Mùa thi đang đến gần, cũng là lúc các học sinh phải ôn tập, học thuộc nhanh ghi nhớ lâu để có thể đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. Vậy cách học thuộc nhanh hiệu quả chỉ trong 1 lần đọc, ghi nhớ vừa lâu vừa sâu như thế nào, cùng BlogAnChoi tìm hiểu và áp dụng ngay nhé.
- Chọn khung giờ học tập hiệu quả
- 20 cách học thuộc nhanh, ghi nhớ lâu
- 1. Sắp xếp tư duy của bạn
- 2. Nghỉ giải lao để học thuộc nhanh hơn
- 3. Sử dụng hình vẽ để học thuộc nhanh
- 4. Ghi âm giọng nói của chính mình
- 5. Nắm được vấn đề cần học
- 6. Tóm tắt nội dung cần học
- 7. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần
- 8. Sử dụng flashcard
- 9. Biến từ ngữ thành hình ảnh
- 10. Phân bố thời gian học hợp lý
- 11. Học 1 hỏi 10, học thầy không tày học bạn
- 12. Viết bài, làm bài nhiều hơn
- 13. Luyện đề
- 14. Dạy cho người khác
- 15. Hạn chế các thiết bị điện tử
- 16. Ăn uống điều độ
- 17. Đặt ra mục tiêu cụ thể
- 18. Thay đổi không gian học
Học thuộc lòng, tức là ghi nhớ bằng cách lặp lại càng nhiều lần càng tốt, không phải là mẹo học tập hiệu quả. Ghi nhớ các sự kiện một cách thô bạo sẽ không giúp bạn đạt được kết quả quan trọng nhất của việc học. Và thành thật mà nói, nó sẽ khá nhàm chán.
Việc học tập phải thật thú vị – thì bạn mới có thể kích thích não bộ của mình ghi nhớ những điều đã học được. Cùng tìm hiểu 20 cách học thuộc nhanh, ghi nhớ lâu giúp bạn thi đâu đỗ đó dưới đây nhé.
Chọn khung giờ học tập hiệu quả
4h30 – 6h: Học lý thuyết
Nhiều bạn thường rất khó khăn trong việc dậy sớm nhưng 4h30 – 6h lại là khoảng thời gian tuyệt vời để học các môn lý thuyết. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, đây là khung giờ lý tưởng nhất cho việc học, đặc biệt là học thuộc lòng. Đây là khoảng thời gian bầu không khí trong lành, không gian yên tĩnh, đầu óc thư thái sau khi trải qua một giấc ngủ hồi sức. Lúc này, cơ thể nhiều năng lượng nhất, não bộ thư thái và dễ tiếp thu thông tin nhất, việc học thuộc lòng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
7h15 – 10h sáng: Học các môn xã hội, văn học, ngôn ngữ
Các môn KHXH như Văn, Sử, Địa, GDCD cùng môn ngôn ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… thích hợp học vào khoảng thời gian từ 7h15-10h sáng. Đây là khoảng thời gian rất tốt để học các môn liên quan đến xã hội, ngôn ngữ, văn học; Các môn này đồi hỏi việc ghi nhớ các kiến thức liên quan đến sáng tạo và ít đòi hỏi tư duy logic. Ở khung giờ này, giác quan của bạn đã được đánh thức và hoạt động một cách thấu đáo. Đặc biệt là bạn cũng vừa trải qua việc ôn tập lý thuyết thì lúc này cần nhiều sáng tạo để đem lại hứng thú, say mê, kích thích cảm xúc hơn.
14h – 16h30: Học các môn tự nhiên
Các môn học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh cần tư duy logic, tính toán hơn so với các môn xã hội nên việc học vào buổi chiều là thích hợp nhất. Các môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên cần tính toán và tư duy nhiều hơn so với các môn xã hội. Do đó học những môn này vào buổi chiều là hợp lý. Đây cũng là khoảng thời gian mà bộ não của chúng ta phải hoạt động nhiều nhất.
19h45 – 23h: Luyện đề thi, các môn tính toán
Sau một ngày dài học tập và làm việc, não bộ đã khá mệt mỏi. Đừng “ép” não bộ quá mức cho phép bởi như vậy sẽ khiến tinh thần uể oải và nhanh chán, mất tập trung. Trong thời gian buổi tối, hãy học những môn yêu cầu tính toán hoặc không phải nhớ nhiều. Những môn này giúp não bộ dễ chịu hơn, tiếp thu dễ hơn. Những môn này không đòi hỏi phải tư duy quá nhiều, giúp não bộ dễ chịu hơn, cũng dễ tiếp thu thông tin hơn.
20 cách học thuộc nhanh, ghi nhớ lâu
1. Sắp xếp tư duy của bạn
Sự tiêu cực là một lý do chính khiến rất nhiều người thất bại. Chưa học đã cảm thấy chán nản, nhìn thấy sách vở đã mệt mỏi muốn ngất, cảm thấy việc học thuộc là khó khăn, vất vả… thì chắc chắn bạn không thể ghi nhớ được bất cứ điều gì. Thay vì tập trung vào nhiệm vụ trước mắt, họ hình dung ra sự căng thẳng của kỳ thi và hậu quả của sự thất bại.
Việc đầu tiên trước khi bước vào học thuộc là bạn phải thư giãn và buông bỏ hết tất cả áp lực trong đầu. Hãy nghĩ đến viễn tưởng tốt nhất khi bạn thi đạt kết quả cao, phần thưởng bạn xứng đáng được nhận hoặc niềm vui khi thi đỗ, sự thoải mái, thanh thản khi kết thúc kỳ thi tốt đẹp…
Mẹo học thuộc nhanh, ghi nhớ lâu là bạn có thể sử dụng âm nhạc kích thích não bộ, tạo sự hưng phấn, nhiệt huyết để sẵn sàng lao vào những cuốn đề cương.
2. Nghỉ giải lao để học thuộc nhanh hơn
Nhiều người buộc mình phải học thuộc hàng giờ liền, liên tục vùi đầu vào cuốn sách, học đi học lại một bài cho đến khi thuộc từng câu từng chữ.. Sự thật là chỉ sau 5 phút bạn sẽ quên 60% những gì vừa học thuộc làu làu. Bạn không thể mong đợi thành công bằng cách học bạt mạng như vậy.
Cách học thuộc nhanh, ghi nhớ lâu và hiệu quả nhất là bạn cần lên lịch học tập – nghỉ ngơi thông minh, khoa học. Hãy đặt ra deadline cho bản thân, ví dụ như học thuộc 1 bài thì nghỉ giải lao 5 phút, giải xong 1 đề thì đứng dậy tập thể dục, tưới cây, tập thở, tập thiền…vv. Đặc biệt bạn nên uống nhiều nước, bởi vì nước sẽ cung cấp oxi lên não, giúp khả năng ghi nhớ của bạn tốt hơn.
3. Sử dụng hình vẽ để học thuộc nhanh
Cấu tạo não con người gồm 2 bán cầu não trái và não phải. Nếu bán cầu não trái có chức năng về ngôn ngữ, logic, tính toán thì bán cầu não phải lại bị kích thích bởi màu sắc, hình vẽ, âm thanh… Để học thuộc nhanh, ghi nhớ lâu thì bạn cần kết hợp cả 2 bán cầu não này bằng cách vừa học vừa vẽ.
Phương pháp thông dụng nhất là sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng dàn ý chính cho bài học của bạn. Với cách làm này, khi cần nhớ lại kiến thức, não bạn sẽ ngay lập tức hiện ra những hình ảnh, màu sắc một cách nhanh chóng và rõ ràng hơn so với những con chữ đen trắng chằng chịt.
Ngoài sơ đồ tư duy, bạn còn có thể sử dụng hình minh họa cho các thông tin trong bài. Ví dụ khi học thuộc bài lịch sử, bạn có thể vẽ những chiếc máy bay, súng máy hay vẽ sơ đồ một cuộc chiến tranh. Hoặc bạn có thể vẽ các biểu đồ, đồ thị để tượng trưng cho số liệu, thông tin cần ghi nhớ, sẽ giúp việc học thuộc nhanh, dễ dàng hơn rất nhiều.
4. Ghi âm giọng nói của chính mình
Khi muốn học thuộc nhanh, có một phương pháp học thụ động rất thú vị mà bạn có thể áp dụng. Đó chính là ghi âm giọng nói của chính mình khi đọc bài ôn tập vào điện thọai, sau đó trong lúc làm những công việc khác như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… bạn có thể mở bản ghi âm lên để nghe lại.
Khi nghe giọng chính mình qua bản ghi âm, bạn sẽ cảm thấy có sự khác lạ và thích thú hơn so với việc cứ đọc ra rả ra rả như học vẹt đến khô cổ họng trong mấy tiếng đồng hồ. Với cách học thuộc nhanh này, bạn vừa tiết kiệm công sức và thời gian, vừa tiện cho việc ôn tập lại nội dung bài học.
5. Nắm được vấn đề cần học
Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn chỉ học như một con vẹt và không hiểu vấn đề mình đang học là gì thì suốt ngày bạn cũng chỉ cứ ê a “Bò là loài động vật nhai lại”. Muốn học thuộc nhanh thì đầu tiên phải hiểu vấn đề mình cần học là gì, nắm rõ, hiểu đúng bản chất của câu hỏi. Từ đó bạn sẽ biết mình cần những thông tin, kiến thức gì để trả lời câu hỏi đó.
6. Tóm tắt nội dung cần học
Trước khi học thuộc một đề cương dài mấy trang giấy, hãy đọc soát một lượt nội dung cần học từ trên xuống dưới, gạch chân dưới những khóa quan trọng nhất để nắm được cơ bản nội dung chính bạn cần học là gì.
Muốn hiệu quả hơn, bạn hãy tóm tắt các nội dung chính một cách ngắn gọn, tổng hợp các số liệu, thông tin cụ thể có trong bài, chú thích các thông tin cần ghi nhớ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy tốn thời gian, nhưng bù lại, bạn sẽ có khả năng ghi nhớ được bài học trong một thời gian dài mà không phải mất công ngồi đọc lại từ đầu. Nắm được nội dung bài học, tóm tắt được ý chính là một lợi thế rất lớn giúp bạn khắc sâu kiến thức, lưu trữ lâu dài trong não bộ.
7. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần
Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não các bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não dung nạp tốt những nỗ lực của các em.
Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận. Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn sẽ không thể tiếp thu nếu như cảm thấy mệt, căng thẳng và bị mât tập trung
8. Sử dụng flashcard
Flashcard (thẻ ghi nhớ) là cách học chủ động hồi tưởng, rèn luyện hỗ trợ ghi nhớ… Nghiên cứu của đại học Washington, cách này cải thiện 50% khả năng ghi nhớ. Flashcard phát huy tác dụng trong việc học từ mới tiếng anh, tên chất hoá học, học ngày tháng năm lịch sử…
Các bạn chỉ cần cắt một tờ giấy thành nhiều phần nhỏ sao cho vừa tay rồi viết một câu hỏi ở mặt trước thẻ và một câu trả lời phía sau. Người học có thể đem flashcard theo bên mình và sử dụng mọi lúc mọi nơi.
9. Biến từ ngữ thành hình ảnh
Não bộ chúng ta mã hóa trí nhớ hình ảnh tốt hơn chữ viết nhiều lần. Việc liên kết từ ngữ với hình ảnh giúp ta nhớ dễ dàng. Đặc biệt, với các môn xã hội như văn, sử… việc đọc và tưởng tượng hình ảnh trong não bộ sẽ nhanh chóng ghi nhớ thông tin.
10. Phân bố thời gian học hợp lý
Phân bố thời gian học hợp lý chính là chìa khóa thành công trong giai đoạn nước rút này. Các sĩ tử thường mắc sai lầm là học ngày học đêm nhồi nhét kiến thức với mong muốn sẽ có hiệu quả nhưng thật chất, lượng kiến thức trong suốt cả năm học khó lòng mà có thể nhồi nhét vào trong vài ngày được. Vì vậy, các bạn cần phân bố lượng thời gian học bài hợp lý để học đến đâu nắm chắc đến đó. Sau đây là khung giờ vàng giúp các bạn học tập tốt hơn:
- 4 giờ 30 – 6 giờ sáng: học lý thuyết rất dễ nhớ
- 7 giờ 15 – 10 giờ: học các môn liên quan đến xã hội, văn học, ngôn ngữ rất tốt
- 14 giờ – 16 giờ 30: là khoảng thời gian học tốt các môn tự nhiên yêu cầu suy nghĩ, tính toán log
- 19 giờ 45 – 22 giờ 30: học những môn yêu cầu phải tính toán nhưng không phải nhớ nhiều sẽ giúp ta tỉnh táo hơn là những môn học thuộc lòng và kiến thức rắc rối
11. Học 1 hỏi 10, học thầy không tày học bạn
Thay vì thụ động học thuộc các dòng chữ khô khan trên sách vở, bạn hãy tích cực đặt câu hỏi cho thầy cô giáo hoặc bạn bè xung quanh. Mỗi người sẽ có cách giải thích cùng một vấn đề theo cách khác nhau, giúp bạn có nhiều góc nhìn đa dạng và hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.
12. Viết bài, làm bài nhiều hơn
Phương pháp học thuộc nhanh này có thể khiến bạn khá mỏi tay, nhưng sẽ đỡ mỏi não hơn. Học luôn phải đi đôi với hành, bạn không thể chỉ đọc ra rả như loa phát thanh, từ ngữ thoát ra khỏi miệng là cũng bay ra khỏi não luôn.
Tốt hơn, bạn vừa học vừa ghi lại các nội dung mình vừa học ra giấy, sau đó áp dụng vào việc làm bài, giải đề, sẽ giúp khắc sâu kiến thức hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc làm bài tập sẽ giúp bạn tập tính cẩn thận với những lỗi sai nhỏ, tăng khả năng nhớ và mở rộng được vốn kiến thức còn thiếu. Bài tập có thể được giải theo nhiều hình thức giúp bạn thích thú hơn và dễ tổng hợp lại kiến thức còn thiếu
13. Luyện đề
Nếu bạn đã nắm vững lượng kiến thức thì hãy bắt tay vào giải đề thi của những năm trước đi nè. Đây là bước làm vô cùng quan trọng sau khi bạn đã bổ sung những chỗ còn thiếu sót thì đây là lúc bạn sẽ biết được mình có thể có được bao nhiêu điểm cơ bản và cần phải luyện tập nhiều hơn ở các phần nào. Các bài thi là một dạng tổng hợp kiến thức cẩn thận nhất, mỗi ngày hãy luyện ít nhất một đề trong khoảng thời gian nhất định. Hãy tập trung hết mình vào một bài làm đó như tập cho mình sự bình tĩnh giải quyết vấn đề, không bị áp lực, nao núng trong giờ thi.
14. Dạy cho người khác
Để thực sự ghi nhớ những sự thật bạn đang đọc vào tâm trí, hãy dạy chúng cho người khác.
Bằng cách giảng dạy bài cho người khác, bạn buộc phải tóm tắt, cô đọng, điều tra, rút ra kết luận – thúc đẩy sự hiểu biết cá nhân sâu sắc hơn. Điều này rất tốt cho việc tập trung vào phân tích, so với chương trình dự bị đại học thường thiên về thực tế hơn.
Sử dụng Kỹ thuật Feynman, tức là giải thích các khái niệm bằng thuật ngữ đơn giản nhất có thể cho bất kỳ ai lắng nghe bạn, có thể là bạn cùng lớp hoặc thậm chí anh em trong nhà hoặc con búp bê của bạn.
15. Hạn chế các thiết bị điện tử
Đây là việc làm tất yếu trong việc học bài mà vô số các bạn học sinh thường mắc phải và thường hỏi tại sao mình không thể tập trung học. Bởi vì có quá nhiều việc đang chi phối bạn, chỉ cần một tiếng bip của tin nhắn, thông báo là bạn sẽ bỏ dở chuyện đang làm và tập trung vào hàng giờ không chán. Thế nên, nếu muốn việc học có hiệu quả bạn hãy tắt ngay các thiết bị mạng và tập trung cao độ trong một khoảng thời gian nhất định để học tập có hiệu quả nhất. Đừng mải lê thê với đám bạn suốt cả ngày dài và chán chường, đi ngủ bỏ dở mọi thứ nhé!
16. Ăn uống điều độ
Trong mùa thi các bạn thường ôn thi quá mức đến nỗi mất ăn mất ngủ, nhưng từ hôm nay hãy từ bỏ nó nhé, vì điều đó sẽ làm hại đến sức khỏe của bạn và nếu không may bạn bị bệnh lại mất thêm nhiều thời gian dưỡng bệnh tức là bạn đã tự hủy đi khoảng thời gian đáng giá đó. Sau đây là một vài gợi ý món ăn giúp bạn học tập tốt hơn:
- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút…): chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétylcholine là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.
- Ðậu nành: chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine.
- Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glulamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra, được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.
- Cà chua, cà rốt: chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp… Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.
- Các loại rau quả giàu vitamin C: như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền… giúp cơ thể giảm mệt mỏi. Các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp…) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt.
- Thuốc bổ đa sinh tố – khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.
17. Đặt ra mục tiêu cụ thể
Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. – Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu luyện thi đại học của mình:
- Bạn định thi đỗ trường nào?
- Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
- Bạn thực sự muốn chiến thắng?
Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.
18. Thay đổi không gian học
Đối với những môn học thuộc, một không gian học thoải mái, tập trung, không có người ra vào, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ đóng một vai trò rất quan trọng. Để học bài nhanh thuộc bạn cần có sự tập trung cao độ, vừa nắm được nội dung chính toàn bài, vừa nhẩm bài, vừa ghi chép, vừa khắc sâu những kiến thức quan trọng.
Ngoài ra, việc nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, để âm lượng vừa phải trong khi học cũng giúp ích rất nhiều tới tiến độ học tập của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng áp dụng được cách này đâu nhé, một số người nghe nhạc trong lúc học sẽ làm gián đoạn tới quá trình thu nạp kiến thức nên cách này sẽ không có ích. Ngược lại, bạn có thể sử dụng cách này để thư giãn đầu óc trong lúc nghỉ ngơi nhé.
Một số thông tin khác có thể bạn quan tâm:
- Những công cụ hữu ích giúp bạn học tập và làm việc dễ dàng hơn
- TOP 10 các ngành Đại Học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất trong 5 năm tới
- Những kĩ năng bạn cần trau dồi khi lên đại học giúp phát triển bản thân
- Lộ trình học tiếng Anh hiệu quả cho người mất gốc từ a-z