vấn đã có thông tin chi tiết của bạn, nhưng trong trường hợp họ chưa đọc hết thì hãy mang theo một vài bản sao CV của bạn. Họ sẽ đánh giá cao tính chuyên nghiệp của bạn!

6. Lên kế hoạch di chuyển đến nơi phỏng vấn

Sự vội vàng có thể khiến bạn căng thẳng và đến muộn có thể là lý do khiến bạn bị loại khỏi cuộc phỏng vấn ngay lập tức. Hãy tìm hiểu chắc chắn bạn sẽ đến nơi phỏng vấn bằng cách nào và mất thời gian bao lâu. Tốt nhất bạn nên đến sớm một chút khi phỏng vấn xin việc phòng trường hợp có sự cố chậm trễ hoặc bạn bị lạc đường.

Nếu bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng thì hãy hãy kiểm tra lịch trình trước. Nếu bạn tự đi xe thì hãy tìm bãi đậu xe gần đó và chuẩn bị tiền lẻ để gửi xe, bị phạt đậu xe có thể làm hỏng cuộc phỏng vấn xin việc của bạn.

7. Chuẩn bị trang phục gọn gàng

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn (Ảnh: Internet)

Trang phục bạn mặc khi đi phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đưa ra ý kiến đánh giá về bạn là tốt hay xấu. Hãy chọn trang phục phù hợp và giặt ủi sẵn sàng từ ngày hôm trước, nếu không bạn sẽ phải vội vã chọn giày và quần áo không phù hợp có thể khiến bạn đến trễ.

Trang phục gọn gàng thường là lựa chọn tốt nhất đối với nơi làm việc có quy định ăn mặc giản dị, thay vì lựa chọn bộ vest có thể khiến bạn trông lạc lõng. Tuy nhiên bộ vest truyền thống và quần áo đẹp có thể cần thiết đối với các ngành nghề chuyên nghiệp như luật, kế toán và tài chính.

Tìm hiểu thông tin về công ty có thể giúp bạn lựa chọn phù hợp, nhưng nếu bạn không chắc chắn thì hãy hỏi nhà tuyển dụng trước.

8. Thư giãn và thoải mái

Hãy tập trung vào thực tế trong ngày phỏng vấn, ăn uống nhẹ trước giờ phỏng vấn khoảng một giờ hoặc 30 phút để không bị phân tâm vì bụng đói. Trong khi chờ đợi vào phòng, hãy hít thở sâu và cố gắng giữ cho đầu óc thoải mái, tích cực. Khi được gọi tên hãy bước đi với tâm thế tự tin và sẵn sàng gây ấn tượng.

Bạn càng chuẩn bị sẵn sàng và thoải mái thì càng tránh được sai lầm và đạt được kết quả tốt. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy kiểm tra lại những việc cần làm trước cuộc phỏng vấn để chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị tốt nhất có thể. Tuy nhiên phỏng vấn không phải có công thức tuyệt đối, kể cả khi bạn không trúng tuyển thì bạn vẫn có thêm kinh nghiệm và sự tự tin cho cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Đi làm thêm thời sinh viên - nên hay không?

Sinh viên là quãng thời gian đẹp đẽ trong thanh xuân của mỗi người. Thời điểm bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học - cao đẳng là lúc các cô bé cậu bé mới lớn sẽ chính thức bước những bước chân đầu tiên trên hành trình "tập trở thành người lớn" của mình. Làm thêm thời ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận