Trong bài viết này BlogAnChoi sẽ tổng hợp lại các loại chiến dịch marketing phổ biến cũng như cách các nhãn hàng lớn đã áp dụng để đạt được thành công.

Tăng nhận diện thương hiệu (Brand awareness campaign)

Đúng như tên gọi, một chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu chỉ có một mục đích đó là: quảng cáo về bạn là ai và bạn làm gì. Tuy nhiên, mục tiêu của loại chiến dịch này không chỉ đơn thuần là tăng nhận diện thương hiệu hoặc logo thương hiệu. Thay vào đó, nó nên truyền đạt, thông báo với khách hàng những gì doanh nghiệp của bạn làm và điều gì khiến thương hiệu bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Nếu chiến dịch của bạn tiếp cận thành công khách hàng thì lần tiếp theo khi những người đó tiếp xúc với thương hiệu của bạn, họ sẽ không chỉ biết bạn bán gì mà còn biết bạn nói về điều gì.

Đúng như tên gọi, một chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu chỉ có một mục đích đó là: quảng cáo về bạn là ai và bạn làm gì (Ảnh: Internet)
Đúng như tên gọi, một chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu chỉ có một mục đích đó là: quảng cáo về bạn là ai và bạn làm gì (Ảnh: Internet)

Tái cấu trúc thương hiệu (Rebranding campaign)

Các công ty thành công nhất luôn tìm cách hồi sinh sản phẩm của họ và duy trì sự phù hợp với nhu cầu thị trường để không bị đào thải. Và đó cũng là mục đích của các chiến dịch đổi mới hay tái cấu trúc thương hiệu.

Cụ thể, tái cấu trúc thường hiệu thường được các doanh nghiệp áp dụng mà giá trị thương hiệu có dấu hiệu chững lại hoặc họ muốn đổi mới chiến lược kinh doanh. Khi đó, thương hiệu sẽ khởi chạy lại các sản phẩm được nhiều khách hàng yêu thích hoặc giới thiệu bộ giá trị mới của công ty tới khách hàng.

Cụ thể, tái cấu trúc thường hiệu thường được các doanh nghiệp áp dụng mà giá trị thương hiệu có dấu hiệu chững lại hoặc họ muốn đổi mới chiến lược kinh doanh (Ảnh: Internet)
Cụ thể, tái cấu trúc thường hiệu thường được các doanh nghiệp áp dụng mà giá trị thương hiệu có dấu hiệu chững lại hoặc họ muốn đổi mới chiến lược kinh doanh (Ảnh: Internet)

Dù bằng cách nào, việc khởi chạy một chiến dịch đổi thương hiệu được coi là một trong những chiến lược marketing khó khăn nhất với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi nó không chỉ đơn thuần là thay đổi phông chữ, logo hay bộ nhận diện thương hiệu,… Thay vào đó, các công ty cần nỗ lực hết mình để hiện đại hóa một sản phẩm/dịch vụ hoặc chứng mình cho khách hàng thấy rằng bạn đang dần hướng tới những giá trị đặc biệt hơn để phục vụ nhu cầu của họ.

Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (Search engine marketing campaign)

Khi khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhắm mục tiêu vào họ thông qua chiến lược tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM). Ý tưởng cho loại chiến dịch marketing rất đơn giản. Cụ thể, khi khách hàng tìm kiếm một cụm từ hoặc đặt câu hỏi trên các công cụ tìm kiếm, bạn hoàn toàn có thể tiếp thị trực tiếp cho họ bằng các quảng cáo trả tiền hiển trong các kết quả tìm kiếm.

Thực tế là hầu hết khách truy cập mới tìm thấy các trang web đều thông qua công cụ tìm kiếm. Do đó, việc khởi chạy các chiến dịch tiếp thị với công cụ tìm kiếm là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng truy cập website của bạn. Chẳng hạn như Upwork – một nền tảng trực tuyến nổi tiếng kết nối các doanh nghiệp với nguồn nhân lực làm việc tự do (freelancers) cũng sử dụng chiến lược này. Cụ thể, họ đã sử dụng quảng cáo trả tiền và nhắm mục tiêu đến các cụm từ tìm kiếm cụ thể liên quan đến từ khóa “freelancers” để nhận được nhiều lượt nhấp chuột.

Upwork đã sử dụng quảng cáo trả tiền và nhắm mục tiêu đến các cụm từ tìm kiếm cụ thể liên quan đến từ khóa “freelancers” để nhận được nhiều lượt nhấp chuột (Ảnh: Internet)
Upwork đã sử dụng quảng cáo trả tiền và nhắm mục tiêu đến các cụm từ tìm kiếm cụ thể liên quan đến từ khóa “freelancers” để nhận được nhiều lượt nhấp chuột (Ảnh: Internet)

Tiếp thị mạng xã hội (Social media marketing campaign)

Không cần phải tranh cãi, rõ ràng, social media là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả với khách hàng ngày nay. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter, LinkedIn,… hoặc kết hợp chúng cho các chiến dịch tiếp thị của mình. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng loại chiến dịch tiếp thị này, bạn sẽ phải quyết định nội dung định xuất bản. Bạn muốn xây dựng nội dung một cách tự nhiên, không mất phí hay sử dụng quảng cáo trả phí hoặc kết hợp cả hai. Các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều mục tiêu khác nhau. Chúng có thể giúp bạn xây dựng nhận diện thương hiệu, nhắm mục tiêu lại những khách đã truy cập và thoát thoát khỏi website của bạn nhanh chóng,…

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sách trên sàn thương mại điện tử Tiki tại TP.HCM

Nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định mua sách trên sàn thương mại điện tử Tiki tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố: Niềm tin về hình ảnh thương hiệu; Tiện lợi; Đánh giá của khách hàng; Rủi ro ảnh hưởng đến quyết định mua sách. Trong đó, yếu ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận