Công ty ONE COMPATH đã thực hiện cuộc khảo sát trên 6300 người đang sử dụng dịch vụ “Shufoo!” xoay quanh chủ đề “Tết ở Nhật Bản”. Khảo sát được thực hiện từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 12 năm 2022.

Khi được hỏi về khoản chi tiêu đắt đỏ nhất trong dịp Tết, 19% số người khảo sát nói rằng mâm cỗ osechi khiến họ hao tốn tiền bạc nhất, đứng vị trị trí số 1. Osechi cũng làm người Nhật tiêu tốn tiền nhất vào đúng thời điểm này cuối năm ngoái. Những món hải sản như trứng cá hồi muối, trứng cá trích muối, bạch tuộc, hay các nguyên liệu như trứng dùng để làm món trứng cuộn cũng tăng mạnh. Đó có thể là lý do khiến việc làm cỗ Osechi tiêu tốn nhiều tiền bạc.

Chi phí cho mâm cỗ Osechi hiện nay khá đắt đỏ (Ảnh: Internet)
Chi phí cho mâm cỗ Osechi hiện nay khá đắt đỏ (Ảnh: Internet)

Vị trí số 2 thuộc về những món quà tặng vào năm mới, chiếm 18,1%. Vị trí số 3 là chi phí đi lại để về quê, chiếm 9,9%. Vị trí số 4 là các mặt hàng giảm giá chào đón năm mới, chiếm 6,4%. Vị trí số 5 là sản phẩm thịt, chiếm 5%.

Người Nhật tự làm cỗ Osechi hay mua cỗ được chế biến sẵn?

Trong bối cảnh hiện nay, số người trả lời khảo sát rằng họ không tự chuẩn bị và cũng không mua Osechi chế biến sẵn chiếm 45,3%, tăng 3% so với năm ngoái. Có 29,8% trên tổng số người được khảo sát trả lời rằng họ sẽ làm một phần và dự định mua phần còn lại. Trong khi đó, số người dự định mua hết toàn bộ chiếm 18,5%. Tổng số người thuộc 2 nhóm này chiếm 48,3% những người trả lời khảo sát rằng họ dự định sẽ mua cỗ Osechi. Con số này giảm 3% so với năm ngoái. Có thể thấy, người Nhật có xu hướng không dùng cỗ Osechi vào dịp Tết.

Một khay đựng cỗ Osechi trong dịp Tết ở Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Một khay đựng cỗ Osechi trong dịp Tết ở Nhật Bản (Ảnh: Internet)

Việc tăng giá có ảnh hưởng đến chi tiêu của người Nhật cho dịp Tết?

Số người trả lời là “có ảnh hưởng” chiếm 57,6% và “ít ảnh hưởng” chiếm 28,2%. Tổng số người thuộc 2 nhóm này chiếm 85,8% những người trả lời khảo sát là “có ảnh hưởng”.

Cụ thể là, trong số những người tham gia khảo sát, có người chọn bỏ bớt một vài món trong mâm cỗ Osechi, hay không mua cua lông ngựa. Một trong số những người phụ nữ nói rằng, nếu lúc trước cô được uống bia thỏa thích thì bây giờ cô chuyển sang uống rượu vì nó khiến cô dễ say và cũng rẻ hơn. Một người đàn ông cho biết anh sẽ cắt giảm số lượng quà tặng vào dịp năm mới. Có người cân nhắc đến việc chọn chỗ ngồi không đặt trước trên tàu điện. Còn có người đang phân vân giữa việc có nên hay không nên về quê chồng vì sợ tốn chi phí xăng xe.

Người Nhật chi bao nhiêu tiền cho dịp Tết?

Khi được hỏi “Anh/ chị chi bao nhiêu tiền cho dịp Tết?”, có 34,2% số người tham gia khảo sát trả lời là dưới 10.000 Yên. Kế đến, 28,6% trả lời là từ 10.000 đến dưới 30.000 Yên. Cuối cùng, có 19,7% trả lời là từ 30.000 đến dưới 50.000 Yên. Kết quả khảo sát vào năm 2022 có sự khác biệt rất lớn so với năm 2021. Điều này cho thấy người Nhật có xu hướng cắt giảm ngân sách.

Việc chi tiêu trong dịp Tết ở mỗi người khác nhau, tùy vào điều kiện tài chính (Ảnh: Internet)
Việc chi tiêu trong dịp Tết ở mỗi người khác nhau, tùy vào điều kiện tài chính (Ảnh: Internet)

Người Nhật có lên kế hoạch về quê vào dịp Tết không?

Có 26,6% số người tham gia khảo sát trả lời rằng họ đã hoặc có dự định về quê nhà. Bên cạnh đó, có 27,3% trả lời rằng họ đã hoặc có dự định về quê của vợ/chồng. Số người về quê nhà trước cao điểm mùa Tết chiếm 10,5% và sau cao điểm là 11,7%. Bên cạnh đó, số người về quê của vợ/chồng trước cao điểm mùa Tết chiếm 6,4% và ngay sau thời điểm này là 10,8%. Khi được hỏi về lý do không về quê vào đúng mùa Tết, có người trả lời rằng họ tránh việc tai nạn, có người không thích đông đúc, có người ngại chi phí đi lại tăng cao.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Chào ngày mới tràn đầy năng lượng với 250 câu nói "chất hơn nước cất"

Cùng chào ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực với 250 câu nói cực hay và “chất” để bạn gửi tặng bản thân, những người thân yêu hoặc một ai đó đặc biệt nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận