Những người cung cấp thông tin cho bài viết hầu hết là người Indonesia. Dù vậy, thông tin vẫn hữu ích với người lao động Việt Nam. Bây giờ, các bạn hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu chế độ tuyển dụng lao động tại Nhật Bản thông qua một số người Indonesia nhé!

Người Indonesia tên A cho biết trường có 20 học viên. Ở mỗi ca sáng, chiều, tối đều có mở lớp dạy tiếng Nhật tùy theo điều kiện của học viên. Có lớp học sinh được học với sách giáo khoa tiếng Nhật, cũng có lớp học sinh được luyện tập giao tiếp online với người bản xứ.

Theo người A chia sẻ, mục tiêu trước hết của trường là giúp học viên vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật ở trình độ N4, để các bạn có thể lấy được visa kỹ năng đặc định như một người lao động, đặc biệt là trong ngành điều dưỡng. Và vì kỳ thi chỉ kiểm tra hiểu biết về ngôn ngữ dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm về từ vựng, ngữ pháp, cũng như kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu, nên các kỹ năng nói và viết sẽ không được xem trọng. Chỉ trong nửa năm học, hầu hết các học viên đều đạt được trình độ N4.

Chỉ trong nửa năm học, hầu hết các học viên đều đạt được trình độ N4 (Ảnh: Internet)
Chỉ trong nửa năm học, hầu hết các học viên đều đạt được trình độ N4 (Ảnh: Internet)

Ba yếu tố quyết định sự thành công của buổi phỏng vấn tuyển dụng

Người A nhấn mạnh việc vượt qua vòng phỏng vấn tuyển dụng thông qua hình thức họp mặt video là mục tiêu cuối cùng của trường, còn việc thi đỗ N4 chỉ mang tính chất tham chiếu. Người A cũng có mặt trong buổi phỏng vấn, người này cho biết phía người tuyển dụng rất coi trọng ba yếu tố “động lực”, “ý chí” và “tinh thần”. Vì có vẻ họ ưu tiên tuyển dụng người lao động có thể đáp ứng ba tiêu chí này, dù hơi kém tiếng Nhật. Nhà tuyển dụng Nhật Bản xem trọng nhân cách hơn vì họ biết rằng người lao động nước ngoài có thể cải thiện tiếng Nhật trong chớp mắt, thông qua kinh nghiệm làm việc.

Người A cho biết thêm, những học viên xuất sắc của trường đã chia sẻ hết tâm can rằng họ muốn kiếm tiền để báo hiếu và xây nhà cho bố mẹ. Trước buổi phỏng vấn, trường sẽ hướng dẫn học viên trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng sao cho họ cảm thấy học viên có thể đáp ứng kỳ vọng của họ, kiểu như “tôi học điều dưỡng nâng cao tại Nhật và sẽ làm công việc này sau khi về nước”.

Người lao động nước ngoài có thể cải thiện tiếng Nhật trong chớp mắt, thông qua kinh nghiệm làm việc (Ảnh: Internet)
Người lao động nước ngoài có thể cải thiện tiếng Nhật trong chớp mắt, thông qua kinh nghiệm làm việc (Ảnh: Internet)

Lời khuyên hãy kiên trì trong 3 năm dù có ra sao đi chăng nữa

Người A nói với những học viên có tay nghề đặc biệt được gửi sang Nhật rằng “hãy cố gắng kiên trì cho hết 3 năm”. Nếu có thể kiên trì được đến 3 năm hoặc dài nhất là 5 năm, thì các bạn ấy có thể ở lại và sống tại Nhật.

Theo quy định của chế độ, nếu người lao động vượt qua kỳ thi kiểm tra tay nghề trong ngành điều dưỡng (có người hướng dẫn công việc) thì có khả năng họ cũng được tham gia kỳ thi tuyển chọn trợ lý điều dưỡng của Nhật Bản. Nếu người lao động vượt qua rào cản ngôn ngữ và thi đỗ kỳ thi này thì có thể làm việc vĩnh viễn tại Nhật. Từ đó, người lao động có thể sống tại Nhật và đưa gia đình mình sang ở cùng.

Tuy nhiên, người A cũng cho biết thêm, tiếng Nhật trong kỳ thi tuyển chọn trợ lý điều dưỡng quá phức tạp, khiến cho cánh cửa cơ hội đã khép lại với người lao động. Nếu họ không thể vượt qua rào cản ngôn ngữ trong 5 năm và thi trượt thì họ buộc phải về nước. Vì vậy, trong tương lai gần sẽ không có người Indonesia nào chọn ngành điều dưỡng. Người A rất muốn chính phủ Nhật xem xét vấn đề này.

Bên cạnh đó, nếu người lao động đạt kết quả tốt trong kỳ thi kiểm tra tay nghề mà bài viết đã đề cập trước đó, tùy thuộc vào các doanh nghiệp mà sẽ có nơi kéo dài thời gian hợp tác với người lao động.

Ngôi trường làng dạy tiếng Nhật ở Indonesia

Người B là chủ sở hữu, kiêm hiệu trưởng của một ngôi trường dạy tiếng Nhật. Bản thân người B đã làm việc tại một trang trại ở tỉnh Fukushima trong 3 năm. Sau khi về nước, người này đã cải tạo ngôi nhà của cha mẹ để mở trường dạy tiếng Nhật.

Người B đã cải tạo ngôi nhà của cha mẹ để mở trường dạy tiếng Nhật (Ảnh: Internet)
Người B đã cải tạo ngôi nhà của cha mẹ để mở trường dạy tiếng Nhật (Ảnh: Internet)

Hiện nay có tất cả 50 học viên. Trong số các giáo viên, ngoại trừ 4 người, tất cả đều có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản. Ca học buổi sáng bắt đầu từ 9 giờ và kết thúc lúc 12 giờ. Ca học buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ và kết thúc lúc 16 giờ. Mỗi ca đều có 25 học viên tham gia. Có hơn 20 người ở những ngôi làng cách xa trường học và cũng có người còn đang ở trọ. Gần 30 người còn lại sống trong các ngôi làng khác và di chuyển rất khó khăn bằng xe đạp. Có 1 bạn nam đã thi đỗ N4 và vượt qua vòng phỏng vấn. Sau 2 tháng, anh sẽ đến Nhật và làm việc trong một trang trại ở tỉnh Chiba.

Buổi phỏng vấn mang dấu ấn thời đại Showa

Trong buổi phỏng vấn với công ty xây dựng, có 5 người nam tóc ngắn đang ngồi thẳng thóm trên ghế trong tâm thế của người xin việc với chiếc áo sơ mi trắng và quần tây đen. Tên và mã số của các ứng viên có trong bảng tên đeo trước ngực. Khi giới thiệu bản thân, các ứng viên nói to rõ về tên tuổi, gia đình, môn học thế mạnh, kỹ năng đặc biệt… Tiếp theo, người phỏng vấn chỉ hỏi những câu đơn giản như “môn thể thao nào là thế mạnh của bạn”.

Theo người B, việc trả lời to rõ và tràn đầy năng lượng mới là yếu tố quyết định sự thành bại của buổi phỏng vấn. Học viên sau khi tốt nghiệp đến Nhật chủ yếu để làm việc và thường là trong các ngành nông nghiệp, xây dựng, điều dưỡng.

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

Xem thêm

Cùng nhìn lại những hình ảnh của Hà Nội xưa 100 năm về trước

Cùng xem lại những hình ảnh hiếm thấy được chụp ở Hà Nội vào 100 năm trước (khoảng thập niên 1920), thời điểm đó toàn bộ miền Bắc và miền Trung đều đang bị thực dân Pháp đô hộ. Những tấm hình đặc biệt này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn về thời điểm quá khứ 1 thế ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận